SBT Khoa học tự nhiên 7 trang 28 Kết nối tri thức

548

Với Giải SBT Khoa học tự nhiên 7 trang 28 trong Bài 7: Hoá trị và công thức hoá học Sách bài tập KHTN lớp 7 Tập 1 Kết nối tri thức hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập trong SBT KHTN 7 trang 28.

GIẢI SBT Khoa học tự nhiên 7 trang 28 Tập 1

Bài 7.12 trang 28 sách bài tập KHTN 7Chọn câu trả lời đúng:

A. Hợp chất ammonia có công thức hóa học là NH4.

B. Hợp chất carbon monoxide có công thức hóa học là CO2.

C. Hợp chất iron(III) oxide có công thức hóa học là Fe3O2.

D. Hợp chất zinc oxide có công thức hóa học là ZnO.

Lời giải:

Đáp án đúng là: D

A sai vì ammonia: NH3.

B sai vì carbon monoxide: CO.

C sai vì iron(III) oxide: Fe2O3.

Bài 7.13 trang 28 sách bài tập KHTN 7Cho biết công thức hóa học của hợp chất được tạo bởi hai nguyên tố X và O (oxygen); Y và H (hydrogen) lần lượt là XO và YH3.

Hãy lập công thức hóa học của hợp chất giữa X với Y, biết X và Y có hóa trị bằng hóa trị của chúng trong các chất XO và YH3.

Lời giải:

Vì công thức hóa học của hợp chất tạo bởi X và O là XO nên X có hóa trị II. Hợp chất của Y với H là YH3 nên Y có hóa trị III.

Gọi công thức hóa học của hợp chất giữa X và Y là: XaYb.

Áp dụng quy tắc hóa trị: a.II = b.III

Chuyển về tỉ lệ: ab=IIIII=32

Chọn a = 3, b = 2, công thức hóa học của hợp chất giữa X và Y là: X3Y2.

Bài 7.14 trang 28 sách bài tập KHTN 7Lập công thức hóa học và tính khối lượng phân tử của hợp chất được tạo thành bởi:

a) K và Cl, Ba và Cl, Al và Cl.

b) K và nhóm SO4, Ba và nhóm SO4, Al và nhóm SO4.

(Biết khối lượng nguyên tử của K = 39; Cl = 35,5; Ba = 137; Al = 27; S = 32; O = 16).

Lời giải:

Cách nhầm nhanh công thức hóa học khi biết hóa trị:

Giả sử ta có hợp chất AaxBby được tạo bởi hai nguyên tố (hoặc nhóm nguyên tố) gồm X (có hóa trị a) và Y (có hóa trị b).

Cách nhầm nhanh: x = b; y = a. Chọn cặp x : y nhỏ nhất.

a) Công thức hóa học KCl.

Khối lượng phân tử: 39 + 35,5 = 74,5 (amu).

Công thức hóa học BaCl2.

Khối lượng phân tử: 137 + 35,5.2 = 208 (amu).

Công thức hóa học AlCl3.

Khối lượng phân tử: 27 + 35,5.3 = 133,5 (amu).

b) Công thức hóa học K2SO4.

Khối lượng phân tử: 39.2 + 32 + 16.4 = 174 (amu).

Công thức hóa học BaSO4.

Khối lượng phân tử: 137 + 32 + 16.4 = 233 (amu).

Công thức hóa học: Al2(SO4)3.

Khối lượng phân tử: 27.2 + (32 + 16.4).3 = 342 (amu).

Bài 7.15 trang 28 sách bài tập KHTN 7Xác định thành phần phần trăm của các nguyên tố trong các hợp chất sau:

a) Si và O trong hợp chất SiO2 (là thành phần chính của thủy tinh).

b) Na và Cl trong hợp chất NaCl (muối ăn).

(Biết khối lượng nguyên tử của Si = 28; O = 16; Na = 23; Cl = 35,5).

Lời giải:

a) Khối lượng phân tử của SiO2 là: 28 + 16.2 = 60 (amu).

Phần trăm khối lượng các nguyên tố trong hợp chất:

%Si=2860.100%=46,67%;%O=100%46,67%=53,33%.

b) Khối lượng phân tử NaCl là: 23 + 35,5 = 58,5 (amu).

Phần trăm khối lượng các nguyên tố trong hợp chất:

%Na=2358,5.100%=39,31%;%Cl=100%39,31%=60,69%.

Bài 7.16 trang 28 sách bài tập KHTN 7: Tỉ lệ khối lượng giữa hai nguyên tố carbon và hydrogen trong hợp chất methane luôn không đổi là 3 : 1. Hãy lập công thức hóa học của khí methane, biết khối lượng nguyên tử của C = 12; H = 1.

Lời giải:

Gọi công thức hóa học của khí methane là CxHy, ta có:

mCmH=12.x1.y=31xy=14

Vậy công thức hóa học của khí methane là: CH4.

Bài 7.17 trang 28 sách bài tập KHTN 7Nguyên tử của các nguyên tố X, Y và Z lần lượt có 8, 17 và 11 electron. Nguyên tử neon và argon lần lượt có 10 và 18 electron.

a) Xác định công thức hóa học của các hợp chất được tạo thành từ nguyên tử của các nguyên tố sau:

(i) X và Z. (ii) Y và Z. (iii) X với X.

b) Kiểu liên kết hóa học giữa các nguyên tử trong các hợp chất trên là liên kết gì?

c) Dự đoán hai tính chất của hợp chất được tạo thành trong trường hợp a(i) và a(ii).

Lời giải:

a) Nguyên tố X có Z = 8, thuộc nhóm VIA, là phi kim; nguyên tố Y có Z = 17, thuộc nhóm VIIA, là phi kim; nguyên tố Z có Z = 11, thuộc nhóm IA là kim loại. Công thức hóa học của các hợp chất tạo thành từ nguyên tử các nguyên tố:

(i) X và Z:

X thiếu 2 electron so với khí hiếm Ne; Z hơn 1 electron so với khí hiếm Ne. Do đó 2 nguyên tử Z nhường 2 electron cho 1 nguyên tử X. Công thức hóa học là Z2X (quy ước viết kim loại trước phi kim).

(ii) Y và Z:

Y thiếu 1 electron so với khí hiếm Ar; Z thừa 1 electron so với khí hiếm Ne. Do đó 1 nguyên tử Z nhường 1 electron cho nguyên tử Y. Công thức hóa học là ZY.

(iii) X với X: Đơn chất giữa hai nguyên tử X có công thức hóa học là X2.

b) Kiểu liên kết hóa học giữa các nguyên tử trong Z2X: liên kết ion; ZY: liên kết ion; trong X2: liên kết cộng hóa trị.

c) Hai tính chất của các hợp chất ion ZX2 và ZY: là chất rắn, tan trong nước, có nhiệt độ nóng chảy cao.

Xem thêm lời giải vở bài tập KHTN lớp 7 Kết nối tri thức với cuộc sống hay, chi tiết khác:

SBT Khoa học tự nhiên 7 trang 26

SBT Khoa học tự nhiên 7 trang 27

Từ khóa :
Giải bài tập
Đánh giá

0

0 đánh giá