SBT KHTN 7 Chân trời sáng tạo Bài 13: Độ to và độ cao của âm

599

Toptailieu biên soạn và giới thiệu giải sách bài tập Khoa học tự nhiên 7 Bài 13: Độ to và độ cao của âm sách Chân trời sáng tạo hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng làm các bài tập từ đó nâng cao kiến thức và biết cách vận dụng phương pháp giải vào các bài tập trong SBT KHTN 7 Bài 13.

Sách bài tập Khoa học tự nhiên 7 Bài 13: Độ to và độ cao của âm

SBT Khoa học tự nhiên 7 trang 39

Bài 13.1 trang 39 sách bài tập KHTN 7: Hình dưới đây là đồ thị dao động âm của một sóng âm trên màn hình dao động kí. Độ dài của đoạn nào mô tả biên độ âm?

Hình dưới đây là đồ thị dao động âm của một sóng âm trên màn hình dao động kí

A. (1).

B. (2).

C. (3).

D. (4).

Lời giải:

Đáp án đúng là: B

Biên độ âm trên đồ thị dao động âm được là đoạn thẳng tính từ đỉnh sóng tới phương truyền sóng.

Bài 13.2 trang 39 sách bài tập KHTN 7: Một âm thoa thực hiện 512 dao động mỗi giây thì sóng âm do nó phát ra có tần số bao nhiêu?

A. 512 Hz.

B. 8,5 Hz.

C. 1 024 Hz.

D. 256 Hz.

Lời giải:

Đáp án đúng là: A

Tần số sóng âm là 5121=512Hz

Bài 13.3 trang 39 sách bài tập KHTN 7: Khi điều chỉnh nút âm lượng (volume) trên loa là ta đang điều chỉnh đặc trưng nào của sóng âm phát ra?

A. Biên độ âm.

B. Tần số âm.

C. Tốc độ truyền âm.

D. Môi trường truyền âm.

Lời giải:

Đáp án đúng là: A

Khi điều chỉnh nút âm lượng (volume) trên loa là ta đang điều chỉnh biên độ âm của sóng âm phát ra.

Bài 13.4 trang 39 sách bài tập KHTN 7: Bằng cách điều chỉnh độ căng của dây đàn (lên dây), người nghệ sĩ guitar muốn thay đổi đặc trưng nào của sóng âm phát ra?

A. Độ to.

B. Độ cao.

C. Tốc độ lan truyền.

D. Biên độ.

Lời giải:

Đáp án đúng là: B

Bằng cách điều chỉnh độ căng của dây đàn (lên dây), người nghệ sĩ guitar muốn thay đổi độ cao của sóng âm phát ra.

Bài 13.5 trang 39 sách bài tập KHTN 7: Điền từ/ cụm từ thích hợp vào chỗ trống.

a) Sóng âm được tạo ra bởi (1) … của nguồn âm.

b) Độ to của âm có liên hệ với (2) …

c) Độ cao của âm có liên hệ với (3) …

d) Vật dao động càng mạnh thì (4) … càng lớn, sóng âm nghe được có (5) … càng lớn.

e) Nguồn âm dao động càng nhanh thì (6) … càng lớn, sóng âm nghe được có (7) … càng lớn.

Lời giải:

a) (1) dao động.

b) (2) biên độ âm.

c) (3) tần số âm.

d) (4) biên độ, (5) độ to.

e) (6) tần số, (7) độ cao.

Bài 13.6 trang 39 sách bài tập KHTN 7: Cho bốn âm thoa, có tần số dao động tương ứng như hình. Hãy sắp xếp các âm thoa này theo thứ tự âm nghe được từ trầm nhất đến bổng nhất.

Cho bốn âm thoa, có tần số dao động tương ứng như hình

Lời giải:

Ta có:Âm có tần số càng nhỏ thì nghe âm càng trầm, âm có tần số càng cao thì nghe âm càng bổng.

Thứ tự âm thoa có âm nghe được từ trầm nhất đến bổng nhất là:128 Hz, 256 Hz, 512 Hz, 1024 Hz.

SBT Khoa học tự nhiên 7 trang 40

Bài 13.7 trang 40 sách bài tập KHTN 7: Hình dưới đây là đồ thị dao động âm của một sóng âm trên màn hình dao động kí. Dựa trên đồ thị này, hãy vẽ phác họa đồ thị dao động âm của một sóng âm có tần số gấp đôi và độ to nhỏ hơn so với sóng âm trên.

Hình dưới đây là đồ thị dao động âm của một sóng âm trên màn hình dao động kí

Lời giải:

Đồ thị dao động âm của một sóng âm có tần số gấp đôi (có số đỉnh gấp đôi) và độ to nhỏ hơn so với sóng âm đã cho (độ cao của đỉnh thấp hơn).

Hình dưới đây là đồ thị dao động âm của một sóng âm trên màn hình dao động kí

Bài 13.8 trang 40 sách bài tập KHTN 7: Hãy dùng một chiếc đũa và ba cái nắp vung (nắp nồi) được làm bằng cùng loại vật liệu nhưng có kích cỡ khác nhau để tạo ra âm thanh.

a) Lần lượt gõ vào nắp, đo và ghi lại đường kính nắp vào bảng sau.

Hãy dùng một chiếc đũa và ba cái nắp vung được làm bằng cùng loại vật liệu

b) Âm thanh phát ra từ nắp vung nào nghe bổng nhất?

c) Với một lực gõ như nhau, đặc trưng nào của sóng âm phát ra thay đổi theo mỗi lượt gõ?

Lời giải:

a) Lập bảng theo hướng dẫn. Giả sử thu được số liệu như sau

Hãy dùng một chiếc đũa và ba cái nắp vung được làm bằng cùng loại vật liệu

b) Nắp có đường kính nhỏ nhất cho âm bổng nhất.

c) Với lực gõ như nhau, đặc trưng của sóng âm thay đổi với mỗi lượt gõ là độ cao của âm hay tần số âm.

SBT Khoa học tự nhiên 7 trang 41

Bài 13.9 trang 41 sách bài tập KHTN 7:

a) Hãy làm một chiếc “kèn ống hút” theo hướng dẫn sau đây:

Bước 1: Chọn ba ống hút nhựa và cắt chúng thành ba đoạn ống có chiều dài khác nhau.

Bước 2: Ép dẹt đầu trên mỗi đoạn ống và cắt vạt góc của chúng.

Bước 3: Dùng băng dính dán ba đoạn ống hút thành một dãy.

Hãy làm một chiếc kèn ống hút theo hướng dẫn sau đây

b) Thổi hơi xuống mỗi đoạn ống hút và lắng nghe âm thanh do chúng phát ra. Âm thanh phát ra từ đoạn ống nào nghe bổng nhất?

Lời giải:

a) Học sinh làm theo hướng dẫn.

b) Đoạn ống hút ngắn nhất cho âm khi thổi nghe bổng nhất.

Bài 13.10 trang 41 sách bài tập KHTN 7: Một người thổi sáo tạo ra hai âm với hai thao tác sau:

- Dùng các ngón tay bịt kín tất cả các lỗ trừ 1 đến 6 (Hình a).

- Để hở tất cả các lỗ từ 1 đến 6 (Hình b).

Trong trường hợp nào âm thanh phát ra trầm hơn? Giải thích.

Một người thổi sáo tạo ra hai âm với hai thao tác sau

Lời giải:

Khi bịt chặt cả 6 lỗ trên ống sáo (Hình a) thì cột không khí dao động trong ống dài hơn so với khi để hở cả 6 lỗ (Hình b). Vì vậy, thao tác ở Hình a sẽ tạo ra âm trầm hơn.

Từ khóa :
Giải bài tập
Đánh giá

0

0 đánh giá