Toptailieu.vn xin giới thiệu sơ lược Lý thuyết Thực hành: Khảo sát thực nghiệm các định luật dao động của con lắc đơn Vật Lí 12 chọn lọc, hay nhất giúp học sinh lớp 12 ôn luyện để nắm chắc kiến thức cơ bản và đạt kết quả cao trong các bài thi môn Vật Lí.
Mời các bạn đón xem:
Thực hành: Khảo sát thực nghiệm các định luật dao động của con lắc đơn (Lý thuyết + 4 bài tập có lời giải)
I. Lý thuyết Thực hành: Khảo sát thực nghiệm các định luật dao động của con lắc đơn
1. Mục đích
+ Khảo sát thực nghiệm để phát hiện ảnh hưởng của biên độ, khối lượng, chiều dài của con lắc đơn đối với chu kì dao động T, từ đó tìm ra công thức tính chu kì , và ứng dụng gia tốc trọng trường g tại nơi làm thí nghiệm.
2. Dụng cụ thí nghiệm
Gồm:
+ Bộ ba quả nặng loại 50g
+ Sợi dây mảnh không giãn dài khoảng 1m
+ Giá thí nghiệm dùng treo con lắc đơn có cơ cấu điều chỉnh chiều dài của con lắc đơn.
+ Đồng hồ bấm giây (sai số ± 0,2s) hoặc đồng hồ hiện số có cổng quang điện.
+ Một thước đo chiều dài khoảng 500mm.
+ Một tờ giấy kẻ ô milimet.
3. Tiến hành thí nghiệm
a. Chu kì dao động T của con lắc đơn phụ thuộc vào biên độ dao động như thế nào?
Tiến hành:
+ Quả nặng 50g, chiều dài con lắc đơn 50cm; kéo con lắc lệch khỏi vị trí cân bằng biên độ A = 3cm.
+ Đo thời gian con lắc thực hiện 10 dao động toàn phần (mỗi lần đo thời gian, ta đo lặp lại 5 lần, rồi lấy giá trung bình)
+ Thực hiện phép đo trên với các giá trị khác nhau của biên độ A (A = 3, 6, 9, 18cm)
Ghi kết quả vào bảng số liệu Bảng 6.1
Bảng 6.a: m = 50g, l = 50,0cm
A (cm) | sinα = A/l | Góc lệch α (o) | Thời gian 10 dao động t (s) | Chu kì T (s) |
A1 = 3,0 | 0,06 | 3,44o | t1 = 14,32 ± 0,32 | T1 = 1,432 ± 0,032 |
A2 = 6,0 | 0,12 | 6,89o | t2 = 14,12 ± 0,20 | T2 = 1,412 ± 0,020 |
A3 = 9,0 | 0,18 | 10,37o | t3 = 14,54 ± 0,24 | T3 = 1,454 ± 0,024 |
A4 = 18 | 0,36 | 21,1o | t4 = 15,84 ± 0,31 | T4 = 1,584 ± 0,031 |
Từ bảng số liệu rút ra định luật về chu kì của con lắc đơn dao động với biên độ nhỏ.
Định luật: Con lắc đơn dao động với biên độ nhỏ (α < 10o) thì coi là dao động điều hòa, chu kỳ của con lắc khi đó không phụ thuộc vào biên độ dao động.
b. Chu kì dao động T của con lắc đơn phụ thuộc vào khối lượng m của con lắc như thế nào?
+ Chiều dài con lắc đơn cố định 50cm, khối lượng của con lắc lần lượt là: 50; 100, 150g
+ Đo thời gian 10 dao động toàn phần để xác định chu kì T
Bảng 6.b: l = 50,0cm, A = 3cm
m (g) | Thời gian 10 dao động t (s) | Chu kì T(s) |
50 | tA = 14,16 ± 0,26 | TA = 1,416 ± 0,026 |
100 | tB = 14,22 ± 0,20 | TB = 1,422 ± 0,020 |
150 | tC = 14,36 ± 0,28 | TC = 1,436 ± 0,028 |
Từ bảng số liệu: Phát biểu định luật về khối lượng của con lắc đơn dao động nhỏ (α < 10o): Chu kỳ của con lắc đơn dao động nhỏ (α > 10o) không phụ thuộc vào khối lượng của con lắc.
c. Chu kì dao động T của con lắc đơn phụ thuộc vào chiều dài của con lắc như thế nào?
- Dùng con lắc đơn có khối lượng là 50g, chiều dài là 50cm, Đo thời gian 10 dao động để xác định chu kì T1
- Thay đổi chiều dài con lắc đơn, giữ nguyên khối lượng, đo thời gian 10 dao động để tính chu kì T2 và T3
Bảng 6.c
Chiều dài l (cm) | Thời gian t = 10T (s) | Chu kì T(s) | T2 (s2) | T2/l (s2/cm) |
l1 = 50,0 ± 0,1 | t1 = 14,29 ± 0,28 | T1 = 1,429 ± 0,028 | T12 = 2,0420 ± 0,0800 | T12/l1 = 0,0408 ± 0,00168 |
l2 = 45,0 ± 0,1 | t2 = 13,52 ± 0,24 | T2 = 1,352 ± 0,024 | T22 = 1,8279 ± 0,0649 | T22/l1 = 0,0416 ± 0,00157 |
l3 = 60,0 ± 0,1 | t3 = 15,78 ± 0,32 | T3 = 1,578 ± 0,032 | T32 = 2,4900 ± 0,1010 | T32/l1 = 0,0415 ± 0,00175 |
- Vẽ đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc của T vào l. Rút ra nhận xét
- Vẽ đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc của T2 vào l. Rút ra nhận xét
- Phát biểu định luật về chiều dài của con lắc đơn.
d. Kết luận:
a) Từ các kết quả nhận được ở trên suy ra: Chu kỳ dao động của con lắc đơn với biên độ nhỏ, tại cùng một nơi, không phụ thuộc vào khối lượng và biên độ dao động của con lắc mà tỉ lệ với căn bậc hai chiều dài của con lắc theo công thức: T = a√l
Trong đó kết quả thí nghiệm cho ta giá trị a = 2,032
b) Theo công thức lí thuyết về chu kỳ dao động của con lắc đơn dao động với biên độ nhỏ:
Trong đó (với g lấy bằng 9,8m/s2)
So sánh kết quả đo a cho thấy công thức (*) đã được nghiệm đúng.
c) Tính gia tốc trọng trường g tại nơi làm thí nghiệm theo giá trị a thu được từ thực nghiệm.
II. Bài tập Thực hành: Khảo sát thực nghiệm các định luật dao động của con lắc đơn
Lời giải:
Dự đoán chu kì T của con lắc đơn phụ thuộc vào những đại lượng đặc trưng chiều dài l, khối lượng vật nặng m, biên độ góc α0.
Để kiểm tra từng dự đoán đó, ta cần tiến hành thí nghiệm thay đổi một đại lượng và giữ không đổi hai đại lượng còn lại.
Lời giải:
Dự đoán chu kì dao động của con lắc đơn phụ thuộc vào nơi làm thí nghiệm, để kiểm chứng dự đoán đó, ta cần tiến hành thí nghiệm với con lắc có chiều dài không đổi tại những nơi khác nhau.
Lời giải:
Không thể đo chu kì con lắc đơn có chiều dài nhỏ hơn 10cm vì khi đó kích thước của quả nặng là đáng kể so với chiều dài dây, do đó khó tạo ra dao động với biên độ nhỏ dẫn đến khó đo chu kì T.
Lời giải:
Dùng con lắc dài để xác định gia tốc trọng trường g cho kết quả chính xác hơn khi dùng con lắc ngắn vì sai số tỉ đối
CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ VÀ DỊCH VỤ GIÁO DỤC VIETJACK
- Người đại diện: Nguyễn Thanh Tuyền
- Số giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh: 0108307822, ngày cấp: 04/06/2018, nơi cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội.
2021 © All Rights Reserved.