SBT Khoa học tự nhiên 7 trang 44 Kết nối tri thức

497

Với Giải SBT Khoa học tự nhiên 7 trang 44 trong Bài 15: Năng lượng ánh sáng. Tia sáng, vùng tối Sách bài tập KHTN lớp 7 Tập 1 Kết nối tri thức hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập trong SBT KHTN 7 trang 44.

GIẢI SBT Khoa học tự nhiên 7 trang 44 Tập 1

Bài 15.1 trang 44 sách bài tập KHTN 7: Dụng cụ thí nghiệm thu năng lượng ánh sáng chuyển hóa thành điện năng, gồm:

A. pin quang điện, bóng đèn LED, dây nối.

B. đèn pin, pin quang điện, điện kế, dây nối.

C. đèn pin, pin quang điện, bóng đèn LED.

D. pin quang điện, dây nối.

Lời giải:

Đáp án đúng là: B

Dụng cụ thí nghiệm thu năng lượng ánh sáng chuyển hóa thành điện năng, gồm: đèn pin, pin quang điện, điện kế, dây nối.

Bài 15.2 trang 44 sách bài tập KHTN 7: Máy tính cầm tay sử dụng năng lượng mặt trời đã chuyển hóa năng lượng ánh sáng thành

A. điện năng.

B. nhiệt năng.

C. hóa năng.

D. cơ năng.

Lời giải:

Đáp án đúng là: A

Máy tính cầm tay sử dụng năng lượng mặt trời đã chuyển hóa năng lượng ánh sáng thành điện năng.

Bài 15.3 trang 44 sách bài tập KHTN 7: Hình 15.1 biểu diễn một tia sáng truyền trong không khí, mũi tên cho ta biết

Hình 15.1 biểu diễn một tia sáng truyền trong không khí, mũi tên cho ta biết

A. màu sắc của ánh sáng.

B. hướng truyền của ánh sáng.

C. tốc độ truyền ánh sáng.

D. độ mạnh yếu của ánh sáng.

Lời giải:

Đáp án đúng là: B

Hình 15.1 biểu diễn một tia sáng truyền trong không khí, mũi tên cho ta biết hướng truyền của ánh sáng.

Bài 15.4 trang 44 sách bài tập KHTN 7: Một mục tiêu di động giữa A và B ở bên kia một bức tường, trên bức tường có một lỗ thủng nhỏ (Hình 15.2). Ở bên này bức tường, quan sát viên cần phải đặt mắt quan sát trong khoảng nào để nhìn thấy mục tiêu?

Một mục tiêu di động giữa A và B ở bên kia một bức tường, trên bức tường có một lỗ thủng nhỏ

A. Từ P đến M.

B. Từ M đến N.

C. Từ M đến Q.

D. Từ P đến N.

Lời giải:

Đáp án đúng là: B

Một mục tiêu di động giữa A và B ở bên kia một bức tường, trên bức tường có một lỗ thủng nhỏ

- Từ A, kẻ các tia sáng truyền thẳng qua lần lượt các vị trí N và Q. Ta thấy đường truyền từ A tới N đi qua lỗ thủng nhỏ trên bức tường nên ta có thể thấy được A khi quan sát ở điểm N.

- Từ B, kẻ các tia sáng truyền thẳng qua lần lượt các vị trí P và M. Ta thấy đường truyền từ B tới M đi qua lỗ thủng nhỏ trên bức tường nên ta có thể thấy được B khi quan sát ở điểm M.

Vậy muốn quan sát mục tiêu di động giữa A và B ở bên kia một bức tường, quan sát viên cần phải đặt mắt quan sát trong khoảng từ M đến N.

Xem thêm lời giải vở bài tập KHTN lớp 7 Kết nối tri thức với cuộc sống hay, chi tiết khác:

SBT Khoa học tự nhiên 7 trang 45

Từ khóa :
Giải bài tập
Đánh giá

0

0 đánh giá