Với Giải SBT Lịch sử 10 trang 58 trong Bài 9: Cơ sở hình thành văn minh Đông Nam Á thời kì cổ - trung đại Sách bài tập Lịch sử lớp 10 Tập 1 Kết nối tri thức hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập trong SBT Lịch sử 10 trang 58.
Giải SBT Lịch sử 10 trang 58 Tập 1
Bài 4.1 trang 58 sách bài tập Lịch sử 10: Khai thác Hình 6 (Lịch Sử 10, tr. 80), hãy lập và hoàn thành bảng thống kê theo gợi ý dưới đây về các ngữ hệ và nhóm ngôn ngữ chủ yếu ở các quốc gia Đông Nam Á.
Ngữ hệ |
Địa bàn phân bố (quốc gia) |
Nhóm ngôn ngữ |
? |
? |
? |
? |
? |
? |
Lời giải:
Phần 4.1
Ngữ hệ |
Địa bàn phân bố (quốc gia) |
Nhóm ngôn ngữ |
Nam Á |
- Chủ yếu phân bố ở các nước Đông Nam Á lục địa. |
- Môn - Khơ me - Việt - Mường |
Thái - Kađai |
- Chủ yếu phân bố ở Lào, Thái Lan, Nam Trung Quốc, vùng núi Mi-an-ma và Việt Nam |
- Tày - Thái - Kađai |
Mông - Dao |
- Chủ yếu phân bố ở Mi-an-ma, Việt Nam, Lào và Thái Lan |
- Mông - Dao |
Nam Đảo |
- Chủ yếu phân bố ở các nước Đông Nam Á hải đảo, một bộ phận ở vùng Tây Nguyên của Việt Nam, vùng duyên hải của Thái Lan và Mi-an-ma |
- Malayô - Pôlinêdi |
Hán - Tạng |
- Nhóm Hán phân bố ở các thành phố lớn ở Đông Nam Á - Nhóm Tạng - Miến chủ yếu phân bố ở Đông Nam Á lục địa |
- Hán (Hoa) - Tạng - Miến |
Bài 4.2 trang 58 sách bài tập Lịch sử 10: Từ kết quả của Bài tập phần 4.1, em rút ra nhận xét gì về đặc điểm cư dân, tộc người ở Đông Nam Á? Đặc điểm đó có tác động như thế nào đến văn minh Đông Nam Á thời kì cổ - trung đại?
Lời giải:
- Nhận xét: Đông Nam Á là khu vực đa tộc người với những ngữ hệ và nhóm ngôn ngữ khác nhau, rất đa dạng và phong phú, ...
- Tác động: góp phần hình thành những nền văn minh bản địa mang đậm bản sắc riêng của mỗi tộc người trước khi tiếp xúc với các nền văn minh từ bên ngoài,...
Bài tập 5 trang 58 sách bài tập Lịch sử 10: Lập bảng tóm tắt về cơ sở hình thành văn minh Đông Nam Á (theo gợi ý dưới đây).
Cơ sở hình thành |
Nội dung |
Về tự nhiên |
? |
Về xã hội |
? |
Ảnh hưởng của văn minh Ấn Độ, văn minh Trung Hoa |
? |
Lời giải:
Cơ sở hình thành |
Nội dung |
Về tự nhiên |
- Nằm trên con đường hàng hải nối liền Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương - Hệ thống sông ngòi dày đặc, đất đai màu mỡ; hầu hết các nước chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa - Hầu hết các nước đều giáp biển. |
Về xã hội |
- Cư dân Đông Nam Á quần tụ với nhau trên một địa bàn nhất định, hình thành những tổ chức xã hội đầu tiên. Làng là tổ chức xã hội phổ biến. - Sự phát triển nội tại của các tổ chức xã hội đó đã tạo cơ sở cho sự ra đời các quốc gia đầu tiên, tạo nền tảng cho sự hình thành văn minh Đông Nam Á. |
Ảnh hưởng của văn minh Ấn Độ, Trung Hoa |
- Ảnh hưởng của văn minh Ấn Độ được thể hiện trên các lĩnh vực như: chính trị, tư tưởng, tôn giáo, văn hoá, nghệ thuật,... - Văn minh Trung Hoa ảnh hưởng đến một số quốc gia Đông Nam Á trên nhiều lĩnh vực, ở những mức độ khác nhau, trong đó Việt Nam chịu ảnh hưởng nhiều hơn. |
Bài 6.1 trang 58 sách bài tập Lịch sử 10: Lập và hoàn thành bảng (theo gợi ý dưới đây) về những ảnh hưởng của văn minh Ấn Độ, văn minh Trung Hoa đối với Đông Nam Á.
TT |
Lĩnh vực chịu ảnh hưởng |
Từ nền văn minh |
Ví dụ |
1 |
? |
? |
? |
2 |
? |
? |
? |
… |
? |
? |
? |
Lời giải:
Phần 6.1
TT |
Lĩnh vực chịu ảnh hưởng |
Từ nền văn minh |
Ví dụ |
1 |
Tôn giáo |
Ấn Độ |
- Các tôn giáo: Phật giáo, Hin-đu giáo được du nhập vào Đông Nam Á |
2 |
Chữ viết |
Ấn Độ |
- Trên cơ sở chữ viết của Ấn Độ, nhiều nhóm dân cư Đông Nam Á đã sáng tạo ra chữ viết riêng. |
3 |
Văn học |
Ấn Độ |
- Trên cơ sở sử thi Ramayana, cư dân Đông Nam Á sáng tạo ra nhiều tác phẩm văn học của dân tộc mình |
4 |
Tư tưởng chính trị |
Trung Quốc |
- Nho giáo được du nhập và phát huy ảnh hưởng ở một số nước Đông Nam Á, trong đó Việt Nam chịu ảnh hưởng nhiều hơn cả. |
5 |
Kiến trúc |
Trung Quốc |
- Nghệ thuật kiến trúc Trung Quốc có ảnh hưởng đến một số nước Đông Nam Á, trong đó Việt Nam chịu ảnh hưởng nhiều hơn cả. |
Bài 6.2 trang 58 sách bài tập Lịch sử 10: Tìm hiểu và nêu một số ví dụ cho thấy ảnh hưởng của văn minh Ấn Độ, văn minh Trung Hoa ở Việt Nam.
Lời giải:
Phần 6.2
- Một số ví dụ cho thấy ảnh hưởng của văn minh Ấn Độ ở Việt Nam:
+ Phật giáo được du nhập vào Việt Nam từ khoảng những thế kỉ đầu Công nguyên.
+ Nghệ thuật kiến trúc của Ấn Độ (gắn với hai tôn giáo chính là Phật giáo và Ấn Độ giáo) đã được truyền bá vào Việt Nam ngay từ những thế kỉ đầu công nguyên và liên tục phát huy ảnh hưởng trong thời gian dài.
+ Người Chăm đã sáng tại ra chữ Chăm cổ dựa trên cơ sở chữ Phạn của Ấn Độ
+ Trên cơ sở sử thi Ramayana của Ấn Độ, người Việt sáng tạo ra truyện Dạ Thoa vương…
+ Trong hệ thống các lễ tết của nhân dân Việt Nam tồn tại nhiều nghi lễ có nguồn gốc từ Ấn Độ, như: lễ Phật Đản; lễ Vu Lan báo hiếu…
- Một số ví dụ cho thấy ảnh hưởng của văn minh Trung Hoa ở Việt Nam:
+ Nho giáo được du nhập vào Việt Nam từ những thế kỉ đầu Công nguyên, trong nhiều thế kỉ, Nho giáo đã trở thành hệ tư tưởng chính thống của lực lượng phong kiến thống trị.
+ Trên cơ sở tiếp thu chữ Hán của Trung Quốc, người Việt đã sáng tạo ra chữ Nôm. Dưới thời kì trị vì của vua Quang Trung, chữ Nôm trở thành văn tự chính thức của nhà nước
+ Kinh đô Huế của nhà Nguyễn có sự tiếp thu, học hỏi phong cách kiến trúc cung đình của Trung Hoa
+ Người Việt có sự tiếp thu hệ thống thể loại và chất liệu văn học của Trung Hoa. Chẳng hạn như: các thể loại: cáo, hịch, chiếu, biểu, phú…. ; các điển tích, điển cố văn học…
Bài 7 trang 58 sách bài tập Lịch sử 10: Em hãy giải thích vì sao hình ảnh bó lúa vàng được đặt ở vị trí trung tâm lá cờ của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á - ASEAN (như hình bên)?
Lời giải:
- Hình ảnh bó lúa vàng trở thành biểu tượng chung của cộng đồng các quốc gia Đông Nam Á.
- Cộng đồng các quốc gia Đông Nam Á được thành lập và phát triển dựa trên những nét tương đồng về điều kiện địa lí, lịch sử, văn hoá, mà điểm nổi bật nhất chính là có cùng một mẫu số chung - nền văn minh nông nghiệp trồng lúa nước,...
Xem thêm lời giải vở bài tập Lịch sử lớp 10 Kết nối tri thức với cuộc sống hay, chi tiết khác:
CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ VÀ DỊCH VỤ GIÁO DỤC VIETJACK
- Người đại diện: Nguyễn Thanh Tuyền
- Số giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh: 0108307822, ngày cấp: 04/06/2018, nơi cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội.
2021 © All Rights Reserved.