Lời giải Tiếng Việt lớp 2 trang 125, 126,127,128,129 Bài 4: Bạn mới - Chân trời sáng tạogồm đầy đủ các phần Đọc, Nói và nghe, Nghe - Viết giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Tiếng Việt lớp 2 Tập 1.
Mời các bạn theo dõi:
Tiếng Việt lớp 2 trang 125, 126,127,128,129 Bài 4: Bạn mới - Chân trời sáng tạo
Tiếng Việt lớp 2 trang 125,126 Bạn mới
Tiếng Việt lớp 2 trang 125,126 Nội dung: Những điều thú vị khi được làm quen với những người bạn mới.
Tiếng Việt lớp 2 trang 125 Khởi động: Nói với bạn những điều em học được ở các bạn trong lớp.
Phương pháp giải:
Em liên hệ bản thân mình.
Lời giải:
Em học được rất nhiều điều lí thú ở những người bạn xung quanh mình.
- Bạn Thắng chỉ em mẹo làm toán nhanh và vẫn chính xác.
- Bạn Lan dạy em cách vẽ tranh đẹp hơn.
- Bạn Ngọc nói cho em biết cách quan sát một đồ vật.
- Bạn Bình kể cho em những câu chuyện thú vị mà bạn ấy đọc được trong sách.
- Bạn Quỳnh chỉ em cách chăm sóc chó mèo.
....
Tiếng Việt lớp 2 trang 125 Đọc
Bạn mới
Năm học mới, Kim có hai người bạn mới.
Bạn thứ nhất là Sa Li, cô bé có làn da màu mật ong. Mắt Sa Li rất to, mi dày rợp. Bạn mặc chiếc áo dài màu hồng phấn, nhưng không xẻ tà như áo dài của cô giáo. Trên áo có đến hai dải lụa trang trí hoa văn thật nổi bật: một dải thắt ngang lưng, một dải chéo qua vai. Sa Li nói chiếc áo dài này là trang phục truyền thống của dân tộc Chăm.
Bạn thứ hai là Vừ, người Tày, vừa theo gia đình chuyển vào từ một tỉnh miền núi phía Bắc. Vừ có vóc dáng khoẻ mạnh, nước da đỏ hồng, mắt hơi xếch. Áo Vừ mặc không rực rỡ như Sa Li mà chỉ đậm một màu chàm. Trước ngực áo có điểm hàng khuy vải xinh xinh.
Kim thích thú chuyện trò với hai người bạn mới, mỗi bạn giúp Kim biết thêm bao điều thú vị.
An Hoà
• Chăm, Tày: tên hai dân tộc thiểu số của Việt Nam.
• Truyền thống: thói quen hình thành đã lâu đời, được truyền lại từ thế hệ này sang thế hệ khác.
Tiếng Việt lớp 2 trang 126 Cùng tìm hiểu
Câu 1: Theo em, đâu là hai người bạn mới của lớp Kim?
Phương pháp giải:
Em đọc kĩ đoạn văn thứ 2, 3 trong bài rồi quan sát kĩ trang phục của hai bạn rồi lựa chọn.
Lời giải:
Hai người bạn mới của lớp Kim là hai người bạn đứng ngoài cùng.
Câu 2: Bạn Sa Li mặc trang phục như thế nào?
Phương pháp giải:
Em đọc kĩ đoạn văn thứ 2.
Lời giải:
Trang phục của bạn Sa Li:
- Áo dài màu hồng phấn nhưng không xẻ tà hai bên.
- Trên áo có hai dải lụa được trang trí nổi bật. Một dải thắt ngang lưng còn một dải vắt chéo qua vai.
Câu 3: Tìm từ ngữ tả hình dáng của bạn Vừ.
Phương pháp giải:
Em đọc kĩ đoạn văn thứ 3.
Lời giải:
Những từ ngữ tả hình dáng của bạn Vừ là:
- Vóc dáng: khỏe mạnh
- Nước da: đỏ hồng
- Mắt: hơi xếch
Câu 4: Vì sao Kim thích trò chuyện với hai người bạn mới?
Phương pháp giải:
Em đọc kĩ đoạn văn thứ 4.
Lời giải:
Kim thích trò chuyện với hai người bạn mới bởi vì mỗi bạn đều cho Kim biết thêm bao nhiêu điều thú vị.
Tiếng Việt lớp 2 trang 126 127 Mỗi người một vẻ
Tiếng Việt lớp 2 trang 126 Câu a: Nghe viết
Mỗi người một vẻ
(Trích)
Có bạn răng khểnh
Mơ lúm đồng tiền
Tươi hồng đôi má
Ngỡ là nàng tiên.
Ơi bạn dịu hiền
Mơ đâu xa vậy?
Mọi người đều thấy
Bạn nào cũng xinh.
Cười nhé, rạng rỡ
Tựa ánh bình minh
Mỗi người một vẻ
Lung la lung linh!
Lê Hoà Long
Tiếng Việt lớp 2 trang 127 Câu b: Giải các câu đố sau, biết rằng lời giải đố chứa tiếng bắt đầu bằng chữ g hoặc chữ gh
Bốn chân mà chỉ ở nhà
Khi nào khách đến kéo ra mời ngồi.
(Là cái gì?)
Lấp la lấp lánh
Treo ở trên tường
Trước khi đến trường
Bé soi chải tóc.
(Là cái gì?)
Phương pháp giải:
Em đọc kĩ các gợi ý để giải đáp câu đố.
- Câu đố số 1: có bốn chân, là đồ dùng trong gia đình, dùng để ngồi
- Câu số 2: treo trên tường, thường dùng để soi chải tóc
Lời giải:
- Câu đố số 1: ghế
- Câu đố số 2: gương
Tiếng Việt lớp 2 trang 127 Câu c: Chọn vần thích hợp với mỗi ô hoa và thêm dấu thanh (nếu cần):
Phương pháp giải:
Em đọc kĩ để điền vần thích hợp vào các ô hoa.
Lời giải:
- Vần ay hoặc vần ây:
Diều no gió bay
Chim hót xanh cây
Mùa thu quả chín
Trời trong nắng bầy
Theo Đặng Vương Hưng
- Vần an hoặc vần ang
Chuồn chuồn đi đón cơn mưa
Bỗng dưng gặp sợi nắng trưa dịu dàng
Bỗng dưng gặp gió lang thang
Gom hương lúa chín rải tràn đồng xa.
Tiếng Việt lớp 2 trang 127 Mở rộng vốn từ Trường học (tiếp theo)
Tiếng Việt lớp 2 trang 127 Câu 3: Tìm từ ngữ chỉ hoạt động có tiếng:
Phương pháp giải:
Em tìm từ ngữ theo yêu cầu của bài tập.
Lời giải:
- Tập: tập vẽ, tập võ, tập múa, tập tô, tập viết, tập đi, tập chạy, tập thể dục,...
- Đọc: đọc bài, đọc thuộc lòng, đọc đồng thanh, đọc thầm, đọc thành tiếng,...
- Hát: hát hò, hát nhạc, hát đệm, hát bè,..
Tiếng Việt lớp 2 trang 127 Câu 4: Thực hiện các yêu cầu dưới đây:
a. Đặt 1 – 2 câu có từ ngữ tìm được ở bài tập 3.
b. Tìm từ ngữ trả lời câu hỏi làm gì? Trong từng câu dưới đây:
- Kim trò chuyện với hai người bạn mới.
- Thước kẻ xin lỗi bút chì và bút mực.
Phương pháp giải:
a. Em làm theo yêu cầu của bài tập.
b. Em đặt các câu hỏi Kim làm gì? Thước kẻ làm gì? Để tìm từ ngữ trả lời câu hỏi làm gì?
Lời giải:
a.
- Cô dạy bé tập vẽ.
- Sáng nào bé cũng tập thể dục.
- Bé đọc thuộc lòng bài thơ.
- Cả lớp đọc đồng thanh.
- Bé hát bè cho đội văn nghệ trường.
- Cả nhà bé đều thích hát hò.
b.
- Kim trò chuyện với hai người bạn mới.
- Thước kẻ xin lỗi bút chì và bút mực.
Tiếng Việt lớp 2 trang 128 Chuyện của thước kẻ
Tiếng Việt lớp 2 trang 128 Câu a: Đọc lại truyện Chuyện của thước kẻ.
Chuyện của thước kẻ
Trong cặp sách, thước kẻ làm bạn với bút mực và bút chì. Chúng sống cùng nhau rất vui vẻ. Mỗi hình vẽ đẹp, mỗi đường kẻ thẳng tắp là niềm vui chung của cả ba.
Nhưng ít lâu sau, thước kẻ nghĩ bút mực và bút chì phải nhờ đến mình mới làm được việc. Nó thấy mình giỏi quá, ngực cứ ưỡn mãi lên. Thấy đường kẻ bị cong, bút mực nói với bút chì:
- Hình như thước kẻ hơi cong thì phải?
Nghe vậy, thước kẻ thản nhiên đáp:
- Tôi vẫn thẳng mà. Lỗi tại hai bạn đấy!
Bút mực bèn cầm một cái gương đến bên thước kẻ và nói:
- Bạn soi thử xem nhé!
Thước kẻ cao giọng:
- Đó không phải là tôi!
Nói xong, nó bỏ đi và lạc vào bãi cỏ ven đường.
Một bác thợ mộc trông thấy thước kẻ liền nhặt lên, đem về uốn lại cho thẳng. Thước kẻ cảm ơn bác thợ mộc rồi quay về xin lỗi bút mực, bút chì. Từ đó, chúng lại hoà thuận, chăm chỉ như xưa.
Theo Nguyễn Kiên
Tiếng Việt lớp 2 trang 128 Câu b: Sắp xếp các tranh đúng trình tự sự việc trong truyện.
Phương pháp giải:
- Em quan sát kĩ các bức tranh, xem có những nhân vật nào trong bức tranh, nét mặt của nhân vật ra sao để đoán tình huống
- Sắp xếp các tranh theo đúng thứ tự câu chuyện
Lời giải:
Sắp xếp các tranh theo đúng trình tự sự việc trong truyện: 1 – 4 – 3 – 2
Tiếng Việt lớp 2 trang 128 Câu c: Kể từng đoạn của câu chuyện theo tranh
Phương pháp giải:
Em kể lại từng đoạn theo từng bức tranh.
Lời giải:
* Tranh 2 (Đoạn 1)
Thước kẻ, bút mực và bút chì vốn là những người bạn thân thiết. Chúng cùng nhau làm việc tạo ra những đường kẻ thẳng tắp. Ba bạn sống cùng nhau vô cùng vui vẻ.
* Tranh 1: (Đoạn 2)
Nhưng đến một ngày, thước kẻ nghĩ bút chì và bút mực là những kẻ phụ thuộc vào mình. Không có cây thước thẳng và kẻ từng xen-ti-mét chi tiết như nó làm sao bút mực và bút chì kẻ được những người thẳng tắp. Càng nghĩ nó càng thấy mình là một người quan trọng. Thấy mình giỏi quá, nó cứ vỗ ngực khiến ngực ưỡn lên mãi.
* Tranh 4 (Đoạn 3)
Thấy đường kẻ bị cong, bút mực nói với bút chì:
- Hình như thước kẻ hơi cong thì phải.
Nghe xong thước kẻ thản nhiên:
- Tôi vẫn vậy mà, lỗi tại hai bạn đấy thôi.
Bút mực bèn lấy gương tới và bảo với thước kẻ rằng:
- Bạn soi thử đi nhé!
Thước kẻ soi mình trong gương thì thấy một chiếc thước kẻ mặt mày vênh váo, cái ngực cứ ưỡn mãi lên. Nó tức giận nói với bút mực và bút chì rằng:
- Đó không phải tôi.
Nói rồi, nó bỏ đi và lạc vào một bãi cỏ ven đường.
* Tranh 3 (Đoạn 4)
Một bác thợ mộc trông thấy thước kẻ liền đem về. Bác nhìn thấy thước kẻ ta cong veo liền uốn lại cho thẳng. Thước kẻ ân hận nhận ra lỗi lầm của mình. Nó cảm ơn bác thợ mộc và tìm đường về nhà. Về tới nhà, thấy bút chì và bút mực cũng lo lắng khi không thấy mình đâu, thước kẻ òa khóc:
- Xin lỗi hai bạn, chỉ vì tính kiêu căng, ích kỉ của tôi mà chuyện thành ra thế này.
Bút chì và bút mực ôm lấy bút chì an ủi. Từ đó ba người bạn lại hòa thuận, chăm chỉ như xưa.
Tiếng Việt lớp 2 trang 128 Câu d: Kể lại toàn bộ câu chuyện
Phương pháp giải:
Em dựa vào phần c vừa kể từng đoạn để kể lại toàn bộ câu chuyện
Lời giải:
Thước kẻ, bút mực và bút chì vốn là những người bạn thân thiết. Chúng cùng nhau làm việc tạo ra những đường kẻ thẳng tắp. Ba bạn sống cùng nhau vô cùng vui vẻ.
Nhưng đến một ngày, thước kẻ nghĩ bút chì và bút mực là những kẻ phụ thuộc vào mình. Không có cây thước thẳng và kẻ từng xen-ti-mét chi tiết như nó làm sao bút mực và bút chì kẻ được những người thẳng tắp. Càng nghĩ nó càng thấy mình là một người quan trọng. Thấy mình giỏi quá, nó cứ vỗ ngực khiến ngực ưỡn lên mãi. Thấy đường kẻ bị cong, bút mực nói với bút chì:
- Hình như thước kẻ hơi cong thì phải.
Nghe xong thước kẻ thản nhiên:
- Tôi vẫn vậy mà, lỗi tại hai bạn đấy thôi.
Bút mực bèn lấy gương tới và bảo với thước kẻ rằng:
- Bạn soi thử đi nhé!
Thước kẻ soi mình trong gương thì thấy một chiếc thước kẻ mặt mày vênh váo, cái ngực cứ ưỡn mãi lên. Nó tức giận nói với bút mực và bút chì rằng:
- Đó không phải tôi.
Nói rồi, nó bỏ đi và lạc vào một bãi cỏ ven đường.
Một bác thợ mộc trông thấy thước kẻ liền đem về. Bác nhìn thấy thước kẻ ta cong veo liền uốn lại cho thẳng. Thước kẻ ân hận nhận ra lỗi lầm của mình. Nó cảm ơn bác thợ mộc và tìm đường về nhà. Về tới nhà, thấy bút chì và bút mực cũng lo lắng khi không thấy mình đâu, thước kẻ òa khóc:
- Xin lỗi hai bạn, chỉ vì tính kiêu căng, ích kỉ của tôi mà chuyện thành ra thế này.
Bút chì và bút mực ôm lấy bút chì an ủi. Chúng nắm tay nhau thành vòng tròng đoàn kết. Từ đó ba người bạn lại hòa thuận, chăm chỉ như xưa.
Tiếng Việt lớp 2 trang 128 Câu e: Đặt tên khác cho câu chuyện
Phương pháp giải:
Em dựa vào nội dung hoặc nhân vật để đặt tên cho câu chuyện.
Lời giải:
Những tên khác có thể đặt cho câu chuyện là:
- Chuyện của thước kẻ, bút mực và bút chì
- Không nên kiêu căng
- Ba người bạn
- Ai quan trọng nhất?
Tiếng Việt lớp 2 trang 129 Luyện tập tả đồ vật quen thuộc
Tiếng Việt lớp 2 trang 129 Câu a: Nói 3 – 4 câu tả một đồ dùng học tập của em theo gợi ý
- Nói tên đồ dùng học tập.
- Nói về một vài đặc điểm nổi bật của đồ dùng học tập:
+ Hình dáng,
+ Kích thước
+ Màu sắc
+ Chất liệu
...
- Tình cảm của em đối với đồ dùng học tập đó
Tiếng Việt lớp 2 trang 129 Câu b: Viết vào vở nội dung em vừa nói
Phương pháp giải
Em dựa vào phần gợi ý để tả đồ dùng học tập (bút chì, thước kẻ, cục tẩy, bút mực,..) của em.
Lời giải:
Em có rất nhiều đồ dùng học tập, nhưng gần gũi nhất với em là chiếc bút mực. Bút mực có hình dáng nhỏ nhắn, xinh xắn. Chiều dài khoảng độ một gang tay của em. Chiếc bút có nắp màu hồng dễ thương và thân bút màu trắng. Nút cài của bút màu tim tím. Vỏ bút làm bằng nhựa bên trong còn có bộ phận để chứa mực. Bút mực là người bạn kiên nhẫn cùng em luyện viết từng nét chữ hằng ngày. Em rất yêu bút. Em sẽ giữ gìn bút thật cẩn thận.
Tiếng Việt lớp 2 trang 129 Đọc một bài đọc về bạn bè
Tiếng Việt lớp 2 trang 129 Câu 1: Đọc một bài đọc về bạn bè
a. Chia sẻ về bài đã đọc.
b. Viết vào Phiếu đọc sách những điều em đã chia sẻ.
Phương pháp giải:
Em chia sẻ về bài đọc mà mình đã đọc dựa vào gợi ý.
Lời giải:
Bài đọc về bạn bè gần đây mà em được đọc là bài Phần thưởng. Nhân vật được nhắc đến trong câu chuyện là bạn Na. Bạn Na học chưa tốt nhưng bạn ấy có tấm lòng đáng quý, thường xuyên giúp đỡ các bạn trong lớp. Tổng kết năm học, cô giáo đã bàn với các bạn trong lớp trao cho bạn Na một món quà đặc biệt. Đó là phần thưởng dành cho người bạn có tấm lòng đáng quý.
Tiếng Việt lớp 2 trang 129 Câu 2: Giới thiệu với bạn về trang phục em thích.
Phương pháp giải:
Em lựa chọn một kiểu trang phục em thích và giới thiệu:
- Trang phục của dân tộc nào
- Trang phục có điều gì đặc biệt, dùng ảnh nếu có
Lời giải:
Trang phục mà em yêu thích là chiếc áo dài của dân tộc ta. Chiếc áo dài đã trải qua nhiều lần thay đổi để phù hợp với nhu cầu sử dụng. Chiếc áo dài mà chúng em thường thấy hiện nay là áo có hai tà dài ở phía trước và phía sau. Chiếc áo dài làm tôn thêm nét đẹp dịu dàng, kín đáo của người phụ nữ Việt Nam.
CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ VÀ DỊCH VỤ GIÁO DỤC VIETJACK
- Người đại diện: Nguyễn Thanh Tuyền
- Số giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh: 0108307822, ngày cấp: 04/06/2018, nơi cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội.
2021 © All Rights Reserved.