Tiếng Việt lớp 2 trang 61,62,63,64,65 Bài 2: Bưu thiếp - Chân trời sáng tạo

874

Lời giải Tiếng Việt lớp 2 trang 61,62,63,64,65 Bài 2: Bưu thiếp - Chân trời sáng tạo gồm đầy đủ các phần Đọc, Nói và nghe, Nghe - Viết giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Tiếng Việt lớp 2 Tập 1.

Mời các bạn theo dõi:

Tiếng Việt lớp 2 trang 61,62,63,64,65 Bài 2: Bưu thiếp - Chân trời sáng tạo

Tiếng Việt lớp 2  trang 61,62 Bưu thiếp

Tiếng Việt lớp 2 trang 61 Khởi động: Nói với bạn những điều em thấy trong tấm bưu thiếp dưới đây

Bưu thiếp trang 61,62 Tiếng Việt lớp 2 Tập 1 (ảnh 1)

Phương pháp giải:

Em quan sát kĩ tấm bưu thiếp.

Lời giải:

Những điều em nhìn thấy trong bưu thiếp đó là:

- Ảnh

- Tem

- Thời gian

- Lời chúc, lời nhắn gửi

- Người gửi

- Người nhận

- Địa chỉ người nhận.

Tiếng Việt lớp 2 trang 61 Đọc

Bưu thiếp

Em có thể tự làm bưu thiếp gửi tặng người thân nhân dịp sinh nhật hoặc nhân ngày lễ, tết theo hướng dẫn dưới đây:

1. Chuẩn bị: giấy bìa màu, kéo, thước, bút,...

2. Cách làm:

• Bước 1: vẽ hình dạng bưu thiếp theo ý thích, cắt theo đường đã vẽ.

• Bước 2: trang trí và viết chữ Chúc mừng hoặc Thân tặng vào mặt ngoài tấm bưu thiếp.

• Bước 3: trang trí, viết lời chúc mừng vào mặt trong của tấm bưu thiếp.

Em có thể làm bưu thiếp theo cách của mình.

Nếu người thân ở xa, em có thể gửi bưu thiếp qua đường bưu điện.

Nguyễn Thị Hương

Tiếng Việt lớp 2 trang 62 Cùng tìm hiểu

Câu 1: Để làm bưu thiếp, em cần chuẩn bị những gì?

Bưu thiếp trang 61,62 Tiếng Việt lớp 2 Tập 1 (ảnh 2)

Phương pháp giải:

Em đọc trong bài và quan sát tranh rồi lựa chọn.

Lời giải:

Để làm bưu thiếp, em cần chuẩn bị:

- giấy bìa màu

- bút màu

- keo

- kéo

- thước

Câu 2: Nêu các việc cần làm ở bước 2 và bước 3.

Phương pháp giải:

Em xem lại bước 1 và bước 2 trong hướng dẫn.

Lời giải:

Các việc cần làm ở bước 2 và 3 đó là:

- Trang trí và viết chữ Chúc mừng hoặc Thân tặng vào mặt ngoài tấm bưu thiếp.

- Trang trí, viết lời chúc mừng vào mặt trong của tấm bưu thiếp.

Câu 3: Có thể đảo trật tự bước 1 và bước 2 không? Vì sao?

Phương pháp giải:

Em đọc kĩ nội dung bước 1 và 2.

Lời giải:

Không nên đảo trật tự ở bước 1 và 2. Vì khi ta cắt bưu thiếp thành một hình dạng nhất định sau đó mới viết thì ta sẽ viết được chữ cân đối và phù hợp với hình dạng tấm bưu thiếp hơn.

Câu 4: Mặt trong của tấm bưu thiếp gồm những nội dung gì?

Phương pháp giải:

Em xem tấm bưu thiếp ở hoạt động 1 và đọc bước 3.

Lời giải:

Mặt trong của tấm bưu thiếp bao gồm các nội dung:

- Trang trí

- Lời chúc mừng

Tiếng Việt lớp 2 trang 62,63 Ông tôi

Tiếng Việt lớp 2 trang 62 Câu a: Nhìn viết Ông tôi

Ông tôi

Ông tôi đã già, thế mà không một ngày nào ông quên ra vườn . Tôi vẫn thường tha thẩn theo ông, khi xới đất, lúc tưới nước giúp ông. Tôi thầm mong sao cho ông tôi đừng già thêm nữa.

Phong Thu

Tiếng Việt lớp 2 trang 62 Câu b: Giải các câu đố sau, biết rằng lời giải đố có tiếng bắt đầu bằng chữ ng hoặc chữ ngh:

Con gì bốn vó

Ngực nở bụng thon

Rung rinh chiếc bờm

Phi nhanh như gió?

(Là con gì?)

Con gì ăn cỏ

Đầu nhỏ chưa sừng

Cày cấy chưa từng

Đi theo trâu mẹ?

(Là con gì?) 

Con gì có cổ khá dài

Giống như con vịt, có tài kêu to

Chân có màng, mắt tròn xoe

Khi ngã xuống nước chẳng lo chết chìm.

(Là con gì?)

Phương pháp giải:

Em chú ý các từ gợi ý có trong mỗi câu đố (Chú ý đáp án là tiếng bắt đầu bằng ng hoặc ngh)

- Câu 1: bốn vó, ngực nở, bụng thon, có bờm, phi nhanh

- Câu 2: ăn cỏ, đầu nhỏ chưa mọc sừng, chưa phải cày cấy, là con của trâu

- Câu 3: cổ dài, giống con vịt, kêu to, chân có màng, mắt tròn xoe, biết bơi

Lời giải:

- Câu đố 1: con ngựa

- Câu đố 2: con nghé

- Câu đố 3: con ngỗng

Tiếng Việt lớp 2 trang 63 Câu c: Chọn chữ hoặc vần thích hợp với mỗi ô hoa

 Ông tôi trang 62,63 Tiếng Việt 2 Tập 1  (ảnh 1)

Phương pháp giải:

Em đọc kĩ để điền từ thích hợp vào chỗ trống:

Lời giải:

- Vần iu hoặc vần ưu:

trìu mến

dịu dàng

ưu điểm


- Chữ g hoặc r: 

rõ ràng

gọn ghẽ

ríu rít

Tiếng Việt lớp 2 trang 63 Mở rộng vốn từ gia đình (tiếp theo)

Tiếng Việt lớp 2 trang 63 Câu 3:Tìm từ chỉ người thân và xếp vào 2 nhóm

a. Họ nội             M: ông nội

b. Họ ngoại         M: ông ngoại

Mở rộng vốn từ gia đình (tiếp theo) trang 63 Tiếng Việt lớp 2 Tập 1 (ảnh 1)

Phương pháp giải:

Em liên hệ thực tế những người thân ở họ nội và họ ngoại để hoàn thành bài tập.

Lời giải:

a. Họ nội: ông nội, bà nội, bác, chú, thím, cô, anh, chị, em

b. Họ ngoại: ông ngoại, bà ngoại, bác, cậu, mợ, dì, anh, chị, em

Tiếng Việt lớp 2 trang 63 Câu 4: Đặt 1 – 2 câu có từ ngữ tìm được ở bài tập 3

Phương pháp giải:

Em đặt câu theo yêu cầu của bài tập.

Lời giải:

- Ông nội em thích chơi cờ.

- Ông ngoại em rất vui tính.

- Chú em là bác sĩ.

- Dì em là sinh viên đại học.

Tiếng Việt lớp 2 trang 64 Nói đáp lời chào hỏi

Tiếng Việt lớp 2 trang 64 Câu 5: Đóng vai để nói lời chào phù hợp với từng trường hợp sau

Nói đáp lời chào hỏi trang 64 Tiếng Việt lớp 2 Tập 1 (ảnh 1)

Phương pháp giải:

Em quan sát các bức tranh để nhận biết các nhân vật và tình huống trong tranh:

- Tranh 1: Bạn nhỏ đi học về thì gặp chị gái ở nhà

- Tranh 2: Bạn nhỏ về quê được ông bà ra tận cổng đón

- Tranh 3: Bố vừa đi làm về

Lời giải:

- Tranh 1:

+ Em chào chị ạ!

+ Em chào chị! Em đi học về rồi ạ!

-  Tranh 2:

+ Cháu chào ông bà ạ!

+ Cháu chào ông bà ạ! Cháu về thăm ông bà đây ạ!

- Tranh 3:

+ Con chào bố ạ!

+ Con chào bố ạ! Bố đi làm về rồi ạ!

Tiếng Việt lớp 2 trang 64,65 Nói và viết lời xin lỗi

Tiếng Việt lớp 2 trang 64 Câu a: Đọc lời các nhân vật trong tranh.

Nói và viết lời xin lỗi trang 64,65 Tiếng Việt lớp 2 Tập 1 (ảnh 1)

Phương pháp giải:

Em quan sát xem hai nhân vật nào đang nói chuyện với nhau, đọc kĩ lời nói trong các bóng nói.

Lời giải:

Tình huống: Cháu đi chơi đá bóng về muộn nên ông đã nhắc nhở cháu.

Cháu: Cháu xin lỗi ông vì mải đá bóng nên về muộn ạ!

Ông: Lần sau, cháu nhớ về đúng giờ nhé!

Tiếng Việt lớp 2 trang 65 Câu b: Cùng bạn đóng vai, nói và đáp lời xin lỗi trong từng trường hợp sau:

- Trong lúc đùa nghịch, em làm một bạn bị ngã.

- Em lỡ tay làm đổ ấm pha trà của ông bà.

Nói và viết lời xin lỗi trang 64,65 Tiếng Việt lớp 2 Tập 1 (ảnh 2)

Phương pháp giải:

Em đọc kĩ các tình huống để nói và đáp lời xin lỗi cho phù hợp.

Lời giải:

- Tình huống 1:

Em: Xin lỗi bạn nhé! Mình sơ ý quá! Bạn có đau lắm không?

Bạn: Mình không sao đâu! Bạn đừng lo!

- Tình huống 2:

Cháu: Cháu xin lỗi bà ạ! Cháu lỡ tay làm đổ ấm pha trà của bà rồi ạ!

Bà: Lần sau, cháu nhớ cẩn thận hơn nhé!

Tiếng Việt lớp 2 trang 65 Đọc một bài thơ về gia đình

Tiếng Việt lớp 2 trang 65 Câu 1: Đọc một bài thơ về gia đình

a. Chia sẻ về bài thơ đã đọc.

b. Viết vào Phiếu đọc sách những điều em đã chia sẻ.

Đọc một bài thơ về gia đình trang 65 Tiếng Việt lớp 2 Tập 1 (ảnh 1)

Phương pháp giải:

Em chia sẻ về bài thơ em đọc dựa trên các nội dung:

- Tên bài thơ

- Tác giả

- Hình ảnh em thích

Lời giải:

Bài thơ mà em vừa đọc có tên là “Mẹ” của tác giả Trần Quốc Minh. Hình ảnh em thích nhất là hình ảnh “Mẹ là ngọn gió của em suốt đời”. Đây là hình ảnh đẹp cho em cảm nhận sâu sắc hơn nữa về tình yêu, sự hi sinh, sự quan tâm chăm sóc mà người mẹ dành cho mỗi người con của mình.

Tiếng Việt lớp 2 trang 65 Câu 2: Chia sẻ với bạn những điều em sẽ viết trong bưu thiếp tặng người thân.

Phương pháp giải:

Em làm theo yêu cầu của bài.

Lời giải:

Gợi ý:

Nội dung có thể viết trong bưu thiếp: báo tin, chúc mừng, mời,...

Đánh giá

0

0 đánh giá