Vận dụng trang 28 Sinh học 10 Cánh diều

775

Với giải Vận dụng trang 28 Sinh học lớp 10 Cánh diều chi tiết trong Bài 5: Các nguyên tố hóa học và nước giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Sinh học 10. Mời các bạn đón xem:

Vận dụng trang 28 Sinh học 10 

Vận dụng 3 trang 28 Sinh học 10:Tại sao hằng ngày chúng ta phải uống đầy đủ nước? Cơ thể có biểu hiện gì khi bị mất nhiều nước?

Lời giải:

- Hằng ngày chúng ta phải uống đầy đủ nước vì: 

+ Nước có vai trò quan trọng đối với cấu tạo và sự hoạt động chức năng của cơ thể. Cơ thể luôn phải duy trì một mức cân bằng nước ổn định, nếu thiếu nước cơ thể không thể hoạt động sống bình thường.

+ Trong khi đó, lượng nước khi lấy vào cơ thể sẽ được tế bào sử dụng hoặc đào thải ra ngoài bởi các hoạt động bài tiết qua nước tiểu, phân, mồ hôi,… dẫn đến tình trạng thiếu hụt nước trong cơ thể. Bởi vậy, để đảm bảo cân bằng nước ổn định, chúng ta cần uống đủ nước mỗi ngày.

- Biểu hiện của cơ thể khi mất nước:

+ Ở trẻ em: Khô miệng và khô lưỡi, khóc không có nước mắt, tã của trẻ không ướt sau mỗi 3 giờ, mắt má trũng, nặng hơn trẻ có thể rơi vào trạng thái lừ đừ,…

+ Ở người lớn: Khô miệng, ngủ gà, lơ mơ, yếu cơ, sốt/ớn lạnh, hoa mắt, chóng mặt,…

+ Các triệu chứng nặng (khi mất 10 – 15% tổng lượng nước trong cơ thể) gồm: không chảy mồ hôi, mắt trũng, da khô hoặc nhăn nheo, huyết áp thấp, nhịp tim tăng, sốt, mê sảng, mất ý thức. 

Vận dụng 4 trang 28 Sinh học 10:Nêu biện pháp cấp cứu khi cơ thể mất nước do bị sốt cao, tiêu chảy.

Lời giải:

Các biện pháp cấp cứu khi cơ thể bị mất nước khi sốt cao, tiêu chảy:

- Trong trường hợp trẻ sơ sinh hoặc trẻ nhỏ mất nước do tiêu chảy, có biểu hiện nôn hoặc sốt có thể sử dụng dung dịch oresol (nếu có) hoặc nước cháo muối. Đó là những dung dịch bù nước và điện giải rất tốt.

- Đối với người trưởng thành trong trường hợp mất nước nhẹ do tiêu chảy, nôn hoặc sốt chỉ cần uống nhiều nước để bù lại lượng nước mất đi. Lưu ý tuyệt đối không sử dụng nước trái cây hay nước ngọt vì có thể khiến tình trạng bệnh tệ hơn.

- Trong trường hợp mất nước nghiêm trọng kể cả đối với trẻ em hay người lớn đều là tình trạng cấp cứu và cần đưa ngay đến cơ sở y tế gần nhất để có hướng xử trí kịp thời. Lúc này, bù nước và điện giải theo cách thông thường sẽ không hiệu quả bằng truyền trực tiếp qua đường tĩnh mạch. Nước, muối và các chất điện giải truyền qua đường tĩnh mạch sẽ được hấp thu nhanh hơn do đó tăng tốc độ hồi phục của cơ thể.

Xem thêm các bài giải Sinh học lớp 10 Cánh diều hay, chi tiết khác:

Mở đầu trang 25 Sinh học 10: Dựa vào hình 5.1, hãy cho biết màng sinh chất (màng tế bào) được cấu tạo từ những hợp chất nào. Các hợp chất này được tạo thành từ những nguyên tố hóa học nào?...

Câu hỏi trang 26 Sinh học 10...

Vận dụng trang 26 Sinh học 10...

Câu hỏi trang 27 Sinh học 10...

Luyện tập 1 trang 27 Sinh học 10:Quan sát hình 5.4 và cho biết carbon có thể tạo nên loại liên kết và loại mạch gì trong các hợp chất. Từ đó giải thích vai trò của nguyên tố carbon trong cấu tạo các hợp chất của tế bào?...

Câu hỏi trang 28 Sinh học 10...

Luyện tập 2 trang 28 Sinh học 10:Lấy ví dụ một số phản ứng hóa học trong tế bào hoặc cơ thể có sự tham gia của nước...

Đánh giá

0

0 đánh giá