Toptailieu biên soạn và giới thiệu lời giải bài tập Sinh học lớp 10 Bài 7: Tế bào nhân sơ và tế bào nhân thực Cánh diều hay, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời câu hỏi Sinh học 10 Bài 7 từ đó học tốt môn Sinh 10.
Giải SGK Sinh học 10 Bài 7 (Cánh diều): Tế bào nhân sơ và tế bào nhân thực
1. Tế bào vi khuẩn và tế bào bạch cầu (hình 7.1) thuộc loại tế bào nhân sơ hay tế bào nhân thực?
2. So sánh kích thước và cấu tạo của hai loại tế bào này.
Lời giải:
1. Tế bào vi khuẩn là tế bào nhân sơ còn tế bào bạch cầu là tế bào nhân thực.
2. So sánh kích thước và cấu tạo của tế bào nhân sơ và tế bào nhân thực:
- Giống nhau: Đều được cấu tạo từ 3 thành phần chính: màng sinh chất, tế bào chất, nhân hoặc vùng nhân.
- Khác nhau:
Tế bào nhân sơ |
Tế bào nhân thực |
- Có kích thước nhỏ hơn. |
- Có kích thước lớn hơn. |
- Chưa có màng nhân bao bọc vật chất di truyền (vùng nhân). |
- Có màng nhân bao bọc vật chất di truyền (nhân hoàn chỉnh). |
- Chưa có hệ thống nội màng. |
- Có hệ thống nội màng chia tế bào chất thành các khoang riêng biệt. |
- Không có hệ thống các bào quan có màng bao bọc. |
- Có hệ thống các bào quan có màng và không có màng bao bọc. |
- Không có hệ thống khung xương tế bào. |
- Có hệ thống khung xương tế bào. |
I. Tế bào nhân sơ
Câu hỏi 1 trang 39 Sinh học 10: Theo hệ thống phân loại 5 giới, sinh vật có cấu tạo tế bào nhân sơ thuộc giới nào?
Lời giải:
Sinh vật có cấu tạo tế bào nhân sơ thuộc giới Khởi sinh. Đại diện là các loài vi khuẩn.
Câu hỏi 2 trang 39 Sinh học 10: Tế bào chất của tế bào nhân sơ chứa những thành phần nào?
Lời giải:
Tế bào chất của tế bào nhân sơ có chứa những thành phần là:
- Ribosome: loại nhỏ 70S, là bộ máy tổng hợp protein.
- Plasmid: có ở nhiều tế bào vi khuẩn, là một hoặc một số phân tử DNA vòng, nhỏ chứa một số gene hỗ trợ cho sự sinh trưởng của vi khuẩn như gene kháng kháng sinh.
- Các hạt và thể vùi có chức năng dự trữ đường, lipid.
a) Bảo vệ tế bào tránh được các nhân tố có hại từ bên ngoài.
b) Mang thông tin di truyền.
c) Bộ máy tổng hợp protein.
Quan sát hình 7.2 và nêu tên các thành phần cấu trúc của tế bào nhân sơ
Lời giải:
a) Thành tế bào của tế bào nhân sơ có chức năng bảo vệ tế bào tránh được các nhân tố có hại từ bên ngoài.
b) Vùng nhân của tế bào nhân sơ chứa phân tử DNA dạng vòng kép có chức năng mang thông tin di truyền.
c) Ribosome của tế bào nhân sơ là bộ máy tổng hợp protein.
II. Tế bào nhân thực
Lời giải:
Những thành phần cấu tạo giống nhau giữa tế bào nhân sơ và tế bào nhân thực:
- Đều gồm 3 thành phần cấu tạo chính: màng sinh chất, tế bào chất, nhân hoặc vùng nhân.
- Tế bào chất đều có chứa bào quan ribosome.
Luyện tập trang 40 Sinh học 10
Luyện tập 2 trang 40 Sinh học 10: Quan sát hình 7.3 và lập bảng liệt kê những đặc điểm cấu tạo giống nhau và khác nhau giữa tế bào thực vật và tế bào động vật.
Lời giải:
- Điểm giống nhau giữa tế bào động vật và tế bào thực vật:
+ Đều là tế bào nhân thực, được cấu tạo bởi 3 thành phần cơ bản là: Màng sinh chất, tế bào chất và nhân (nhân hoàn chỉnh có màng nhân bao bọc).
+ Tế bào chất đều được xoang hóa nhờ hệ thống nội màng.
+ Có cấu trúc phức tạp, đều có hệ thống các bào quan có màng và không có màng gồm nhân, ti thể, lưới nội chất, bộ máy Golgi, không bào, peroxisome, ribosome.
- Điểm khác nhau giữa tế bào thực vật và tế bào động vật:
Tế bào thực vật |
Tế bào động vật |
Có thành cellulose bao quanh màng sinh chất |
Không có thành cellulose bao quanh màng sinh chất |
Có lục lạp |
Không có lục lạp |
Thường không có trung thể |
Có trung thể |
Có không bào trung tâm lớn |
Không có không bào hoặc có không bào nhưng có kích thước nhỏ |
Không có lysosome |
Có lysosome |
Chất dự trữ là tinh bột, dầu |
Chất dự trữ là glycogen, mỡ |
Luyện tập 3 trang 40 Sinh học 10: Tế bào nhân thực là đơn vị cấu trúc và chức năng của các nhóm sinh vật nào?
Lời giải:
Tế bào nhân thực là đơn vị cấu trúc và chức năng của nhóm sinh vật thuộc giới Nguyên sinh, giới Nấm, giới Thực vật và giới Động vật.
Lời giải:
Đặc điểm |
Tế bào nhân sơ |
Tế bào nhân thực |
Kích thước |
- Kích thước nhỏ (0,5 – 10 µm) |
- Kích thước lớn (10 – 100 µm) |
Thành tế bào |
- Có thành tế bào được cấu tạo từ peptidoglycan |
- Có thể có thành tế bào được cấu tạo từ cellulose (thực vật), chitin (nấm) hoặc không có thành tế bào (động vật) |
Nhân |
- Chưa có màng nhân bao bọc (vùng nhân) |
- Đã có màng nhân bao bọc (nhân hoàn chỉnh) |
DNA |
- DNA dạng vòng, có kích thước nhỏ |
- DNA dạng thẳng, có kích thước lớn hơn, liên kết với protein tạo nên NST trong nhân |
Bào quan có màng |
- Không có các loại bào quan có màng, chỉ có bào quan không màng là ribosome. |
- Có nhiều loại bào quan có màng và không màng bao bọc như ti thể, lục lạp, không bào,… |
Hệ thống nội màng |
- Không có hệ thống nội màng |
- Có hệ thống nội màng chia tế bào chất thành các khoang riêng biệt. |
Đại diện |
- Vi khuẩn,… |
- Nấm, thực vật, động vật |
Lời giải:
Thực vật có khả năng quang hợp mà động vật không có khả năng này vì: Thực vật có bào quan lục lạp, bào quan này có khả năng hấp thụ và chuyển hoá năng lượng ánh sáng mặt trời, nhờ đó thực vật có khả năng quang hợp. Trong khi đó, động vật không có bào quan lục lạp nên sẽ không có khả năng quang hợp.
III. Thực hành quan sát tế bào nhân sơ
Lời giải:
BÁO CÁO KẾT QUẢ THÍ NGHIỆM
Tên thí nghiệm: Thực hành quan sát tế bào nhân sơ
Tên nhóm:……………………………………………………………………………
1. Mục đích thí nghiệm:
- Quan sát hình dạng một số loại vi khuẩn.
2. Chuẩn bị thí nghiệm:
- Mẫu vật: Dịch chứa vi khuẩn (nước dưa chua, dịch sữa chua, nước thịt luộc để nguội sau 24 – 48 giờ,…).
- Tranh, ảnh hoặc video về một số loại vi khuẩn.
- Hóa chất: Dung dịch thuốc nhuộm fuchsin, nước cất.
- Dụng cụ: Kính hiển vi quang học, dầu soi kính, lam kính, kim mũi mác, đèn cồn, giấy thấm, đĩa đồng hồ, ống nhỏ giọt.
3. Các bước tiến hành:
- Bước 1: Dùng ống nhỏ giọt lấy một giọt dịch từ lọ đựng mẫu vật và nhỏ lên lam kính.
- Bước 2: Dùng kim mũi mác dàn mỏng giọt dịch trên lam kính.
- Bước 3: Hơ nhẹ lam kính trên ngọn lửa đèn cồn sao cho nước bay hơi hết.
- Bước 4: Nhỏ một giọt thuốc nhuộm fuchsin lên vết mẫu đã khô trên lam kính và để yên trong 2 phút.
- Bước 5: Đặt nghiêng lam kính trên đĩa đồng hồ và dùng ống nhỏ giọt nhỏ từ từ nước cất vào một phía lam kính sao cho nước chảy qua vết nhuộm. Nhỏ nước cho đến khi nước rửa không còn màu thuốc nhuộm.
- Bước 6: Dùng giấy thấm nhẹ nhàng thấm khô xung quanh vết nhuộm.
- Bước 7: Đặt và cố định tiêu bản trên bàn kính.
- Bước 8: Quan sát tiêu bản ở vật kính 10× để chọn phần dễ quan sát rồi nhỏ một giọt dầu soi kính lên vết nhuộm và chuyển sang vật kính 100× để quan sát.
- Bước 9: Quan sát thêm hình dạng vi khuẩn qua tranh, ảnh hoặc video.
4. Kết quả thí nghiệm và giải thích:
- Vi khuẩn Bacillus sp có hình que, hai đầu thuôn tròn, có thể đứng độc lập hoặc xếp thành chuỗi.
Vi khuẩn Bacillus sp.
- Một số vi khuẩn khác:
5. Kết luận:
- Tế bào nhân sơ có kích thước nhỏ, không quan sát được bằng mắt thường mà phải quan sát dưới kính hiển vi.
- Tế bào nhân sơ có hình dạng đa dạng như hình cầu, hình que, hình xoắn,…
CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ VÀ DỊCH VỤ GIÁO DỤC VIETJACK
- Người đại diện: Nguyễn Thanh Tuyền
- Số giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh: 0108307822, ngày cấp: 04/06/2018, nơi cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội.
2021 © All Rights Reserved.