Bạn cần đăng nhập để báo cáo vi phạm tài liệu

SBT Kinh tế Pháp luật 10 trang 70 Kết nối tri thức

337

Với Giải SBT Kinh tế Pháp luật 10 trang 70 trong Bài 22: Tòa án nhân dân và Viện kiểm sát nhân dân Sách bài tập KTPL lớp 10 Tập 1 Kết nối tri thức hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập trong SBT KTPL 10 trang 70.

Giải SBT Kinh tế Pháp luật 10 trang 70 Tập 1

Bài tập 1 trang 70 SBT Kinh tế Pháp luật 10: Khoanh tròn vào chữ cái trước phương án em chọn

c) Toà án nhân dân và Viện kiểm sát nhân dân chịu sự giám sát của

A. Quốc hội.

B. Hội đồng nhân dân.

C. Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.

D. Tất cả các phương án trên.

Lời giải:

Đáp án đúng là: D

Bài tập 2 trang 70 SBT Kinh tế Pháp luật 10: Em hãy cho biết các ý kiến sau đây đúng hay sai. Vì sao?

a, Người dân có thể nộp đơn ở bất cứ Toà án nào để yêu cầu giải quyết những vấn đề của mình.

b, Khi không đồng tình với quyết định của Viện kiểm sát, người dân có thể khiếu nại lên Viện kiểm sát cấp cao hơn để được giải quyết.

c, Một số phiên toà xét xử các vụ án liên quan đến trẻ em sẽ không được xét xử công khai.

d, Bản án của Toà án luôn luôn đúng và không bao giờ bị huỷ.

Lời giải:

a, Sai, vì Toà án nhân dân được phân chia thành chia thành các cấp ( Tòa án nhân dân cấp huyện, Toà án nhân dân cấp tỉnh, Toà án nhân dân cấp cao, Toà án nhân dân tối cao,... và Toà án chuyên trách), do đó khi cần, người dân cần nộp đơn ở Toà án phù hợp để được giải quyết vấn đề của bản thân.

b, Đúng, vì Viện kiểm sát nhân dân là một bộ phận của bộ máy nhà nước, được tổ chức và hoạt động theo pháp luật. Viện kiểm sát cấp trên có trách nhiệm kiểm tra, xử lý nghiêm minh vi phạm pháp luật của Viện kiểm sát cấp dưới. Viện trưởng Viện kiểm sát cấp trên có quyền rút, đình chỉ, huỷ bỏ quyết định trái pháp luật của Viện trưởng Viện kiểm sát cấp dưới. Do đó, nếu không chấp thuận, đồng tình với quyết định của Viện kiểm sát, người dân có thể khiếu nại lên Viện kiểm sát cấp cao hơn.

c, Đúng, vì một số phiên toà liên quan đến trẻ em cần bảo mật những thông tin liên quan đến trẻ em để tránh gây ảnh hưởng cuộc sống hoặc tương lai sau này của trẻ em nên được xét xử kín.

d, Sai, vì trong một số trường hợp, bản án của Toà án có thể xảy ra sai sót và sẽ bị huỷ bỏ.

d, Sai, vì trong một số trường hợp, bản án của Toà án có thể xảy ra sai sót và sẽ bị huỷ bỏ.

Bài tập 3 trang 70 SBT Kinh tế Pháp luật 10: Em đồng tình hay không đồng tình với hành vi nào sau đây? Vì sao?

a, Cán bộ Viện kiểm sát A kể lại với mọi người trong gia đình diễn biến quá trình điều tra vụ án mà mình đang tham gia.

b, Là thư kí Toà án, chị B luôn tận tình hướng dẫn người dân các thủ tục cần thiết để nộp cho Toà án khi có yêu cầu giải quyết tranh chấp.

c, Trường C tổ chức các phiên toà giả định về những vụ án liên quan đến bạo lực học đường để học sinh theo dõi.

d, Không đồng tình với một số quan điểm của kiểm sát viên tại phiên toà nên ông N đã gửi thư góp ý dù vụ án đó không liên quan gì đến mình.

Lời giải:

a, Không đồng tình, vì hành vi của cán bộ Viện kiểm sát Alà sai, vi phạm pháp luật, đáng bị phê phán. Hành vi đó đã tiết lộ các thông tin của vụ án, có thể sẽ gây ảnh hưởng xấu đến quá trình điều tra vụ án.

b, Đồng tình, vì hành vi của chị B là đúng, thực hiện tốt trách nhiệm của bản thân trong công việc, đảm bảo quyền lợi của nhân dân.

c, Đồng tình, vì thông qua các phiên toà giả định về bạo lực học đường, học sinh được cung cấp kiến thức bổ ích về pháp luật, nâng cao ý thức trong phòng, chống bạo lực học đường.

d, Đồng tình, Vì việc làm của ông N có thể sẽ hỗ trợ kiểm sát viên phát hiện một số sai sót (nếu có) và đưa ra những quyết định chính xác hơn.

Xem thêm lời giải vở bài tập KTPL lớp 10 Kết nối tri thức với cuộc sống hay, chi tiết khác:

SBT Kinh tế pháp luật 10 trang 69

SBT Kinh tế pháp luật 10 trang 71

Từ khóa :
Giải bài tập
Đánh giá

0

0 đánh giá