Chuyện chức phán sự đền Tản Viên: tác giả, tác phẩm, tóm tắt, bố cục, dàn ý - Cánh diều Ngữ văn 12

343

Toptailieu.vn xin giới thiệu Tài liệu về văn bản Chuyện chức phán sự đền Tản Viên Ngữ văn lớp 12 Cánh diều gồm đầy đủ những nét chính về văn bản như: đôi nét về tác giả, bố cục, tóm tắt, giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật, nội dung chính, hoàn cảnh sáng tác, ra đời của tác phẩm, từ đó giúp học sinh dễ dàng nắm vững tác phẩm hơn.

Hoàng Hạc lâu: tác giả, tác phẩm, tóm tắt, bố cục, dàn ý

I. Tác giả Nguyễn Dữ

- Nguyễn Dữ là người xã Đỗ Tùng, huyện Trường Tân nay là xã Phạm Kha, huyện Thanh Miện, Hải Dương.

- Ông là con trai cả Tiến sĩ Nguyễn Tường Phiêu.

- Chưa rõ Nguyễn Dữ sinh và mất năm nào. 

- Tương truyền ông là học trò của Nguyễn Bỉnh Khiêm và bạn học của Phùng Khắc Khoan, tức là vào khoảng thế kỷ 16. Tuy nhiên mối quan hệ giữa ba người (mà phần lớn từ nguồn dân gian lưu truyền trong nhiều thế kỷ nhưng thiếu chứng cứ lịch sử) ngày nay đang gặp phải sự bác bỏ của giới nghiên cứu văn học sử.

- Lúc nhỏ Nguyễn Dữ chăm học, đọc rộng, nhớ nhiều, từng ôm ấp lý tưởng lấy văn chương nối nghiệp nhà.

- Sau khi đậu Hương tiến (tức Cử nhân), ông làm quan với nhà Mạc, rồi về với nhà Lê làm Tri huyện Thanh Tuyền (nay là Bình Xuyên, Vĩnh Phú); nhưng mới được một năm, vì bất mãn với thời cuộc, lấy cớ nuôi mẹ, xin về ở núi rừng Thanh Hóa. Từ đó trải mấy năm dư, chân không bước đến thị thành rồi mất tại Thanh Hóa.

Chuyện chức phán sự đền Tản Viên - Tác giả tác phẩm (mới 2024) | Ngữ văn lớp 12 Cánh diều

II. Tìm hiểu đoạn trích Chuyện chức phán sự đền Tản Viên

1. Thể loại Chuyện chức phán sự đền Tản Viên

- Tác phẩm Chuyện chức phán sự đền Tản Viên thuộc thể loại: truyền kì.

2. Xuất xứ Chuyện chức phán sự đền Tản Viên

- Tác phẩm được trích trong Truyền kì mạn lục, bản dịch của TRÚC KHÊ NGÔ VĂN TRIỆN (in lần thứ hai), NXB Văn hóa, Hà Nội, 1957)

3. Phương thức biểu đạt Chuyện chức phán sự đền Tản Viên

- Phương thức biểu đạt: tự sự.

4. Giá trị nội dung Chuyện chức phán sự đền Tản Viên

- Văn bản nói về nhân vật Ngô Tử Văn, vốn là một người chính trực, dũng cảm và quá trình đấu tranh giành lại công lý cho nhân dân, cho thổ công trước cái ác hoành hành, chiếm đóng. Cuối cùng anh đã chiến thắng và được ban thưởng chức phán sự đền Tản Viên.

5. Giá trị nghệ thuật Chuyện chức phán sự đền Tản Viên

- Yếu tố kì ảo dày đặc, xen chuyện người, chuyện thần, ma, trần gian, địa ngục…

- Cốt truyện giàu kịch tính, kết cấu chặt chẽ, lo-gic.

- Cách dẫn truyện khéo léo, biến hóa, có cao trào, có thắt mở nút.

- Nhân vật được xây dựng sắc nét.

6. Bố cục đoạn trích Chuyện chức phán sự đền Tản Viên

- Phần 1: “Ngô Tử Văn...không cần gì cả” : Giới thiệu nhân vật và hành động đốt đền tả.

- Phần 2: “Đốt đền xong...khó lòng thoát nạn” : Cuộc gặp gỡ giữa Tử Văn và bách hộ họ Thôi và thổ thần.

- Phần 3: “Tử Văn vâng lời...sai lính đưa Tử văn trở về” : Cuộc đối chất ở Minh ti và Tử Văn thắng kiện.

- Phần 4: Đoạn còn lại : Tử Văn trở thành phán sự đền Tản Viên.

7. Tóm tắt Chuyện chức phán sự đền Tản Viên

Ngô Tử Văn, danh tiếng vang dội ở đất Lạng Giang, là kẻ trung trực, kiên cường. Ngôi làng chàng sinh sống có một đền thờ linh thiêng, nhưng một tên hung thần gần đền biến thành yêu quái, hại dân lành. Tử Văn tức giận đốt đền để xua đuổi thế lực ác.

Sau khi đền bị thiêu rụi, tên hung thần đe dọa kiện chàng ở âm phủ. Trong cơn sốt, chàng mơ thấy người đòi bắt xuống âm phủ. Chiều tối, Thổ Thần hiện hình và mách bảo về tội ác của tên hung thần, hướng dẫn cách đối phó.

Đêm đến, Tử Văn bị quỷ sứ đưa xuống âm phủ. Trước Diêm Vương, chàng kể tất cả về tên hung thần, đầy đủ bằng chứng. Công lý được phục hồi, tên tướng giặc bị trừng trị, Tử Văn sống lại. Trở về trần gian, Thổ Thần ưu ái giao cho chàng chức phán sự đền Tản Viên.

III. Tìm hiểu chi tiết đoạn trích Chuyện chức phán sự đền Tản Viên

 1. Giới thiệu khái quát về nhân vật Ngô Tử Văn

- Tên họ: Ngô Tử Văn, tên là Soạn

- Quê quán: huyện Yên Dũng, tỉnh Lạng Giang

- Tính tình: khẳng khái, nóng nảy, thấy sự gian tà không chịu được

→ Cách mở đầu trực tiếp, ngắn gọn theo cách mở truyện truyền thống của văn học trung đại tạo sự chú ý của người đọc

2. Ngô Tử Văn – người đốt đền tà

- Nguyên nhân đốt đền: Tức giận trước sự hống hách, lộng hành làm hại dân chúng của hồn ma tiên tướng giặc

- Hành động của Ngô Tử Văn:

+ Tắm gội sạch sẽ, khấn trời: Thái độ tôn kính, nghiêm túc

+ Châm lửa đốt đền, vung tay không sợ gì cả mặc cho mọi người lắc đầu lè lưỡi:  Thái độ dứt khoát, bất chấp hậu quả xấu cho bản thân

- Ngô Tử Văn là một kẻ sĩ, tính tình khảng khái, cương trực, dũng cảm, vì dân trừ hại, có tinh thần dân tộc mạnh mẽ.

- Sau khi đốt đến, Tử Văn bị bệnh, mơ thấy có người đòi đền nhưng chàng vẫn thản nhiên, mặc kệ

- Cuộc giáp mặt giữa Ngô Tử Văn và tên tướng giặc:

+ Tên tướng giặc: trách mắng, đòi trả tiền, đe dọa

+ Ngô Tử Văn: mặc kệ, ngồi ngất ngưởng, tự nhiên

→ Thái độ của con người tin vào việc làm chính nghĩa

- Cuộc gặp gỡ của Ngô Tử Văn với thổ công

+ Thổ công: Kể lại toàn bộ sự việc mình bị hại để Tử Văn thấy được sự xảo trá tác oai tác quái của tên tướng giặc, lo lắng cho Tử Văn. bày cách để Ngô Tử Văn đối phó với tên hung thần và đối chất với Diêm Vương

→ Ngô Tử Văn không chiến đấu đơn độc àm có sự giúp đỡ của thổ công

⇒ Bằng nghệ thuật kể chuyện hấp dẫn, bất ngờ, kết hợp với yếu tố kì ảo dày đặc….đã khắc họa rõ nét hình tượng nhân vật Ngô Tử Văn là người cương trực, yêu chính nghĩa, bản lĩnh, kiên cường và giàu tinh thần dân tộc.

3. Ngô Tử Văn bị bắt dẫn xuống Minh Ti và thắng kiện

a. Ngô Tử Văn và những thử thách

- Hồn ma tên tướng giặc: Tố cáo Tử Văn với Diêm Vương

- Diêm Vương: Nghe lời tố cáo của tên tướng giặc mà trách măng Tử Văn

- Ngô Tử Văn: Tỏ thái độ cứng cỏi trước Diêm Vương đầy uy quyền, đấu tranh vạch mặt tên tướng giặc gian tà.

b. Ngô tử Văn vạch trần tội ác tên giặc và thắng trận

- Hồn ma tên tướng giặc: Tranh cải với Tử Văn, sau lại lo sợ, đạo đức giả: xin giảm án cho Tử Văn.

- Ngô Tử Văn: Xin đem tư giấy đến đền Tản Viên chứng thực.

- Diêm Vương: Nghi ngờ, cho người đến đền Tản Viên chứng thực → xử cho Tử Văn thắng kiện.

- Ngô Tử Văn không hề nhụt chí, run rẩy hay khiếp sợ trước cảnh địa ngục, ma quỷ xung quanh mình. Chàng quyết đấu tranh cho lẽ phải, cho công lí. Điều đó rất đáng trân trọng ở con người này.

⇒ Tử Văn đã thắng kiện chứng tỏ cái thiện, cái chính nghĩa đã thắng cái gian tà, cái ác. Tên họ Thôi đã bị trừng trị đích đáng, dân gian được bình an, Thổ công được trả lại đền.

4. Ngô Tử Văn nhận chức phán sự ở đền Tản Viên

- Là phần thưởng cho sự cương trực, thẳng thắn, trung nghĩa của Ngô Tử Văn

- Diệt trừ tận gốc cái ác, cái xấu

- Gửi gắm ước mơ của nhân dân về công lí xã hội, về một vị quan cương trực

- Cuộc gặp gỡ của Tử Văn với người quen cũ: thể hiện niềm tin của nhân dân vào vị quan phán sự thanh liêm, giúp đỡ nhân dân.

Đánh giá

0

0 đánh giá