Sinh học 10 Cánh diều Bài 3: Giới thiệu chung về các cấp độ tổ chức của thế giới sống

841

Toptailieu biên soạn và giới thiệu lời giải bài tập Sinh học lớp 10 Bài 3: Giới thiệu chung về các cấp độ tổ chức của thế giới sống Cánh diều hay, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời câu hỏi Sinh học 10 Bài 3 từ đó học tốt môn Sinh 10.

Giải SGK Sinh học 10 Bài 3 (Cánh diều): Giới thiệu chung về các cấp độ tổ chức của thế giới sống

Mở đầu trang 19 Sinh học 10: Kể tên các cấp độ tổ chức của cơ thể đa bào. Thế giới sống có thể được sắp xếp, tổ chức theo các cấp độ nào?

Lời giải:

- Các cấp độ tổ chức của cơ thể đa bào: phân tử, bào quan, tế bào, mô, cơ quan, hệ cơ quan, cơ thể.

- Thế giới sống có thể được sắp xếp, tổ chức theo các cấp độ: phân tử, bào quan, tế bào, mô, cơ quan, hệ cơ quan, cơ thể, quần thể, quần xã, hệ sinh thái, sinh quyển.

I. Các cấp độ tổ chức sống

Câu hỏi 1 trang 19 Sinh học 10: Quan sát hình 3.1 và dựa vào kiến thức đã học, hãy mô tả các cấp độ tổ chức sống.

Quan sát hình 3.1 và dựa vào kiến thức đã học, hãy mô tả các cấp độ tổ chức sống

 

Lời giải:

Mô tả các cấp độ tổ chức sống:

- Phân tử: Phân tử được cấu tạo từ các nguyên tử. Ví dụ: Phân tử nước H2O được cấu tạo từ 2 nguyên tử hidro và 1 nguyên tử O.

- Bào quan: Các phân tử liên kết với nhau tạo nên các bào quan. Ví dụ: Phân tử DNA và phân tử protein liên kết với nhau tạo nên nhiễm sắc thể trong nhân tế bào.

- Tế bào: Nhiều bào quan cấu thành nên tế bào. Ví dụ: Tế bào động vật gồm nhiều bào quan như: ti thể, riboxom, bộ máy Gongi,…

- Mô: Tập hợp nhiều tế bào giống nhau cùng thực hiện một chức năng tạo thành mô. Ví dụ: Nhiều tế bào thần kinh tạo thành mô thần kinh,…

- Cơ quan: Tập hợp nhiều mô tạo thành cơ quan. Ví dụ: Dạ dày được cấu tạo từ mô cơ, mô liên kết, mô thần kinh, mô biểu bì,…

- Hệ cơ quan: Tập hợp cơ quan cùng thực hiện một chức năng tạo thành hệ cơ quan

Ví dụ: Hệ tuần hoàn gồm tim và hệ mạch (động mạch, mao mạch, tĩnh mạch);…

- Cơ thể: Nhiều hệ cơ quan phối hợp nhịp nhàng, thống nhất tạo thành cơ thể. Ví dụ: Cơ thể người gồm nhiều hệ cơ quan: hệ thần kinh, hệ tuần hoàn, hệ tiêu hoá, hệ bài tiết, hệ sinh dục,…

- Quần thể: Tập hợp nhiều cá thể cùng loài, cùng sinh sống trong một khoảng không gian và thời gian, có khả năng sinh sản trong tự nhiên tạo ra thế hệ sau tạo thành một quần thể. Ví dụ: Quần thể trâu rừng, quần thể cây cọ tại một vùng đồi của Phú Thọ,…

- Quần xã: Tập hợp nhiều quần thể khác loài cùng sinh sống trong một khoảng không gian và thời gian tạo thành quần xã. Ví dụ: Quần xã các loài trong rừng Cúc Phương,…

- Hệ sinh thái: Bao gồm quần xã sinh vật và sinh cảnh (môi trường sống vô sinh của quần xã). Ví dụ: Hệ sinh thái rừng mưa nhiệt đới,…

- Sinh quyển là hệ sinh thái lớn nhất.

Câu hỏi trang 20 Sinh học 10

Câu hỏi 2 trang 20 Sinh học 10: Cấp độ tổ chức sống là gì? Nêu ví dụ cho mỗi cấp độ tổ chức sống?

Lời giải:

- Khái niệm: Cấp độ tổ chức sống là vị trí của một tổ chức sống trong thế giới sống được xác định bằng số lượng và chức năng nhất định các yếu tố cấu thành tổ chức đó.

- Ví dụ cho mỗi cấp độ tổ chức sống:

+ Phân tử: protein, DNA, carbohydrate, lipid,…

+ Bào quan: ti thể, nhân, bộ máy Golgi, ribosome,…

+ Tế bào: tế bào tim, tế bào biểu bì, tế bào cơ, tế bào hồng cầu,…

+ Mô: mô biểu bì, mô liên kết, mô cơ, mô thần kinh.

+ Cơ quan: tim, gan, phổi, thận, não bộ,…

+ Hệ cơ quan: hệ tuần hoàn, hệ bài tiết, hệ hô hấp, hệ thần kinh,…

+ Cơ thể: cơ thể con hổ

+ Quần thể: quần thể hổ

+ Quần xã – hệ sinh thái: hệ sinh thái rừng mưa nhiệt đới

Câu hỏi 3 trang 20 Sinh học 10: Mỗi cấp độ tổ chức sống tuy có những đặc điểm riêng nhưng tất cả các cấp độ đều có những đặc điểm chung nào?

Lời giải:

Tất cả các cấp độ đều có những đặc điểm chung sau:

- Tổ chức theo nguyên tắc thứ bậc: Tổ chức cấp dưới làm nền tảng cấu tạo nên tổ chức cấp trên, tổ chức cấp trên không chỉ mang đặc điểm của tổ chức cấp dưới mà còn có những đặc tính nổi trội mà tổ chức cấp dưới không có.

- Hệ thống mở và tự điều chỉnh:

+ Hệ thống mở: Sinh vật luôn trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng với môi trường đồng thời góp phần biến đổi môi trường.

+ Hệ thống tự điều chỉnh: Mọi cấp độ tổ chức sống đều có khả năng tự điều chỉnh đảm bảo duy trì sự cân bằng động trong hệ thống.

- Thế giới sống liên tục tiến hoá: Sự biến đổi vật chất di truyền (DNA, NST) tạo nguồn biến dị cho quá trình tiến hóa của sinh giới, qua đó thiết lập các trạng thái cân bằng mới thích nghi với môi trường sống.

Câu hỏi 4 trang 20 Sinh học 10: Thế nào là tổ chức theo nguyên tắc thứ bậc? Cho ví dụ?

Lời giải:

- Tổ chức theo nguyên tắc thứ bậc là tổ chức dưới làm nền tảng cấu tạo nên tổ chức cấp trên. Tổ chức cấp trên không chỉ mang đặc điểm của tổ chức cấp dưới mà còn có những đặc tính nổi trội mà cấp tổ chức không có.

- Ví dụ:

+ Quần thể là một cấp độ tổ chức gồm nhiều cá thể cùng loài cùng sinh sống trong một khoảng không gian, thời gian và sinh sản được với nhau trong tự nhiên, có các mối quan hệ giữa các cá thể mà ở cấp độ cơ thể không có.

+ Một loại tế bào ở dạ dày chỉ thực hiện một chức năng nhất định (tế bào chính tiết ra pepsinogen – enzyme pepsin ở trạng thái chưa hoạt động, tế bào viền tiết ra HCl, tế bào cơ chỉ có tác dụng co dãn) nhưng khi có nhiều loại tế bào tập hợp lại tạo thành dạ dày, dạ dày vừa có khả năng tiết dịch vị vừa bóp để tiêu hóa thức ăn.

Luyện tập trang 20 Sinh học 10

Luyện tập 1 trang 20 Sinh học 10: Cấp độ tổ chức nào được xem là cấp độ tổ chức sống cơ bản? Vì sao?

Lời giải:

- Các cấp độ tổ chức sống cơ bản bao gồm tế bào, cơ thể, quần thể, quần xã – hệ sinh thái.

- Giải thích: Tế bào, cơ thể, quần thể, quần xã – hệ sinh thái được xem là cấp độ tổ chức sống cơ bản vì chúng có cấu trúc ổn định, có thể thực hiện được các chức năng sống cơ bản như trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng, sinh trưởng và phát triển, sinh sản, cảm ứng, có khả năng tự điều chỉnh, thích nghi với môi trường sống một cách độc lập.

Luyện tập 2 trang 20 Sinh học 10: Lấy ví dụ về khả năng tự điều chỉnh của cơ thể người?

Lời giải:

Ví dụ về khả năng tự điều chỉnh của cơ thể người:

- Khả năng tự điều chỉnh nhiệt độ cơ thể: Khi cơ thể ở môi trường có nhiệt độ cao, hệ mạch dưới da sẽ dãn ra, lỗ chân lông giãn mở, mồ hôi tiết ra làm mát cơ thể. Khi cơ thể ở môi trường có nhiệt độ thấp, các mạch máu dưới da co lại, xuất hiện hiện tượng run để làm ấm cơ thể.

- Khả năng tự điều chỉnh đường huyết trong máu: Khi lượng đường trong máu giảm (xa bữa ăn), cơ thể sẽ tiến hành phân giải glycogen dự trữ để đưa lượng đường trong máu về mức ổn định. Khi lượng đường trong máu tăng cao (vừa ăn xong), cơ thể tiến hành chuyển hóa lượng đường dư thừa thành glycogen để hạ lượng đường trong máu về mức bình thường.

III. Quan hệ giữa các cấp độ tổ chức sống

Câu hỏi 5 trang 21 Sinh học 10: Trình bày quan hệ phụ thuộc nhau giữa các cấp độ tổ chức sống.

Lời giải:

Quan hệ phụ thuộc nhau giữa các cấp độ tổ chức sống được thể hiện trong quan hệ thứ bậc về cấu trúc và chức năng:

- Quan hệ thứ bậc về cấu trúc: Cấp độ tổ chức lớn hơn được hình thành từ cấp độ tổ chức nhỏ hơn liền kề.

- Quan hệ thứ bậc về chức năng:

+ Các phân tử, bào quan chỉ thực hiện được chức năng sống khi là những yếu tố cấu thành tế bào.

+ Tế bào là đơn vị cấu trúc và chức năng của mọi cơ thể sống.

+ Cơ thể đa bào qua quá trình sinh trưởng, phát triển với cơ chế phân hóa hình thành các cơ quan, bộ phận thực hiện chức năng tương ứng của cơ thể.

+ Các cá thể cùng loài phân bố trong khu vực nhất định tương tác với nhau trong các mối quan hệ cùng loài tạo nên quần thể.

+ Các quần thể khác loài sống trong cùng một khu vực nhất định tương tác với nhau trong các mối quan hệ cùng loài và khác loài hình thành nên quần xã sinh vật.

+ Quần xã sinh vật tương tác với môi trường sống hình thành hệ sinh thái.

+ Các hệ sinh thái trên Trái Đất hình thành Sinh Quyển.

Luyện tập 3 trang 21 Sinh học 10: Quan sát hình 3.2, mô tả mối quan hệ giữa các cấp độ tổ chức sống ở cơ thể người?

Quan sát hình 3.2, mô tả mối quan hệ giữa các cấp độ tổ chức sống ở cơ thể ngườiLời giải:

Mô tả mối quan hệ giữa các cấp độ tổ chức sống ở cơ thể người được thể hiện ở hình 3.2:

- Quan hệ thứ bậc về cấu trúc: Các cấp độ tổ chức tạo nên hệ tiêu hóa trong cơ thể người có mối quan hệ thứ bậc về cấu trúc trong đó tế bào biểu mô ruột → biểu mô ruột → ruột non → hệ tiêu hóa → cơ thể.

- Quan hệ thứ bậc về chức năng: Tế bào biểu mô ruột thực hiện chức năng hấp thụ chất dinh dưỡng, nhờ đó ruột non và hệ tiêu hóa thực hiện được chức năng tiêu hóa và hấp thụ dinh dưỡng của cơ thể người.

Đánh giá

0

0 đánh giá