Với Giải SBT Khoa học tự nhiên 7 trang 62 trong Bài 24: Thực hành chứng minh quang hợp ở cây xanh Sách bài tập KHTNlớp 7 Tập 1 Chân trời sáng tạo hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập trong SBT KHTN 7 trang 62.
Giải SBT Khoa học tự nhiên 7 trang 62 Tập 1
Bài 24.1 trang 62 sách bài tập KHTN 7: Vì sao phải dùng băng giấy đen để che phủ một phần của lá cây trên cả hai mặt?
A. Để hạn chế sự thoát hơi nước ở lá.
B. Để phần bị che phủ không tiếp xúc với ánh sáng.
C. Để xác định mẫu lá khảo sát thí nghiệm.
D. Giúp lá cây không bám bụi cũng như dễ xác định mẫu thí nghiệm trên cây.
Lời giải:
Đáp án đúng là: B
Phải dùng băng giấy đen để che phủ một phần của lá cây trên cả hai mặt để cho phần lá đó không nhận được ánh sáng. Điều này nhằm mục đích tạo ra sự khác biệt giữa 2 phần của lá (phần nhận được ánh sáng sẽ diễn ra quá trình quang hợp, phần không nhận được ánh sáng sẽ không diễn ra quá trình quang hợp).
Bài 24.2 trang 62 sách bài tập KHTN 7: Sau khi tháo băng giấy đen ở lá thí nghiệm, một bạn đã tiến hành thử tinh bột có trong lá thí nghiệm qua các bước sau:
(1) Cho lá cây thí nghiệm vào ống nghiệm chứa cồn và đun cách thủy.
(2) Đun sôi lá cây thí nghiệm.
(3) Nhỏ thuốc thử iodine vào lá cây.
(4) Rửa sạch lá cây trong cốc nước.
Hãy sắp xếp lại trình tự tiến hành cho đúng.
A. (1) – (4) – (3) – (2).
B. (1) – (4) – (2) – (3).
C. (2) – (1) – (4) – (3).
D. (2) – (1) – (3) – (4).
Lời giải:
Đáp án đúng là: C
Thứ tự các bước tiến hành thử tinh bột có trong lá thí nghiệm: (2) – (1) – (4) – (3).
(2) Đun sôi lá cây thí nghiệm.
(1) Cho lá cây thí nghiệm vào ống nghiệm chứa cồn và đun cách thủy.
(4) Rửa sạch lá cây trong cốc nước.
(3) Nhỏ thuốc thử iodine vào lá cây.
Bài 24.3 trang 62 sách bài tập KHTN 7: Trước khi che phủ một phần của lá, tại sao chúng ta phải để cây vào chỗ tối ít nhất hai ngày?
A. Để lá bị che phủ và lá không bị che phủ đều như nhau trước khi tiến hành thí nghiệm.
B. Để lát tạm ngừng hoạt động quang hợp.
C. Để tinh bột trong lá cây được vận chuyển đến bộ phận khác.
D. Tất cả các ý trên.
Lời giải:
Đáp án đúng là: D
Trước khi che phủ một phần của lá, chúng ta phải để cây vào chỗ tối ít nhất hai ngày nhằm để cây tạm ngừng hoạt động quang hợp, lượng tinh bột đang có sẵn trong lá sẽ được cung cấp cho các cơ quan, bộ phận khác của cây. Điều này đảm bảo để lá bị che phủ và lá không bị che phủ đều như nhau trước khi tiến hành thí nghiệm, đảm bảo tính chính xác của thí nghiệm.
Bài 24.4 trang 62 sách bài tập KHTN 7: Có nên đun mẫu lá thí nghiệm trong cồn trực tiếp trên ngọn lửa không?
Lời giải:
- Không nên đun mẫu lá thí nghiệm trong cồn trực tiếp trên ngọn lửa.
- Giải thích: Vì cồn là dung dịch dễ cháy nên nếu đun cồn trực tiếp trên ngọn lửa sẽ rất nguy hiểm.
Bài 24.5 trang 62 sách bài tập KHTN 7: Khi nhỏ vài giọt dung dịch iodine vào mẫu lá, tại sao phần lá không bịt băng giấy đen lại đổi màu?
Lời giải:
Khi nhỏ vài giọt dung dịch iodine vào mẫu lá, phần lá không bịt băng giấy đen lại đổi màu vì: Phần lá không bị che sẽ nhận được ánh sáng đầy đủ → Phần lá này sẽ tiến hành quá trình quang hợp, tạo ra tinh bột → Khi nhỏ iodine, tinh bột sẽ bắt màu với iodine khiến cho phần lá này có màu xanh tím đặc trưng.
Xem thêm lời giải vở bài tập KHTN lớp 7 Sáng tạo chân trời với cuộc sống hay, chi tiết khác:
CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ VÀ DỊCH VỤ GIÁO DỤC VIETJACK
- Người đại diện: Nguyễn Thanh Tuyền
- Số giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh: 0108307822, ngày cấp: 04/06/2018, nơi cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội.
2021 © All Rights Reserved.