Đọc và tìm hiểu văn bản sau rồi trả lời các câu hỏi bên dưới: - Văn bản lựa chọn cấp độ nào

48

Với soạn bài Viết bài nghị luận so sánh, đánh giá hai tác phẩm truyện Ngữ văn 12 Cánh diều sẽ giúp học sinh trả lời câu hỏi từ đó học tốt Ngữ văn 12.

Đọc và tìm hiểu văn bản sau rồi trả lời các câu hỏi bên dưới: - Văn bản lựa chọn cấp độ nào

Câu hỏi trang 35 SGK Ngữ văn 12 Tập 1:

a. Đọc và tìm hiểu văn bản sau rồi trả lời các câu hỏi bên dưới:

- Văn bản lựa chọn cấp độ nào để tiến hành so sánh? Việc so sánh dựa trên những tiêu chí nào

- Việc lập bảng có tác dụng gì trong thao tác so sánh? Xác định hai ý chính trong đoạn văn sau bảng. Hai ý này có quan hệ thế nào với những tiêu chí lập bảng ở trên

- Những khác biệt nào giữa hai tác phẩm được nêu ra ở văn bản ?

b. Văn bản trên có đáp ứng của một bài so sánh, đánh giá hai tác phẩm truyện không? Vì sao?

Lời giải:

a. Trả lời câu hỏi:

- Văn bản lựa chọn so sánh cấp độ mô típ truyện. Việc so sánh dựa trên các tiêu chí:

+ Điểm tương đồng: tiêu chí nhân vật, tình cảm giữa hai nhân vật chính, kết thúc tác phẩm

+ Điểm khác biệt: tiêu chí nhân vật, tình cảm giữa hai nhân vật chính, trở ngải của tình yêu, kết thúc

- Việc lập bảng có tác dụng: dễ dàng nhìn các sự khác biệt, giống nhau giữa các tác phẩm và từ đó, phân tích chúng một cách dễ dàng hơn.

Hai ý chính trong đoạn văn sau bảng:

+ Việc tiếp thu, sáng tạo mô típ cốt truyện Trương Chi của tác giả Vũ Trinh

+ Phân tích giá trị nội dung của hai tác phẩm

Mối quan hệ thế với những tiêu chí lập bảng ở trên: là sự phân tích, nhận xét được rút ra khi lập bảng so sánh của người viết về mô típ truyện của hai tác phẩm “ Câu chuyện tình ở Thanh Trì” và “ Trương Chí”

- Sự khác biệt được nêu ra của hai văn bản: nhân vật, tình cảm giữa hai nhân vật chính, trở ngại tình yêu và kết thúc

b. Văn bản trên đã đáp ứng của một bài so sánh, đánh giá hai tác phẩm truyện. Vì văn bản có đủ nội dung của một bài so sánh, đánh giá hai tác phẩm truyện: đưa ra đối tượng và phạm vi so sánh, chỉ ra những điểm tương đồng và khác biệt của hai tác phẩm và rút nhận xét, đánh giá của bản thân.

Đánh giá

0

0 đánh giá