TOP 10 đề thi Giữa Học kì 2 Địa lí 11 (Chân trời sáng tạo 2024) có đáp án

Toptailieu.vn biên soạn và giới thiệu TOP 10 đề thi Giữa Học kì 2 Địa lí 11 (Chân trời sáng tạo 2024) có đáp án và hướng dẫn giải chi tiết, bám sát chương trình giáo dục phổ thông mới giúp học sinh làm quen với các dạng đề, ôn luyện để đạt kết quả cao trong bài thi Địa lí 11 Giữa Học kì 2 . Mời các bạn cùng đón xem: 

Chỉ từ 50k mua trọn bộ Đề thi Giữa Học kì 2 Địa lí 11 Chân trời sáng tạo bản word có lời giải chi tiết:

B1: Gửi phí vào tài khoản 0711000255837 - NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR)

B2: Nhắn tin tới zalo Vietjack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu.

Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu

TOP 10 đề thi Giữa Học kì 2 Địa lí 11 (Chân trời sáng tạo 2024) có đáp án

Đề thi giữa kì 2 Địa lí 11 Chân trời sáng tạo có đáp án - Đề 1

MA TRẬN

Bài

NB

TH

VD

VDC

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

Bài 17. Vị trị địa lí, điều kiện tự nhiên, dân cư và xã hội Hoa Kỳ

2

 

1

 

1

     

Bài 18. Kinh tế Hoa Kỳ

2

 

2

   

1

1

 

Bài 19. Vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên, dân cư và xã hội Liên bang Nga

2

 

2

 

1

     

Bài 20. Kinh tế Liên bang Nga

2

 

2

 

1

     

Bài 22. Vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên, dân cư và xã hội Nhật Bản

2

 

1

 

1

   

1

Bài 23. Kinh tế Nhật Bản

2

 

2

     

1

 

TỔNG

12

 

10

 

4

1

2

1

Sở Giáo dục và Đào tạo ...

Đề thi Giữa kì 2 - Chân trời sáng tạo

Năm học 2023 - 2024

Môn: Địa Lí lớp 11

Thời gian làm bài: phút

(Đề số 1)

I. TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Kiểu khí hậu phổ biến ở vùng phía Đông và vùng Trung tâm Hoa Kì là

A. cận nhiệt đới và ôn đới hải dương.

B. hoang mạc và ôn đới lục địa.

C. ôn đới lục địa và hàn đới.

D. cận nhiệt đới và cận xích đạo.

Câu 2: Hoạt động điện lực nào sau đây ở Hoa Kì không sử dụng nguồn năng lượng sạch, tái tạo?

A. Điện mặt trời.

B. Nhiệt điện.

C. Điện gió.

D. Điện địa nhiệt.

Câu 3: Từ lâu, Liên bang Nga đã được coi là cường quốc về

A. công nghiệp may.

B. khai thác dầu khí.

C. hàng không vũ trụ.

D. công nghiệp cơ khí.

Câu 4: Cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp của Hoa Kì thay đổi theo hướng

A. giảm ngành hiện đại, tăng ngành truyền thống.

B. giảm ngành truyền thống, tăng ngành hiện đại.

C. tăng ngành khai thác, tăng ngành chế biến.

D. giảm ngành chế biến, tăng ngành khai thác.

Câu 5: Lãnh thổ Liên bang Nga có các vùng kinh tế quan trọng là

A. vùng tây Xi-bia, Trung ương, Bắc Cáp-ca, vùng tây bắc.

B. vùng Bắc Cáp-ca, vùng Ca-li-nin-grát, vùng đông Xi-bia.

C. vùng Von-ga, phía bắc, phía tây bắc, phía tây Xi-bia.

D. vùng Trung ương, Trung tâm đất đen, U-ran, Viễn Đông.

Câu 6: Các trung tâm công nghiệp rất lớn của Nhật Bản tập trung nhiều nhất ở đảo nào sau đây?

A. Hôn-su.

B. Hô-cai-đô.

C. Kiu-xiu.

D. Xi-cô-cư.

Câu 7: Quan hệ Việt Nam - Liên bang Nga đã chính thức được thiết lập vào năm nào sau đây?

A. 1950.

B. 1945.

C. 1965.

D. 1995.

Câu 8: Năm 2020, Liên bang Nga có quy mô GDP khoảng

A. 1,0 nghìn tỉ USD.

B. 1,5 nghìn tỉ USD.

C. 2,5 nghìn tỉ USD.

D. 2,0 nghìn tỉ USD.

Câu 9: Các vật nuôi chính của Nhật Bản được nuôi theo hình thức chủ yếu nào sau đây?

A. Hộ gia đình.

B. Trang trại.

C. Du mục.

D. Quảng canh.

Câu 10: Tài nguyên khoáng sản của Liên bang Nga thuận lợi để phát triển những ngành công nghiệp nào sau đây?

A. Năng lượng, luyện kim, hóa chất.

B. Năng lượng, luyện kim, xây dựng.

C. Năng lượng, luyện kim, dệt may.

D. Năng lượng, luyện kim, cơ khí.

Câu 11: Đặc điểm khí hậu phía nam của Nhật Bản là

A. có nhiều tuyết về mùa đông.

B. mùa hạ nóng, mưa to và bão.

C. mùa đông kéo dài, lạnh.

D. nhiệt độ thấp và ít mưa.

Câu 12: Lãnh thổ Liên bang Nga gồm có

A. phần lớn đồng bằng Đông Âu và toàn bộ phần Bắc Á.

B. toàn bộ phần Bắc Á và phần lớn lãnh thổ của Đông Á.

C. toàn bộ phần Bắc Á và một phần lãnh thổ ở Trung Á.

D. toàn bộ đồng bằng Đông Âu và một phần Tây Nam Á.

Câu 13: Liên bang Nga giáp với các đại dương nào sau đây?

A. Bắc Băng Dương và Thái Bình Dương.

B. Thái Bình Dương và Nam Đại Dương.

C. Bắc Băng Dương và Đại Tây Dương.

D. Đại Tây Dương và Thái Bình Dương.

Câu 14: Cây trồng chính của Nhật Bản là

A. lúa mì.

B. cà phê.

C. lúa gạo.

D. cao su.

Câu 15: Ngành công nghiệp chiếm 40% giá trị hàng công nghiệp xuất khẩu của Nhật Bản là

A. công nghiệp chế tạo.

B. chế biến thực phẩm.

C. dệt may - da giày.

D. sản xuất điện tử.

Câu 16: Phát biểu nào sau đây không đúng về đồng bằng của Nhật Bản?

A. Chủ yếu là châu thổ.

B. Có đất từ tro núi lửa.

C. Nằm ở chân núi.

D. Diện tích nhỏ hẹp.

Câu 17: Than đá và quặng sắt có trữ lượng rất lớn của Hoa Kì tập trung chủ yếu ở nơi nào sau đây?

A. Vùng Trung tâm và A-la-xca.

B. Vùng phía Đông và vùng Trung tâm.

C. Vùng phía Đông và Ha-oai.

D. Vùng phía Tây và vùng Trung tâm.

Câu 18: Nhật Bản không phải là nước có

A. nhiều quặng đồng, dầu mỏ.

B. địa hình chủ yếu là đồi núi.

C. nhiều sông ngòi ngắn, dốc.

D. đồng bằng ven biển nhỏ hẹp.

Câu 19: Đặc điểm nào sau đây không đặc trưng cho nền kinh tế Hoa Kì?

A. Phụ thuộc vào xuất, nhập khẩu.

B. Có tính chuyên môn hoá cao. 

C. Nền kinh tế có quy mô lớn.

D. Có nền kinh tế thị trường.

Câu 20: Dãy núi nào sau đây làm ranh giới tự nhiên giữa 2 châu lục Á-Âu trên lãnh thổ Liên bang Nga?

A. Cáp-ca.

B. Hi-ma-lay-a.

C. A-pa-lat.

D. U-ran.

Câu 21: Phát biểu nào sau đây không đúng với ngoại thương của Hoa Kì?

A. Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu lớn.

B. Giá trị nhập siêu ngày càng tăng.

C. Chiếm tỉ trọng lớn trong GDP.

D. Là một nước xuất siêu rất lớn.

Câu 22: Đại bộ phận lãnh thổ nước Liên bang Nga nằm trong vành đai khí hậu nào sau đây?

A. Cận cực.

B. Cận nhiệt.

C. Nhiệt đới.

D. Ôn đới.

Câu 23: Chiều dài của đường Xích đạo được ví xấp xỉ với chiều dài

A. đường biên giới của Liên bang Nga.

B. chiều dài các sông ở Liên bang Nga.

C. đường bờ biển của Liên bang Nga.

D. biên giới Liên bang Nga với châu Á.

Câu 24: Các ngành công nghiệp nào sau đây có điều kiện tài nguyên thuận lợi để phát triển ở phần lãnh thổ phía Tây của nước Nga?

A. Chế biến gỗ, khai thác, chế tạo máy, hóa chất.

B. Chế biến gỗ, khai thác, năng lượng, luyện kim.

C. Chế biến gỗ, khai thác, luyện kim, dệt, hóa chất.

D. Chế biến gỗ, khai thác, thực phẩm, hóa chất.

Câu 25: Khí hậu hoang mạc và bán hoang mạc ở Hoa Kì tập trung chủ yếu ở nơi nào sau đây?

A. Các bồn địa và cao nguyên ở vùng phía Tây.

B. Khu vực giữa dãy A-pa-lat và dãy Rốc-ki.

C. Các đồng bằng nhỏ ven Thái Bình Dương.

D. Vùng đồi núi thuộc bán đảo A-la-xca.

Câu 26: Ngành công nghiệp truyền thống của Liên bang Nga là

A. luyện kim.

B. đóng tàu.

C. thực phẩm.

D. điện lực.

Câu 27: Phát biểu nào sau đây không đúng với dân cư Nhật Bản?

A. Nhiều dân tộc cư trú.

B. Là quốc gia đông dân.

C. Đứng thứ 11 thế giới.

D. Gia tăng dân số thấp.

Câu 28: Dạng địa hình nào sau đây chiếm phần lớn diện tích tự nhiên của Nhật Bản?

A. Núi lửa.

B. Đồi núi.

C. Bình nguyên.

D. Đồng bằng.

II. TỰ LUẬN

Câu 1 (2,0 điểm). Cho bảng số liệu:

CƠ CẤU GDP CỦA HOA KỲ GIAI ĐOẠN 2000 - 2020 (Đơn vị: %)

Năm

GDP

2000

2010

2019

2020

Nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản

1,2

1,0

0,9

1,1

Công nghiệp, xây dựng

22,5

19,3

18,2

18,4

Dịch vụ

72,8

76,3

77,3

80,1

Thuế sản phẩm trả trợ cấp sản phẩm

3,5

3,4

3,6

0,4

Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện sự chuyển dịch cơ cấu GDP của Hoa Kỳ giai đoạn 2000 – 2020 và nhận xét.

Câu 2 (2,0 điểm). Trình bày đặc điểm tự nhiên của đất và khí hậu của Nhật Bản. Cho biết đất và khí hậu ảnh hưởng như thế nào đến việc phát triển kinh tế xã hội của Nhật Bản?

----------- HẾT ----------

BẢNG ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI

I. TRẮC NGHIỆM

1-B

2-B

3-C

4-B

5-D

6-A

7-A

8-B

9-B

10-A

11-B

12-A

13-A

14-C

15-A

16-A

17-B

18-A

19-A

20-D

21-D

22-D

23-A

24-B

25-B

26-B

27-A

28-B

   

 

II. TỰ LUẬN

Câu 1

* Vẽ biểu đồ (1,0 điểm)

Bộ 10 đề thi giữa kì 2 Địa lí 11 Chân trời sáng tạo có đáp án năm 2024 (ảnh 1)

CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU GDP CỦA HOA KỲ GIAI ĐOẠN 2000 - 2020

Lưu ý: Đầy đủ các yếu tố, thiếu 1 yếu tố trừ 0,25 điểm.

* Nhận xét (1,0 điểm)

Qua biểu đồ, ta thấy:

- Tỉ trọng của các ngành có sự thay đổi theo thời gian.

- Khu vực I có xu hướng giảm (giảm 0,1%) và không ổn định.

- Khu vực II có xu hướng giảm (giảm 4,1%) nhưng không ổn định.

- Khu vực III có xu hướng tăng lên liên tục và tăng thêm 7,3%.

- Thuế sản phẩm trả trợ cấp sản phẩm giảm nhanh (giảm 3,1%) nhưng không ổn định.

Câu 2

Đất đai

- Đặc điểm: Nhật Bản có nhiều loại đất như đất pốtdôn, đất nâu, đất đỏ, đất phù sa,...; tài nguyên đất rất hạn chế với diện tích đất canh tác chi chiếm khoảng 11% diện tích lãnh thổ. (0,5 điểm)

- Ảnh hưởng: thuận lợi cho phát triển nhiều loại cây trồng khác nhau; tuy nhiên, do diện tích đất canh tác rất hạn chế nên đặt ra vấn đề phải sử dụng hiệu quả tài nguyên đất. (0,5 điểm)

* Khí hậu

- Đặc điểm (0,5 điểm)

+ Phần lớn lãnh thổ Nhật Bản nằm trong vùng khí hậu ôn đới mang tính chất gió mùa, có lượng mưa lớn.

+ Do lãnh thổ kéo dài nên khí hậu có sự phân hóa từ bắc xuống nam: phía bắc có khí hậu ôn đới, mùa đông kéo dài, khá khắc nghiệt, tuyết rơi nhiều, mùa hè ấm áp; phía nam có khí hậu cận nhiệt đới, mùa hạ nóng, mùa đông ít lạnh, thường có mưa và bão. 

+ Ngoài ra, khí hậu còn có sự phân hóa ở những khu vực địa hình núi cao.

Ảnh hưởng: Sự phân hóa của khí hậu tạo thuận lợi cho Nhật Bản đa dạng hoá cơ cấu cây trồng, vật nuôi và phát triển du lịch nhưng cũng thường xảy ra thiên tai. (0,5 điểm)

Đề thi giữa kì 2 Địa lí 11 Chân trời sáng tạo có đáp án - Đề 2

Đang cập nhật ...

Đánh giá

0

0 đánh giá