Giải SBT Giáo dục công dân 7 trang 23 Tập 1 Bài 6: Ứng phó với tâm lí căng thẳng - Kết nối tri thức

384

Với Giải SBT Giáo dục công dân 7 trang 23 trong Bài 6: Ứng phó với tâm lí căng thẳng Sách bài tập Giáo dục công dân lớp 7 Tập 1 Kết nối tri thức hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập trong SBT Giáo dục công dân 7 trang 23.

Giải SBT Giáo dục công dân 7 trang 23 Tập 1

Bài tập 5 trang 23 sách bài tập GDCD 7: Em hãy đọc các trường hợp dưới đây và trả lời câu hỏi:

Câu 3 trang 23 sách bài tập GDCD 7: Khi đối mặt với căng thẳng, em thường làm gì?

b) G là học sinh giỏi của lớp, L là một học sinh trung bình, lại thường quậy phá, trốn học. Kì thi gần tới, L cùng nhóm bạn xấu đã lập hội đe doạ, muốn G phải cho mình chép bài và chuyển đáp án cho cả nhóm. G cảm thấy rất căng thẳng. Bạn không thể tập trung học được, thường giật mình lúc ngủ, mỗi khi đến trường lại bị đổ mồ hôi tay và trán. Cuối cùng, G đã tìm đến phòng tư vấn tâm lí học đường của trường để được hỗ trợ giải toả tâm lí và tìm ra giải pháp phù hợp, an toàn nhất.

Trả lời:

Đối mặt với căng thẳng, em thường:

+ Suy nghĩ tích cực

+ Tích cực thể dục thể thao (ví dụ: tập erobic, tập yoga, chơi cầu lông…)

+ Nghe nhạc hoặc xem phim

+ Tâm sự với người thân (bố/ mẹ, anh/ chị) và bạn bè.

Bài tập 6 trang 23 sách bài tập GDCD 7: Em hãy viết lại những tình huống thường gây căng thẳng cho bản thân, từ đó tìm ra nguyên nhân, lập kế hoạch phòng, tránh để không bị rơi vào những tình huống này và cách ứng phó tích cực khi gặp những tình huống đó.

 (ảnh 1)

Trả lời:

 (ảnh 2)

Bài tập 1 trang 23 sách bài tập GDCD 7: Em hãy cho biết các ý kiến dưới đây đúng hay sai. Vì sao?

A. Bạo lực học đường chỉ có một biểu hiện là đánh nhau.

B. Bạo lực học đường do nhiều nguyên nhân gây ra.

C. Bạo lực học đường chỉ gây ra tác hại về sức khoẻ thể chất.

D. Việc phòng, chống bạo lực học đường là trách nhiệm riêng của ngành Giáo dục.

Trả lời:

- Ý kiến A. Sai. Vì: bạo lực học đường có nhiều biểu hiện khác nhau, như: đánh đập, ngược đãi, chê bai, lăng mạ, chửi bới, đe dọa, khủng bố, cố lập, lan truyền những thông tin sai sự thật…

- Ý kiến B. Đúng. Vì: nguyên nhân dẫn đến bạo lực học đường, có thể là do: đặc điểm tâm sinh lú của lứa tuổi học trò; thiếu kiến thức, thiếu kĩ năng sống; ảnh hưởng từ môi trường gia đình, môi trường xã hội không lành mạnh; sự thiếu quan tâm từ cơ sở giáo dục…

- Ý kiến C. Sai, vì: bạo lực học đường gây ra tác hại về sức khoẻ thể chất và tinh thần.

- Ý kiến D. Sai. Vì: việc phòng, chống bạo lực học đường là trách nhiệm của mỗi công dân, gia đình, nhà trường và toàn xã hội…

Xem thêm lời giải vở bài tập Giáo dục công dân lớp 7 Kết nối tri thức với cuộc sống hay, chi tiết khác:

Giải SBT Giáo dục công dân 7 trang 20 

Giải SBT Giáo dục công dân 7 trang 21

Giải SBT Giáo dục công dân 7 trang 22 

Từ khóa :
Giải bài tập
Đánh giá

0

0 đánh giá