Với Giải SBT Kinh tế Pháp luật 10 trang 71 trong Bài 22: Tòa án nhân dân và Viện kiểm sát nhân dân Sách bài tập KTPL lớp 10 Tập 1 Kết nối tri thức hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập trong SBT KTPL 10 trang 71.
Giải SBT Kinh tế Pháp luật 10 trang 71 Tập 1
Bài tập 4 trang 71 SBT Kinh tế Pháp luật 10: Em hãy cho biết Toà án nhân dân và Viện kiểm sát nhân dân có mối quan hệ như thế nào trong hoạt động tư pháp. Giải thích và nêu ví dụ minh hoạ.
Lời giải:
Trong hoạt động tư pháp, Tòa án nhân dân và Việm kiếm sát nhân dân vừa có mối quan hệ phối hợp, vừa có mối quan hệ ức chế lẫn nhau
- Mối quan hệ phối hợp giữa tòa án và Viện kiểm sát nhân dân:
+ Giải thích: Tòa án nhân dân và Việm kiếm sát nhân dân đều có chung nhiệm vụ là đấu tranh, phòng chống tội phạm, giữ gìn an ninh trật tự, an toàn xã hội và cùng có trách nhiệm là mọi hành vi phạm tội phải được phát hiện điều tra, truy tố, xét xử nghiêm minh, không để lọt tội phạm và không làm oan người vô tội, tôn trọng quyền và lợi ích của công dân, bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa. Chính từ mục đích chung đó đã hình thành nên mối quan hệ phối hợp giữa Viện kiểm sát và Toà án. Mối quan hệ phối hợp đó cơ bản là quan hệ giữa chức năng xét xử và chức năng buộc tội. Bản thân hai chức năng này có quan hệ biện chứng, hữu cơ với nhau. Không thể xét xử nếu không có sự buộc tội, hay nói cách khác, ở đâu có buộc tội, thì ở đó phát sinh hoạt động xét xử và bào chữa.
+ Ví dụ: Khi Viện kiểm sát làm tốt chức năng buộc tội thì hỗ trợ đắc lực cho chức năng xét xử của tòa án. Ngược lại, Toà án thực hiện chức năng xét xử đúng đắn tạo điều kiện thuận lợi cho Viện kiểm sát thực hành quyền công tố nhà nước và kiểm sát hoạt động tư pháp.
- Mối quan hệ chế ước giữa Tòa án và Viện kiểm sát:
+ Giải thích: Sự tác động qua lại của hai chủ thể (Tòa án nhân dân và Viện kiểm sát nhân dân) trong những điều kiện nhất định giúp cho việc thực thi công vụ đúng đắn, tránh lạm quyền; tránh sai sót, vi phạm pháp luật dẫn đến việc xâm hại quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, nhà nước và xã hội.
+ Ví dụ: dù nhân danh nhà nước thực hành quyền công tố, nhưng viện kiểm sát chỉ đưa ra ý kiến, đề xuất quan điểm giải quyết vụ án còn quyết định về tội trạng, mức hình phạt vẫn là tòa án nhân dân. Tòa án nhân dân cũng không thể tùy tiện đưa ra phán quyết vì: pháp luật quy định Viện kiểm sát có chức năng kiểm sát hoạt động tư pháp - đó là giám sát việc tuân thủ của hội đồng xét xử tại phiên toà…
Bài tập 5 trang 71 SBT Kinh tế Pháp luật 10: Em hãy xử lý các tình huống sau:
a. M và C chơi thân với nhau. Anh trai của M bị Toà án tuyên phạt án tù do buôn bán trái phép chất ma tuý. M thương anh nên thường xuyên than vãn, kể lể với C, thậm chí nhiều lúc còn bênh vực bảo anh mình bị oan. C rất không đồng tình với việc làm của M nhưng không biết nên góp ý thế nào để M thay đổi.
Nếu là C, em sẽ làm gì?
b. Viện kiểm sát nhân dân và Toà án nhân dân thành phố H phối hợp với trường học của V tổ chức phiên toà giả định để tuyên truyền, giáo dục pháp luật cho học sinh trong dịp cuối tuần. Tuy nhiên, hôm đó gia đình V lại có việc quan trọng nên bố mẹ yêu cầu V ở nhà. V rất muốn được tới trường tham gia hoạt động cùng các bạn nhưng không biết nên giải thích như thế nào để bố mẹ hiếu.
Nếu là V, em sẽ làm gì?
Lời giải:
a, Nếu là C, em sẽ giải thích cho M hiểu: hành vi buôn bán trái phép chất ma túy của anh trai M là hành vi vi phạm pháp luật, việc Tòa án tuyên phạt án tù cho anh trai C là hoàn toàn đúng. M nên thay đổi suy nghĩ và động viên anh trai cải tạo tốt, vì: khi anh trai M cải tạo tốt, anh trai M có thể được xem xét giảm thời hạn chấp hành án tù.
b, Nếu là V, em sẽ khuyên bố mẹ cho em tới trường để tham dự phiên tòa giả định. Giải thích cho bố mẹ hiểu: việc trực tiếp xem một phiên tòa sẽ giúp em có thêm những kiến thức cần thiết về pháp luật, đồng thời cũng thấy được tác hại của những hành vi trái pháp luật, ảnh hưởng đến đất nước. Từ đó, giáo dục bản thân về hành vi không làm trái pháp luật.
Xem thêm lời giải vở bài tập KTPL lớp 10 Kết nối tri thức với cuộc sống hay, chi tiết khác:
CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ VÀ DỊCH VỤ GIÁO DỤC VIETJACK
- Người đại diện: Nguyễn Thanh Tuyền
- Số giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh: 0108307822, ngày cấp: 04/06/2018, nơi cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội.
2021 © All Rights Reserved.