SBT GDCD 7 Kết nối tri thức Bài 2: Quan tâm, cảm thông và chia sẻ

824

Toptailieu biên soạn và giới thiệu giải sách bài tập Giáo dục công dân 7 Bài 2: Quan tâm, cảm thông và chia sẻ sách Kết nối tri thức hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng làm các bài tập từ đó nâng cao kiến thức và biết cách vận dụng phương pháp giải vào các bài tập trong SBT Giáo dục công dân 7 Bài 1.

Sách bài tập Giáo dục công dân 7 Bài 2: Quan tâm, cảm thông và chia sẻ

Giải SBT Giáo dục công dân 7 trang 8 

Bài tập 1 trang 8 sách bài tập GDCD 7: Câu tục ngữ, thành ngữ nào dưới đây nói đến sự quan tâm, cảm thông và chia sẻ?

(Khoanh tròn vào chữ cái trước phương án em chọn)

A. Thương người như thể thương thân

B. Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ

C. Chị ngã em nâng

D. Yêu nhau lắm, cắn nhau đau

E. Chia ngọt sẻ bùi

G. Nhường cơm sẻ áo

H. Yêu nên tốt, ghét nên xấu.

Trả lời:

- Những câu tục ngữ, thành ngữ nói đến sự quan tâm, cảm thông và chia sẻ là:

A. Thương người như thể thương thân

B. Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ

C. Chị ngã em nâng

E. Chia ngọt sẻ bùi

G. Nhường cơm sẻ áo

Bài tập 2 trang 8 sách bài tập GDCD 7: Em hãy đánh dấu X ở bức tranh thể hiện sự quan tâm, cảm thông và chia sẻ.

 (ảnh 1)

Em hãy đưa ra lời khuyên cho bạn chưa biết quan tâm, cảm thông và chia sẻ.

Trả lời:

- Những bức tranh thể hiện sự quan tâm, cảm thông và chia sẻ là: tranh số 1, 2, 4.

- Lời khuyên cho bạn nhỏ trong bức tranh số 3: Không nên cười đùa, bắt chước dáng đi của người khuyết tật, vì họ đã gặp thiệt thòi trong cuộc sống nên chúng ta cần cảm thông, giúp đỡ họ.

Giải SBT Giáo dục công dân 7 trang 9 

Bài tập 3 trang 9 sách bài tập GDCD 7: Trong cuộc sống, em đã thể hiện sự quan tâm, cảm thông và chia sẻ như thế nào? Hãy viết lại vào bảng sau:

 (ảnh 1)

Trả lời:

 (ảnh 2)

Giải SBT Giáo dục công dân 7 trang 10

Bài tập 4 trang 10 sách bài tập GDCD 7Em hãy nhận xét hành vi của các bạn dưới đây:

A. Mặc dù rất yêu quý ông bà nhưng H ít khi gọi điện hỏi thăm vì cho rằng như thế là không cần thiết.

B. Thấy hoàn cảnh báo hàng xóm khó khăn, M xin mẹ rau và gạo mang sang biếu bác.

C. Thỉnh thoảng, K lại mượn V mấy thứ lặt vặt như cục tẩy, bút chì, ... Thấy vậy, C ngạc nhiên hỏi: “Cậu cũng có những thứ đó, sao phải mượn của V làm gì?”. K đáp: “Nhà Vở cạnh nhà mình. V rất mặc cảm về hoàn cảnh khó khăn của bản thân, nên tớ làm như vậy để bạn ấy có nhờ gì tớ thì cũng sẽ thấy thoải mái hơn”.

D. Trên đường đi học về, thấy một bạn bị bắt nạt, T đã dừng lại can ngăn.

Trả lời:

Trường hợp A. Suy nghĩ và việc làm của H không đúng, bạn cần thường xuyên gọi điện hỏi thăm để thể hiện sự quan tâm với ông bà, để ông bà đỡ cảm thấy cô đơn.

Trường hợp B. Việc làm của M thể hiện quan tâm, cảm thông và chia sẻ với hàng xóm láng giềng.

Trường hợp C. Việc làm của K thể hiện bạn rất tinh tế khi quan tâm, cảm thông và chia sẻ với bạn bè.

Trường hợp D. Việc làm của T thể hiện bạn đã biết quan tâm, giúp đỡ bạn bè.

Bài tập 5 trang 10 sách bài tập GDCD 7Em hãy viết về một người luôn quan tâm, cảm thông và chia sẻ với người khác. Bày tỏ suy nghĩ, cảm nhận của em về việc làm của người đó.

Trả lời:

-Câu chuyện “Hiếu cõng Minh đi học”:

+ Tình bạn của Ngô Văn Hiếu và Nguyễn Tất Minh (cùng ngụ thôn 1, xã Đồng Thắng, huyện Triệu Sơn, Thanh Hóa) vẫn được người dân địa phương, thầy cô và bạn bè thán phục, ví như câu truyện cổ tích giữa đời thường.

+ Suốt 10 năm qua, không kể ngày mưa hay nắng, Hiếu đều đặn đưa Minh đến trường trên đôi chân của mình vì Minh bị dị tật bẩm sinh.

+ Giờ đây, đôi bạn thân này lại sắp cùng nhau bước vào giảng đường đại học.

-Bài học rút ra từ câu truyệnluôn yêu thương, sẻ chia, cảm thông và giúp đỡ với những hoàn cảnh khó khăn hơn mình.

Từ khóa :
Giải bài tập
Đánh giá

0

0 đánh giá