SBT Địa lí 10 (Kết nối tri thức) Bài 1: Môn Địa lí với định hướng nghề nghiệp

803

Toptailieu biên soạn và giới thiệu giải sách bài tập Địa lí 10 Bài 1: Môn Địa lí với định hướng nghề nghiệp sách Kết nối tri thức hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng làm các bài tập từ đó nâng cao kiến thức và biết cách vận dụng phương pháp giải vào các bài tập trong SBT Địa lí 10 Bài 1  .

SBT Địa lí 10 (Kết nối tri thức) Bài 1: Môn Địa lí với định hướng nghề nghiệp

SBT Địa lí 10 Kết nối tri thức trang 5

Bài 1 trang 5 SBT Địa lí 10: Lực chọn đáp án đúng

Câu 1.1 trang 5 SBT Địa lí 10: Đặc điểm cơ bản nhất của môn Địa lí là

A. môn xã hội.

B. mang tính tổng hợp.

C. môn tự nhiên.

D. liên quan đến bản đồ.

Lời giải:

Đáp án đúng là: B

Câu 1.2 trang 5 SBT Địa lí 10: Phát biểu nào sau đây không đúng khi nói về đặc điểm của môn Địa lí?

A. Địa lí được học ở tất cả các cấp học phổ thông.

B. Địa lí là môn học thuộc nhóm môn khoa học xã hội.

C. Môn Địa lí mang tính tổng hợp.

D. Địa lí là môn độc lập, không có mối liên quan với các môn học khác.

Lời giải:

Đáp án đúng là: D

Câu 1.3 trang 5 SBT Địa lí 10: Môn Địa lí có liên quan đến nhiều ngành nghề khác nhau trong xã hội là do

A. nội dung môn Địa lí mang tính tổng hợp.

B. ra đời từ rất sớm.

C. là môn học độc lập.

D. vai trò quan trọng của môn Địa lí.

Lời giải:

Đáp án đúng là: A

Câu 1.4 trang 5 SBT Địa lí 10: Những nhóm ngành nghề nào sau đây liên quan chặt chẽ đến kiến thức môn Địa lí?

A. Dân số, tài nguyên, môi trường.

B. Thể dục, thể thao, văn hoá.

C. Lịch sử, khảo cổ, công tác xã hội.

D. Kinh tế, công nghệ, ngoại giao.

Lời giải:

Đáp án đúng là: A

Bài 2 trang 5 SBT Địa lí 10: Trong các câu sau, câu nào đúng, câu nào sai ? Hãy sửa các câu sai.

a) Địa lí là môn học thuộc nhóm môn khoa học tự nhiên.

b) Môn Địa lí mang tính tổng hợp, gồm cả lĩnh vực khoa học tự nhiên và lĩnh vực khoa học xã hội.

c) Môn Địa lí có vai trò quan trọng trong đời sống, sản xuất.

d) Kiến thức địa lí hỗ trợ cho nhiều lĩnh vực, ngành nghề khác nhau trong xã hội.

Lời giải:

- Câu sai: A. Địa lí là môn học thuộc nhóm khoa học tự nhiên.

- Sửa: Địa lí là môn học thuộc nhóm môn khoa học xã hội.

SBT Địa lí 10 Kết nối tri thức trang 6

Bài 3 trang 6 SBT Địa lí 10: Hãy sử dụng các cụm từ sau để hoàn thành đoạn văn dưới đây:

SBT Địa lí 10 trang 6 Kết nối tri thức (ảnh 1)

Môn Địa lí giúp các em có được những hiểu biết cơ bản về (1)........... các ngành nghề có liên quan đến địa lí, khả năng ứng dụng (2)................... trong đời sống; củng cố và mở rộng nền tảng tri thức, kĩ năng phổ thông, tạo Cơ sở vững chắc để các em tiếp tục theo học (3)................. liên quan; đồng thời giáo dục cho các em lòng yêu nước, tinh thần hợp tác quốc tế, nhận thức đúng đắn và (4)................... với môi trường.

Lời giải:

Môn Địa lí giúp các em có được những hiểu biết cơ bản về (1) khoa học địa lícác ngành nghề có liên quan đến địa lí, khả năng ứng dụng (2) kiến thức địa lí trong đời sống; củng cố và mở rộng nền tảng tri thức, kĩ năng phổ thông, tạo Cơ sở vững chắc để các em tiếp tục theo học (3) các ngành nghề liên quan; đồng thời giáo dục cho các em lòng yêu nước, tinh thần hợp tác quốc tế, nhận thức đúng đắn và (4) có trách nhiệm với môi trường.

Bài 4 trang 6 SBT Địa lí 10: Ghép ô bên trái với ô bên phải sao cho phù hợp về các ngành nghề có liên quan đến môn Địa lí.

SBT Địa lí 10 trang 6 Kết nối tri thức (ảnh 2)

Lời giải:

- Ghép: 1 - a, c, d, e, g, h, i

- Ghép: 2 - b, d, e, h, i

- Ghép: 3 - a, b, c, d, e, g, h, i

Bài 5 trang 6 SBT Địa lí 10: Tại sao một trong những yêu cầu đối với hướng dẫn viên du lịch là phải hiểu biết về địa lí và lịch sử?

Lời giải:

- Lịch sử và Địa lí cung cấp những kiến thức từ cơ bản đến chuyên sâu về các vấn đề khoa học địa lí, lịch sử. Từ quá khứ, hiện tại và tương lai của từng địa phương đối với thế giới.

⇒ Làm hướng dẫn viên du lịch phải có những hiểu biết nhất định về lịch sử, địa lí những địa danh mình giới thiệu, quảng bá đến với du khách.

Xem thêm các bài giải SBT Địa Lí lớp 10 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Bài 2: Một số phương pháp biểu hiện các đối tượng địa lí trên bản đồ

Bài 3: Sử dụng bản đồ trong học tập và đời sống, một số ứng dụng của GPS và bản đồ số trong đời sống

Bài 4: Sự hình thành Trái Đất. Vỏ Trái Đất và vật liệu cấu tạo vỏ Trái Đất

Bài 5: Hệ quả địa lí các chuyển động của Trái Đất

Bài 6: Thạch quyển. Thuyết kiến tạo mảng

Đánh giá

0

0 đánh giá