Tụ điện (Lý thuyết + 30 bài tập có lời giải)

848

Toptailieu.vn xin giới thiệu sơ lược Lý thuyết Điện tích. Định luật Cu-lông Vật Lí 11 chọn lọc, hay nhất giúp học sinh lớp 11 ôn luyện để nắm chắc kiến thức cơ bản và đạt kết quả cao trong các bài thi môn Vật Lí.

Mời các bạn đón xem: 

Tụ điện (Lý thuyết + 30 bài tập có lời giải)

I. Lý thuyết Tụ điện

1. Tụ điện:

• Định nghĩa: Tụ điện là một hệ hai vật dẫn đặt gần nhau và ngăn cách nhau bằng một lớp cách điện. Mỗi vật dẫn đó gọi là một bản của tụ điện.

• Tụ điện dùng để chứa điện tích.

• Tụ điện phẵng gồm hai bản kim loại phẳng đặt song song với nhau và ngăn cách nhau bằng một lớp điện môi.

 

• Kí hiệu tụ điện

Tụ điện (Lý thuyết + 30 bài tập có lời giải) (ảnh 1)

• Cách tích điện cho tụ: Nối hai bản của tụ điện với hai cực của nguồn điện.

Độ lớn điện tích trên mỗi bản của tụ điện khi đã tích điện gọi là điện tích của tụ điện.

2. Điện dung của tụ:

• Định nghĩa: Điện dung của tụ điện là đại lượng đặc trưng cho khả năng tích điện của tụ điện ở một hiệu điện thế nhất định. Nó được xác định bằng thương số của điện tích của tụ điện và hiệu điện thế giữa hai bản của nó.

Tụ điện (Lý thuyết + 30 bài tập có lời giải) (ảnh 2)

• Đơn vị: Fara (F)

1μF = 10-6F

1nF = 10-9F

1pF = 10-12F

• Các loại tụ điện: tụ không khí, tụ giấy, tụ sứ…

• Tụ có điện dung thay đổi gọi là tụ xoay.

• Trên vỏ tụ thường ghi 1 cặp số.

VD: 10μF - 250V: trong đó 10μF là điện dung của tụ

250V là giá trị giới hạn của hiệu điện thế có thể đặt vào tụ. Quá giới hạn đó, tụ có thể bị hỏng.

• Năng lượng của điện trường trong tụ:

Tụ điện (Lý thuyết + 30 bài tập có lời giải) (ảnh 3)

Kỹ năng giải bài tập

- Áp dụng công thức của tụ điện: Tụ điện (Lý thuyết + 30 bài tập có lời giải) (ảnh 4)

- Công thức tính năng lượng của tụ:

Tụ điện (Lý thuyết + 30 bài tập có lời giải) (ảnh 5)

II. Bài tập Tụ điện

Câu 1: Tụ điện là:

A. hệ thống gồm hai vật đặt gần nhau và ngăn cách nhau bằng một lớp dẫn điện.

B. hệ thống gồm hai vật dẫn đặt gần nhau và ngăn cách nhau bằng một lớp cách điện.

C. hệ thống gồm hai vật dẫn đặt tiếp xúc với nhau và được bao bọc bằng điện môi.

D. hệ thống gồm hai vật dẫn đặt cách nhau một khoảng đủ xa.

Lời giải:

Tụ điện là hệ thống gồm hai vật dẫn đặt gần nhau và ngăn cách nhau bằng một lớp cách điện. Chọn B.

Câu 2: Trong trường hợp nào sau đây ta có một tụ điện?

A. hai tấm gỗ khô đặt cách nhau một khoảng trong không khí.

B. hai tấm nhôm đặt cách nhau một khoảng trong nước nguyên chất.

C. hai tấm kẽm ngâm trong dung dịch axit.

D. hai tấm nhựa phủ ngoài một lá nhôm.

Lời giải:

Tụ điện gồm 2 vật dẫn đặt gần nhau và ngăn cách nhau bằng một lớp cách điện. Nước nguyên chất không dẫn điện , nhôm là vật dẫn nên đáp án B ta được một tụ điện. Chọn B.

Câu 3: Để tích điện cho tụ điện, ta phải:

A. mắc vào hai đầu tụ một hiệu điện thế.      

B. cọ xát các bản tụ với nhau.

C. đặt tụ gần vật nhiễm điện.      

D. đặt tụ gần nguồn điện.

Lời giải:

Để tích điện cho tụ điên ta nối 2 bản của tụ với hai cực của nguồn điện hay mắc vào hai đầu tụ một hiệu điện thế. Chọn A.

Câu 4: Trong các nhận xét về tụ điện dưới đây, nhận xét nào không đúng?

A. Điện dung đặc trưng cho khả năng tích điện của tụ.

B. Điện dung của tụ càng lớn thì tích được điện lượng càng lớn.

C. Điện dung của tụ có đơn vị là Fara (F).

D. Hiệu điện thế càng lớn thì điện dung của tụ càng lớn.

Lời giải:

Đáp án A đúng, B đúng vì Q = CU, khi C càng lớn thì Q càng lớn, C đúng.

Đáp án D sai vì điện dung của tụ không phụ thuộc vào hiệu điện thế ( Hiệu điện thế càng lớn thì khả năng tích điện càng lớn ). Chọn D.

Câu 5: Fara là điện dung của một tụ điện mà

A. giữa hai bản tụ có hiệu điện thế 1V thì nó tích được điện tích 1C.

B. giữa hai bản tụ có hiệu điện thế không đổi thì nó được tích điện 1C.

C. giữa hai bản tụ có điện môi với hằng số điện môi bằng 1.

D. khoảng cách giữa hai bản tụ là 1mm.

Lời giải:

Fara là điện dung của một tụ điện mà giữa hai bản tụ có hiệu điện thế 1V thì nó tích được điện tích 1C. Chọn A.

Câu 6: Cho biết 1nF bằng:

A. 10-9 F.       B. 10-12 F.       C. 10-6 F.       D. 10-3 F.

Lời giải:

Ta có: 1nF = 10-9 F. Chọn A.

Câu 7: Nếu hiệu điện thế giữa hai bản tụ tăng 2 lần thì điện dung của tụ điện:

A. Tăng 2 lần.      

B. Giảm 2 lần.      

C. Tăng 4 lần.      

D. Không đổi.

Lời giải:

Nếu hiệu hiệu điện thế giữa hai bản tụ tăng 2 lần thì điện dung của tụ điện không đổi. Chọn D.

Câu 8: Giá trị điện dung cảu tụ xoay thay đổi là do:

A. thay đổi điện môi trong lòng tụ.      

B. thay đổi phần diện tích đối nhau giữa các bản tụ.

C. thay đổi khoảng cách giữa các bản tụ.      

D. thay đổi chất liệu làm các bản tụ.

Lời giải:

Giá trị điện dung cảu tụ xoay thay đổi là do thay đổi phần diện tích đối nhau giữa các bản tụ. Chọn B.

Câu 9: Công thức nào sau đây không đúng về năng lượng của điện trường trong tụ điện.

A. W = Q2/(2C).      

B. W = QU/2.      

C. W = CU2/2.      

D. W = C2/(2Q).

Lời giải:

Ta có: Tụ điện (Lý thuyết + 20 bài tập có lời giải) (ảnh 1) suy ra đáp án D sai. Chọn D.

Câu 10: Với một tụ điện xác định, nếu hiệu điện thế hai đầu tụ giảm 2 lần thì năng lượng điện trường của tụ sẽ:

A. Tăng 2 lần.      

B. Tăng 4 lần.      

C. Không đổi.      

D. Giảm 4 lần.

Lời giải:

Ta có: Tụ điện (Lý thuyết + 20 bài tập có lời giải) (ảnh 2) nên U giảm 2 lần thì W giảm 4 lần. Chọn D.

Câu 11: Với một tụ điện xác định, nếu muốn năng lượng điện trường của tụ tăng 4 lần thì phải tăng điện tích tụ:

A. Tăng 16 lần.      

B. Tăng 4 lần.      

C. Tăng 2 lần.     

D. Không đổi.

Lời giải:

Tụ điện (Lý thuyết + 20 bài tập có lời giải) (ảnh 3) nên muốn W tăng 4 lần thì phải tăng điện tích tụ lên 2 lần. Chọn C.

Câu 12: Trường hợp nào sau đây ta không có một tụ điện?

A. Giữa hai bản kim loại là sứ.      

B. Giữa hai bản kim loại là không khí.

C. Giữa hai bản kim loại là nước vôi.      

D. Giữa hai bản kim loại là nước tinh khiết.

Lời giải:

Giữa hai bản kim loại là không khí sẽ không có một tụ điện. Chọn B.

Câu 13: Đặt vào hai đầu tụ điện một hiệu điện thế 10V thì tụ tích được một điện lượng là 20.10-9 C. Điện dung của tụ là:

A. 2μF.      

B. 2mF.      

C. 2F.      

D. 2nF.

Lời giải:

Ta có: Vật Lí lớp 11 | Chuyên đề: Tụ điện đề: Lý thuyết - Bài tập Vật Lý 11 có đáp ánChọn D.

Câu 14: Một tụ điện có điện dung 2μF. Khi đặt một hiệu điện thế 4V vào hai bản tụ thì tụ điện tích được điện lượng là:

A. 2.10-6 C.      

B. 16.10-6 C.      

C. 4.10-6 C.      

D. 8.10-6 C.

Lời giải:

Ta có: Q = CU = 2.10-6.4 = 8.10-6C. Chọn D.

Câu 15: Nếu đặt vào hai đầu tụ một hiệu điện thế 4V thì tụ tích được điện lượng là 2μC. Nếu đặt vào hai đầu tụ một hiệu điện thế 10V thì tụ tích được điện lượng là:

A. 50μC.      

B. 1μC.      

C. 5μC.      

D. 0,8μC.

Lời giải:

Ta có: Tụ điện (Lý thuyết + 20 bài tập có lời giải) (ảnh 5)

Khi đặt vào hai đầu tụ một hiệu điện thế 10V thì tụ tích được điện lượng là: Q = CU' = 0,5.10-6.10 = 5.10-6C. Chọn C.

Câu 16: Để tụ tích một điện lượng 10nC thì đặt vào hai đầu tụ một hiệu điện thế là 2V. Để tụ đó tích được một điện lượng là 2,5 nC thì phải đặt vào hai đầu tụ một hiệu điện thế:

A. 500mV.      

B. 0,05V.      

C. 5V.      

D. 20V.

Lời giải:

Ta có điện dung của tụ là

Tụ điện (Lý thuyết + 20 bài tập có lời giải) (ảnh 6)

Để tụ đó tích được một điện lượng là 2,5nC thì phải đặt vào hai đầu tụ một hiệu điện thế:

Vật Lí lớp 11 | Chuyên đề: Tụ điện đề: Lý thuyết - Bài tập Vật Lý 11 có đáp án. Chọn C.

Câu 17: Hai đầu tụ có điện dung là 20μF thì hiệu điện thế là 5V thì năng lượng tích được là:

A. 0,25mJ.      

B. 500J.      

C. 50mJ.      

D. 50μJ.

Lời giải:

Năng lượng tích được là

Tụ điện (Lý thuyết + 20 bài tập có lời giải) (ảnh 8)

Chọn A.

Câu 18: Một tụ điện được tích điện bằng một hiệu điện thế là 10V thì năng lượng của tụ là 10mJ. Nếu muốn năng lượng của tụ là 22,5mJ thì phải đặt vào hai đầu tụ một hiệu điện thế:

A. 15V.      

B. 7,5V.      

C. 20V.      

D. 40V.

Lời giải:

Điện dung của tụ là

Tụ điện (Lý thuyết + 20 bài tập có lời giải) (ảnh 9)

Nếu muốn W = 22,5.10-3 J thì

Tụ điện (Lý thuyết + 20 bài tập có lời giải) (ảnh 10)

Chọn A.

Câu 19: Giữa hai bản tụ phẳng cách nhau 1cm có một hiệu điện thế 10V. Cường độ điện trường trong lòng tụ là:

A. 100V/m.      

B. 1kV/m.      

C. 10V/m.      

D. 0,01V/m.

Lời giải:

Ta có: Vật Lí lớp 11 | Chuyên đề: Tụ điện đề: Lý thuyết - Bài tập Vật Lý 11 có đáp án. Chọn B.

Câu 20: Một tụ điện có điện dung 5.10-6 F. Điện tích của tụ điện bằng 86μC. Hiệu điện thế trên hai bản tụ điện bằng:

A. 47,2V.      

B. 17,2V.      

C. 37,2V.      

D. 27,2V.

Lời giải:

Ta có: Tụ điện (Lý thuyết + 20 bài tập có lời giải) (ảnh 11). Chọn B.

Câu 21: Một tụ phẳng có các bản hình tròn bán kính 10 cm, khoảng cách và hiệu điện thế hai bản tụ là 1 cm, 108 V. Giữa hai bản là không khí. Điện tích của tụ điện là

A. 3.10-7 C      

B. 3.10-10 C      

C. 3.10-8 C      

D. 3.10-9 C

Lời giải:

Tụ điện (Lý thuyết + 20 bài tập có lời giải) (ảnh 12)

→ Q = CU = 2,78.10-11.108 = 3.10-9 C. Chọn D.

Câu 22: Một tụ điện phẳng đặt trong không khí được mắc vào hai cực của một nguồn điện có hiệu điện thế 50 V. Ngắt tụ điện ra khỏi nguồn rồi kéo cho khoảng cách giữa hai bản tụ tăng lên gấp hai lần. Hiệu điện thế của tụ điện khi đó

A. 50 V      

B. 25 V      

C. 100 V      

D. 75 V

Lời giải:

d’ = 2d → C’ = C/2

Tụ điện (Lý thuyết + 20 bài tập có lời giải) (ảnh 13)

Chọn C.

Câu 23: Nối hai bản của một tụ điện phẳng với hai cực một nguồn điện . Sau đó ngắt tụ điện ra khỏi nguồn rồi đưa vào giữa hai bản một chất điện môi có hằng số điện môi ε. Điện dung C, điện thế U giữa hai bản tụ điện thay đổi ra sao ?

A. C tăng; U tăng      

B. C tăng; U giảm      

C. C giảm; U giảm      

D. C giảm; U tăng

Lời giải:

Ban đầu: Vật Lí lớp 11 | Chuyên đề: Tụ điện đề: Lý thuyết - Bài tập Vật Lý 11 có đáp án, U = Q/C. Sau khi đưa vào điện môi thì Tụ điện (Lý thuyết + 20 bài tập có lời giải) (ảnh 15) = εC → C tăng lên ε lần → U’ giảm đi ε lần. Chọn B.

Câu 24: Hai bản tụ điện phẳng có dạng hình tròn bán kính R = 60 cm, khoảng cách giữa hai bản là d = 2 mm. Giữa hai bản là không khí. Điện dung của tụ điện là

A. 5.103 pF      

B. 5.104 pF      

C. 5.10-8 F      

D. 5.10-10 F

Lời giải:

Vật Lí lớp 11 | Chuyên đề: Tụ điện đề: Lý thuyết - Bài tập Vật Lý 11 có đáp án. Chọn A.

Câu 25: Hai bản tụ điện phẳng có dạng hình tròn bán kính R = 60 cm, khoảng cách giữa các bản là d = 2 mm. Giữa hai bản là không khí. Có thể tích điện cho tụ điện một điện tích lớn nhất là bao nhiêu để tụ điện không bị đánh thủng ? Biết rằng điện trường lớn nhất mà không khí chịu được là 3.105 V/m.

A. 3,0.10-7 C      

B. 3,6.10-6 C      

C. 3.10-6 C      

D. 3,6.10-7 C

Lời giải:

Tụ điện (Lý thuyết + 20 bài tập có lời giải) (ảnh 17) → Umax = Emaxd = 3.105.0,002 = 600 V

→ Qmax = CUmax = 5.10-9.600 = 3.10-6 C. Chọn C.

Câu 26: Cách nào dưới đây không được dùng để tăng điện dung của tụ phẳng không khí ?

A. Thêm một lớp điện môi giữa hai bản      

B. Giảm khoảng cách giữa hai bản

C. Tăng khoảng cách giữa hai bản      

D. Tăng diện tích hai bản

Lời giải:

Vật Lí lớp 11 | Chuyên đề: Tụ điện đề: Lý thuyết - Bài tập Vật Lý 11 có đáp án, tăng d sẽ làm giảm C. Chọn C.

Câu 27: Đối với một tụ điện phẳng, nếu tăng hằng số điện môi lên hai lần, giảm khoảng cách d giữa hai bản tụ chỉ còn một nửa so với lúc đầu thì điện dung của tụ

A. giảm 4 lần      

B. tăng 2 lần      

C. không đổi      

D. tăng 4 lần

Lời giải:

Tụ điện (Lý thuyết + 20 bài tập có lời giải) (ảnh 19)

→ C tăng 4 lần. Chọn D.

Câu 28: Một tụ điện phẳng có điện dung 7,0 nF chứa đầy điện môi. Diện tích mỗi bản bằng 15 cm2 và khoảng cách giữa hai bản bằng 10-5 m. Hỏi hằng số điện môi của chất điện môi trong tụ điện ?

A. 5,28      

B. 2,56      

C. 4,53      

D. 3,63

Lời giải:

Tụ điện (Lý thuyết + 20 bài tập có lời giải) (ảnh 20)

Chọn A.

Câu 29: Nếu hiệu điện thế giữa hai bản tụ tăng 2 lần thì điện dung của tụ

A. tăng 2 lần      

B. giảm 2 lần      

C. tăng 4 lần      

D. không đổi

Lời giải:

Tụ điện (Lý thuyết + 20 bài tập có lời giải) (ảnh 21), không phụ thuộc vào U → U tăng hai lần thì C vẫn không đổi. Chọn D.

Câu 30: Có ba tụ điện C1 = C2 = C; C3 = 2C. Để có điện dung bộ tụ Cb = C thì các tụ được ghép theo cách nào dưới đây ?

A. C1 nt C2 nt C3      

B. C1 // C2 // C3      

C. (C1 nt C2) // C3      

D. (C1 // C2) nt C3ad

Lời giải:

Khi C1 nt C2 nt C3 thì

Tụ điện (Lý thuyết + 20 bài tập có lời giải) (ảnh 22) → Cb = 0,4 C

Khi C1 // C2 // C3 thì Cb = C1 + C2 + C3 = C + C + 2C = 4C

Khi (C1 nt C2) // C3 thì

Tụ điện (Lý thuyết + 20 bài tập có lời giải) (ảnh 23)

→ Cb = C12 + C3 = 0,5C + 2C = 2,5C

Khi (C1 // C2) nt C3 thì C12 = C1 + C2 = C + C = 2C

Tụ điện (Lý thuyết + 20 bài tập có lời giải) (ảnh 24). Chọn D.

Đánh giá

0

0 đánh giá