Toptailieu.vn xin giới thiệu Tài liệu về văn bản Muối của rừng Ngữ văn lớp 12 Cánh diều gồm đầy đủ những nét chính về văn bản như: đôi nét về tác giả, bố cục, tóm tắt, giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật, nội dung chính, hoàn cảnh sáng tác, ra đời của tác phẩm, từ đó giúp học sinh dễ dàng nắm vững tác phẩm hơn.
Muối của rừng: tác giả, tác phẩm, tóm tắt, bố cục, dàn ý
I. Tác giả Nguyễn Huy Thiệp
- Nguyễn Huy Thiệp (1950 - 2021) sinh ra ở Thái Nguyên.
- Thuở nhỏ ông cùng gia đình lưu lạc khắp nông thôn đồng bằng Bắc Bộ, từ Thái Nguyên qua Phú Thọ, Vĩnh Phúc.
- Ông đến với văn học từ khá sớm, như có lần ông tự bạch: “tôi đọc sách từ năm 10 tuổi”
- Ông là nhà văn tiêu biểu của văn học Việt Nam, ông xuất hiện khá muộn trên văn đàn Việt Nam với vài truyện ngắn đăng trên báo Văn nghệ năm 1986.
- Ông là người có nhiều thành tựu đóng góp lớn cho nền văn học, đặc biệt là ở thể loại văn xuôi đương đại
- Nguyễn Huy Thiệp có cách viết sáng tạo và đầy tinh tế đặc biệt là ở tác phẩm truyện ngắn.
- Ngòi bút tinh tế đầy truyền cảm trong từng tác phẩm.
II. Tìm hiểu tác phẩm Muối của rừng
1. Thể loại Muối của rừng
- Tác phẩm Muối của rừng thuộc thể loại: truyện ngắn.
2. Xuất xứ Muối của rừng
- Tác phẩm được trích trong Truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp (tái bản lần thứ hai), NXB Văn học, Hà Nội, 2021)
3. Phương thức biểu đạt Muối của rừng
- Phương thức biểu đạt: tự sự.
4. Giá trị nội dung Muối của rừng
- Tác phẩm Muối của rừng kể về bối cảnh đi săn trong rừng của nhân vật Diểu, sau đó ông bắn được chú khỉ đực và các sự kiện diễn ra sau đó khiến cho nhân vật có nhiều cảm xúc và bài học về những điều tuyệt vời của cuộc sống sau này.
5. Giá trị nghệ thuật Muối của rừng
- Viết truyện ngắn tinh tế và hấp dẫn.
- Tình tiết truyện lôi cuốn, cuốn hút.
- Xây dựng hình tượng nhân vật đặc sắc, nghệ thuật ẩn dụ đầy tinh tế.
6. Bố cục đoạn trích Muối của rừng
- Truyện chia làm 4 phần:
+ Phần 1: “Sau tết Nguyên Đán...hang động đá vôi” : Bối cảnh cuộc đi săn của ông Diểu
+ Phần 2: “Nhặt đất đá ném...Bết bên vai nó” : Hành trình ông Diểu đuổi theo và săn đuổi chú khỉ
+ Phần 3: “Ông Diểu đặt tay lên...chỗ con khỉ đực nằm” : Quá trình ông Diểu băng bó, chữa bệnh và quyết định phóng sinh chú khỉ
+ Phần 4 : Đoạn còn lại : Cảnh ông Diểu ra về gặp hoa tử huyền trong làn mưa xuân
7. Tóm tắt Muối của rừng Muối của rừng
Nhân vật chính trong truyện Muối của rừng chính là ông Diểu. Ông được đứa con ở xa tặng cho cây súng tốt, vậy nên vội vã mang súng vào rừng muốn đi săn thử vào dịp trời xuân xanh ngắt, khi vừa qua cái tết Nguyên Đán. Ban đầu, ông muốn đi săn một con vật thật độc đáo, con vật mà ông chưa từng trông thấy. Vậy nên, ông bỏ qua cho cặp gà rừng và đi vào khu rừng dâu da để săn khỉ. Khi thấy đàn khỉ, ông rất hưng phấn và phân tích cách các con khỉ để chọn mục tiêu, căn thời gian đúng để bóp cò. Khi nhìn thấy một gia đình khỉ, ông đã thể hiện thái độ căm ghét con khỉ đực của mình rồi ngay lập tức chọn nó làm mục tiêu. Ông lấy súng nhắm bắn vào vai nó, con khỉ bị thương còn cả bầy khỉ hoảng sợ chạy tán loạn. Thế mà sau đó, ông Diểu thấy con cái của nó chạy về cứu khỉ đực. Cũng có thể lúc này, lòng nhân từ của ông thức tỉnh, ông sơ cứu vết thương cho con khỉ đực rồi cuối cùng quyết định phóng sinh nó. Vậy là chuyến đi săn của ông phải ra về với hai bàn tay trắng, nhưng ông không hối tiếc.
III. Tìm hiểu chi tiết tác phẩm Muối của rừng
1. Các sự kiện chính, ngôi kể, điểm nhìn
a. Các sự kiện chính
- Mùa xuân, ông Diểu đi săn, ông bắn hạ khỉ bố
- Khỉ bố bị thương nặng khỉ mẹ cứu khỉ bố
- Khỉ con xuất hiện cướp súng của ông Diểu và rơi xuống vực với khẩu súng
- Ông Diểu vác khỉ bố về trong tình trạng khỉ mẹ lẽo đẽo theo sau
- Ông Diểu động lòng trước tình trạng và tình cảm hai vợ chồng nhà khỉ, ông băng bó vết thương cho khỉ bố và tha cho nó
- Ông Diểu trở về nhà trong làn mưa xuân dịu dàng và những đóa hoa tử huyền nở rộ mà 30 năm mới nở một lần.
b. Ngôi kể, điểm nhìn
- Ngôi kể thứ ba hạn tri
- Điểm nhìn: nhân vật ông Diểu
2. Nhân vật ông Diểu
- Ngoại hình: Tuổi trung niên, thấp khớp đôi lúc cũng nhanh nhẹn dẻo dai
- Hành động:
Bắn hạ khỉ bố, đuổi theo khỉ con, tha chết cho khỉ bố và băng bó cho nó, trở về nhà
- Nội tâm:
Bắn khỉ bố |
sợ hãi run lên |
Khỉ mẹ liều mình cứu khỉ bố |
tức giận căm ghét |
Khỉ con rơi xuống vực |
kinh hoàng |
Khỉ đực run bắn lên nhìn ông cầu khẩn |
Thương Hại |
Khỉ cái cứ đuổi theo ông và con khỉ đực |
buồn bã |
=> Nhân vật ông Diểu được xây dựng từ ngoại hình, hành động, nội tâm nhưng chủ yếu tính cách được thể hiện chủ yếu qua hành động, nội tâm. Nhân vật đã có sự chuyển biến suy nghĩ và tính cách: từ cách nhìn nhận và hành xử đối với gia đình khỉ mang tính áp đặt chủ quan, có phần vô cảm, ông động lòng trắc ẩn tha cho gia đình khỉ.
3. Sự kết hợp giữa lời người kể chuyện và lời của nhân vật.
Lời người kể chuyện |
“Sự hỗn loạn của cả đàn khỉ khiến ông hiểu sợ hãi run lên... làm xong việc nặng” “Ông Diểu rên lên khe khẽ” |
|
Lời nhân vật |
Đối thoại |
Chạy đi |
Độc Thoại |
“Hành động hi sinh thân mình của con khỉ cái làm ông căm ghét. Đồ gian dối mày chứng minh tấm lòng cao thượng hợp như một bà trưởng giả!... lừa ông sao được” |
=> Lời người kể chuyện giúp dẫn dắt tiến trình phát triển của câu chuyện một cách khách quan, lời nhân vật thể hiện đặc điểm con người của nhân vật.
4. Ý nghĩa hình tượng “Muối của rừng” và thông điệp của truyện ngắn
- Muối của rừng chính là kết tinh của quá trình cái thiện chiến thắng cái ác trong mỗi con người
- Thông điệp của tác giả: mối quan hệ gắn bó giữa con người và thiên nhiên. Chỉ khi nào con người nhận thức được ý nghĩa thực sự của cuộc sống chọn đứng về cái thiện thì lúc đó thiên nhiên mới ban phát quà tặng cho con người.
CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ VÀ DỊCH VỤ GIÁO DỤC VIETJACK
- Người đại diện: Nguyễn Thanh Tuyền
- Số giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh: 0108307822, ngày cấp: 04/06/2018, nơi cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội.
2021 © All Rights Reserved.