Tiếng Việt lớp 2 trang 141,142,143,144,145 Bài 4: Người nặn tò he - Chân trời sáng tạo

601

Lời giải Tiếng Việt lớp 2 trang 141,142,143,144,145 Bài 4: Người nặn tò he - Chân trời sáng tạogồm đầy đủ các phần Đọc, Nói và nghe, Nghe - Viết giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Tiếng Việt lớp 2 Tập 1.

Mời các bạn theo dõi:

Tiếng Việt lớp 2 trang 141,142,143,144,145 Bài 4: Người nặn tò he - Chân trời sáng tạo

Tiếng Việt lớp 2 trang 141, 142 Người nặn tò he 

Tiếng Việt lớp 2 trang 141, 142 Nội dung :Đôi bàn tay khéo léo của bác Huấn tạo nên những món đồ chơi dân gian thật sinh động.

Tiếng Việt lớp 2 trang 141 Khởi động: Giới thiệu với bạn về một đồ chơi em thích

Phương pháp giải:

Em giới thiệu về đồ chơi em thích dựa vào gợi ý:

- Tên đồ chơi

- Đặc điểm

- Tình cảm của em

Lời giải:

Món đồ chơi em yêu thích là chú thỏ bông. Chú ta có bộ lông màu trắng tím xinh xắn. Đôi tai dài và chiếc nơ màu xanh dễ thương. Thỏ có bộ lông mềm và mịn. Em rất yêu thỏ bông. Em ôm thỏ bông vào mỗi đêm em đi ngủ.

Tiếng Việt lớp 2 trang 141 Đọc

Người nặn tò he

Bác Huấn hàng xóm làm nghề nặn tò he.

Cuối tuần, tôi thường sang nhà bác, ngồi chăm chú nhìn bác nhuộm màu cho từng vắt bột. Bác chắt màu vàng từ củ nghệ, màu đỏ từ quả gấc, màu đen từ cây nhọ nồi, màu xanh từ những chiếc lá riềng biêng biếc. Khi bột thấm đều màu, bác Huấn khéo léo tạo hình. Thoắt cái, từ những vắt bột, bao nhiêu gà, trâu, lợn, cá ngộ nghĩnh chen chúc trên cái mẹt tròn. Cũng từ đôi bàn tay bác, nụ hồng chúm chím, quả lựu ửng đỏ, trái chuối vàng tươi lần lượt hiện ra. Thỉnh thoảng, bác Huấn nặn riêng cho tôi một chú lính áo vàng, áo đỏ hay vài anh chim bói cá lấp lánh sắc xanh.

Tôi cứ thế mê mẩn ngắm cả thế giới đồ chơi mở ra trước mắt và càng thấy yêu hơn đôi bàn tay của bác hàng xóm thân thương.

Thảo Nguyên

Người nặn tò he trang 141, 142 Tiếng Việt lớp 2 - Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

• Tò he: một loại đồ chơi dân gian của trẻ em làm từ bột hấp chín có nhuộm màu.

Tiếng Việt lớp 2 trang 142 Cùng tìm hiểu

Câu 1: Bác Huấn chặt được màu gì từ mỗi loại lá, củ, quả dưới đây?

Người nặn tò he trang 141, 142 Tiếng Việt lớp 2 - Chân trời sáng tạo (ảnh 2)

Phương pháp giải:

Em đọc trong bài tìm những màu mà bác Huấn chắt ra được từ quả gấc, cây nhọ nồi, chiếc lá riềng, củ nghệ

Lời giải:

Với mỗi loại lá, củ, quả sau bác Huấn đã chắt được những màu:

Người nặn tò he trang 141, 142 Tiếng Việt lớp 2 - Chân trời sáng tạo (ảnh 3)

Câu 2: Tìm từ ngữ chỉ hoạt động của bác Huấn để làm ra những con tò he.

Phương pháp giải:

Em đọc kĩ đoạn văn thứ 2 chú ý đoạn “Cuối tuần,...” đến “... biêng biếc”

Lời giải:

Những từ ngữ chỉ hoạt động của bác Huấn để làm ra những con tò he là: khéo léo, tạo hình

Câu 3: Chọn từ ngữ ở thẻ màu xanh phù hợp với từ ngữ ở thẻ màu hồng:

Người nặn tò he trang 141, 142 Tiếng Việt lớp 2 - Chân trời sáng tạo (ảnh 4)

Phương pháp giải:

Em đọc kĩ đoạn văn thứ 2 chú ý đoạn “Cũng từ đôi bàn tay...” đến “...lấp lánh sắc xanh”

Lời giải:

Người nặn tò he trang 141, 142 Tiếng Việt lớp 2 - Chân trời sáng tạo (ảnh 5)

Câu 4: Đọc câu văn nói về tình cảm của bạn nhỏ với bác Huấn.

Phương pháp giải:

Em đọc kĩ đoạn văn thứ 3

Lời giải:

Câu văn nói về tình cảm của bạn nhỏ với bác Huấn là: Tôi cứ thế mê mẩn ngắm nhìn cả thế giới đồ chơi mở ra trước mắt và càng thấy yêu hơn đôi bàn tay của bác hàng xóm thân thương.

Tiếng Việt lớp 2 trang 142, 143 Vượt qua lốc dữ

Tiếng Việt lớp 2 trang 142 Câu a: Nghe viết:

Vượt qua lốc dữ

Biển vẫn gào thét. Gió vẫn từng cơn đẩy nước dồn ứ lại, rồi đột ngột giãn ra. Con tàu vẫn lặn hụp như con cá kình giữa muôn nghìn lớp sóng. Thuyền trưởng Thắng vẫn điềm tĩnh chỉ huy đoàn tàu vượt qua cơn lốc dữ.

Đình Kính

Tiếng Việt lớp 2 trang 142 Câu b: Tìm tiếng bắt đầu bằng chữ ng hoặc chữ ngh:

- Trong bài chính tả

- Ngoài bài chính tả

Phương pháp giải:

Em đọc kĩ trong bài chính tả và tìm trong thực tế.

Lời giải:

- Trong bài chính tả: ngột, nghìn

- Ngoài bài chính tả: ngã, ngồi, ngô, ngỡ, nghe, nghé, nghĩ, nghệ

Tiếng Việt lớp 2 trang 143 Câu c: Tìm từ ngữ chỉ đồ vật, công việc hoặc nghề nghiệp:

- Có tiếng bắt đầu bằng chữ s.      M: bác sĩ

- Có tiếng bắt đầu chữ x.              M: thợ xây

- Có tiếng chứa vần uôc.              M: cuốc đất

- Có tiếng chứa vần uôt               M: tuốt lúa

Phương pháp giải:

Em tìm các từ khác theo yêu cầu của bài.

Lời giải:

- Có tiếng bắt đầu bằng chữ s: ca sĩ, nhạc sĩ, bác sĩ, kĩ sư

- Có tiếng bắt đầu bầu bằng chữ x: xay gạo, xúc thóc, xe đạp, thợ xây

- Có tiếng chứa vần uôc: thầy thuốc, đôi guốc

- Có tiếng chứa vần uôt: tuốt lúa

Tiếng Việt lớp 2 trang 143 Mở rộng vốn từ nghề nghiệp 

Tiếng Việt lớp 2 trang 143 Câu 3: Xếp các từ ngữ trong khung vào bốn nhóm:

Mở rộng vốn từ nghề nghiệp trang 143, 144 Tiếng Việt lớp 2 - Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

a. Chỉ người lao động

b. Chỉ hoạt động của người lao động

c. Chỉ vật dụng dùng khi lao động

d. Chỉ nơi lao động

Phương pháp giải:

Em đọc kĩ các từ ngữ và sắp xếp vào các nhóm thích hợp.

Lời giải:

a. Chỉ người lao động: công nhân, nông dân, bác sĩ

b. Chỉ hoạt động của người lao động: cày ruộng, lái tàu, khám bệnh

c. Chỉ vật dụng dùng khi lao động: máy khoan, máy cày, ống nghe

d. Chỉ nơi lao động: công trường, bệnh viện, đồng ruộng

Tiếng Việt lớp 2 trang 143 Câu 4: Chọn từ ngữ ở bài tập 3 phù hợp với mỗi ô hoa:

Mở rộng vốn từ nghề nghiệp trang 143, 144 Tiếng Việt lớp 2 - Chân trời sáng tạo (ảnh 2)

Phương pháp giải:

Em dựa vào 12 từ ở bài tập 3 để điền vào ô trống thích hợp.

Lời giải:

a. Ngoài đồng, bác nông dân đang cày ruộng. Chiếc máy cày như một con bọ ngựa khổng lồ đang chăm chỉ làm việc.

b. Đêm ấy, bé Vân sốt cao, phải vào bệnh viện. Em lo lắng nhìn ông bác sĩ già đeo kính trắng, cổ đeo cái ống nghe như chiếc vòng bạc. Khi khám bệnh cho Vân, đôi mày ông cứ nhíu lại như nghĩ ngợi điều gì. Cuối cùng, đôi mắt ông sáng lên làm mẹ và Vân thấy nhẹ cả người: “Cháu bị cảm thôi! Chị cứ yên tâm!”.

Tiếng Việt lớp 2 trang 144 Mẹ của Oanh

Tiếng Việt lớp 2 trang 144 Câu a: Đọc lại truyện Mẹ của Oanh

Mẹ của Oanh

Năm học này, cô Quyên được phân công dạy lớp 2A. Giờ Tiếng Việt, cô cho các bạn giới thiệu về công việc của bố mẹ mình. Lan hãnh diện với bạn bè vì có mẹ là bác sĩ. Tuấn say sưa kể về những cỗ máy mà bố cậu chế tạo.

Tới lượt Oanh, em đang lúng túng thì Quân nói:

- Thưa cô, mẹ bạn ấy quét dọn trong trường mình đấy ạ.

Cô giáo cảm ơn Quân rồi trìu mến nhìn về phía Oanh. Sau vài giây sững lại, Oanh bước lên trước lớp:

- Mẹ em là cô lao công của trường mình. Hằng ngày, mẹ quét sân, quét lớp, thu gom và phân loại rác,... Cuối giờ học, em thường ở lại giúp mẹ và chờ mẹ chở về.

Cô giáo tươi cười bảo:

- Nhờ Có mẹ bạn Oanh mà trường mình luôn sạch sẽ. Oanh còn nhỏ mà đã biết giúp đỡ mẹ. Em thật đáng khen!

Khi cô vừa dứt lời, tiếng vỗ tay vang lên. Khuôn mặt Oanh ửng đỏ và đôi môi khẽ nở nụ cười.

Hoàng Ly

Tiếng Việt lớp 2 trang 144 Câu b: Sắp xếp các tranh theo đúng trình tự sự việc trong truyện.

Mẹ của Oanh trang 144 Tiếng Việt lớp 2 - Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

Phương pháp giải:

Em nhớ lại nội dung câu chuyện để sắp xếp theo tranh.

Lời giải:

Sắp xếp các tranh theo đúng trình tự sự việc trong truyện như sau:

Tranh 1 – Tranh 4 – Tranh 2 – Tranh 3

Tiếng Việt lớp 2 trang 144 Câu c: Kể từng đoạn của câu chuyện theo tranh

Phương pháp giải:

Em quan sát lại tranh theo thứ tự đã sắp xếp ở câu c, nhớ lại các tình huống và kể lại.

Lời giải:

* Tranh 1 (đoạn 1)

Năm học này, cô Quyên được phân công là giáo viên chủ nhiệm của lớp 2A. Vào giờ Tiếng Việt, cô đã tổ chức hoạt động cho các bạn trong lớp giới thiệu về nghề nghiệp của bố mẹ mình. Trong lớp, các bạn vô cùng hưởng ứng chủ đề này của cô giáo. Lan hãnh diện vì có mẹ là bác sĩ chữa bệnh cứu người. Tuấn say mê kể về những cỗ máy mà bố mình chế tạo.

* Tranh 4 (đoạn 2)

Tới lượt Oanh, khi bạn đang lúng túng chưa biết nói như thế nào thì Quân ngồi bên cạnh đã nhanh nhảu:

- Thưa cô mẹ bạn ấy là quét dọn ở trường mình đấy ạ.

* Tranh 2 (đoạn 3)

Cô giáo cảm ơn Quân rồi trìu mến nhìn về phía Oanh chờ đợi. Sau vài giây sững lại, Oanh bước lên bục giảng và bắt đầu nói:

- Mẹ em là cô lao công của trường mình. Hằng ngày, mẹ quét sân, quét lớp, thu gom và phân loại rác,... Cuối giờ học, em thường ở lại giúp mẹ và chờ mẹ chở về.

* Tranh 3 (đoạn 4)

Cô giáo tươi cười bảo:

- Nhờ Có mẹ bạn Oanh mà trường mình luôn sạch sẽ. Oanh còn nhỏ mà đã biết giúp đỡ mẹ. Em thật đáng khen!

Khi cô vừa dứt lời, tiếng vỗ tay vang lên. Khuôn mặt Oanh ửng đỏ và đôi môi khẽ nở nụ cười.

Tiếng Việt lớp 2 trang 144 Câu d: Kể lại toàn bộ câu chuyện

Phương pháp giải:

Em dựa vào việc kể từng đoạn ở bài tập c để kể lại toàn bộ câu chuyện.

Lời giải:

Năm học này, cô Quyên được phân công là giáo viên chủ nhiệm của lớp 2A. Vào giờ Tiếng Việt, cô đã tổ chức hoạt động cho các bạn trong lớp giới thiệu về nghề nghiệp của bố mẹ mình. Trong lớp, các bạn vô cùng hưởng ứng chủ đề này của cô giáo. Lan hãnh diện vì có mẹ là bác sĩ chữa bệnh cứu người. Tuấn say mê kể về những cỗ máy mà bố mình chế tạo.

Tới lượt Oanh, khi bạn đang lúng túng chưa biết nói như thế nào thì Quân ngồi bên cạnh đã nhanh nhảu:

- Thưa cô mẹ bạn ấy là quét dọn ở trường mình đấy ạ.

Cô giáo cảm ơn Quân rồi trìu mến nhìn về phía Oanh chờ đợi. Sau vài giây sững lại, Oanh bước lên bục giảng và bắt đầu nói:

- Mẹ em là cô lao công của trường mình. Hằng ngày, mẹ quét sân, quét lớp, thu gom và phân loại rác,... Cuối giờ học, em thường ở lại giúp mẹ và chờ mẹ chở về.

Cô giáo tươi cười bảo:

- Nhờ Có mẹ bạn Oanh mà trường mình luôn sạch sẽ. Oanh còn nhỏ mà đã biết giúp đỡ mẹ. Em thật đáng khen!

Khi cô vừa dứt lời, tiếng vỗ tay vang lên. Khuôn mặt Oanh ửng đỏ và đôi môi khẽ nở nụ cười.

Tiếng Việt lớp 2 trang 145 Luyện tập tả đồ vật quen thuộc (tiếp theo) 

Tiếng Việt lớp 2 trang 145 Câu a: Nói 4 – 5 câu về đồ chơi em thích theo gợi ý:

- Em thích đồ chơi gì?

- Đồ chơi đó có những đặc điểm gì đáng chú ý về:

Luyện tập tả đồ vật quen thuộc (tiếp theo) trang 145 Tiếng Việt lớp 2 - Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

- Tình cảm của em với đồ chơi đó

Phương pháp giải:

Em nói dựa vào những gợi ý trong bài

Lời giải:

- Đồ chơi em thích là con lật đật.

- Hình dáng: bé nhỏ.

- Màu sắc: Màu đỏ trắng

- Bộ phận nổi bật: Con lật đật gồm có cái đầu hình tròn, hai cái tay hình tròn và thân hình tròn

- Hoạt động: Lật đật có thể lắc lư trái phải trước sau nhưng không dễ gì mà ngã lăn ra được

- Tình cảm của em: Em rất yêu quý con lật đật, nó dạy em một bài học đó là cần phải luôn biết đứng dậy trước những sóng gió cuộc đời

Tiếng Việt lớp 2 trang 145 Câu b: Viết 4 – 5 câu về nội dung em vừa nói

Phương pháp giải:

Em dựa vào những gì đã nói để viết thành đoạn văn

Lời giải:

Đồ chơi mà em yêu thích là con lật đật – quà của bố sau một chuyến công tác. Lật đật có hình dáng bé nhỏ. Nó được bao phủ bởi màu đỏ trắng. Lật đật có cái đầu tròn, hai tay tròn trịa và một thân hình cũng rất tròn trĩnh. Lật đật ta có thể lắc lư trái phải trước sau nhưng không dễ gì mà ngã lăn ra được. Em rất yêu quý con lật đật. Nó đã dạy em bài học là cần phải biết đứng dậy trước những sóng gió cuộc đời.

Tiếng Việt lớp 2 trang 145 Đọc một bài văn về tả nghề nghiệp 

Tiếng Việt lớp 2 trang 145 Câu 1: Đọc một bài văn về nghề nghiệp

a. Chia sẻ về bài văn đã đọc

b. Viết vào Phiếu đọc sách những điều em đã chia sẻ

Đọc một bài văn về tả nghề nghiệp trang 145 Tiếng Việt lớp 2- Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

Phương pháp giải:

Em giới thiệu dựa vào gợi ý đã cho.

Lời giải:

Tên bài văn về nghề nghiệp mà gần đây em được đọc là bài Mẹ của Oanh của tác giả Hoàng Ly. Câu văn hay trong bài đối với em là câu mà Oanh giới thiệu về mẹ của mình: “Mẹ em là cô lao công của trường mình. Hằng ngày, mẹ quét sân, quét lớp, thu gom và phân loại rác,... Cuối giờ học, em thường ở lại giúp mẹ và chờ mẹ chở về.” Bởi vì, em cảm thấy bạn Oanh cũng rất yêu thương và tự hào về mẹ của mình. Bài văn đã giúp em hiểu rằng: Nghề nghiệp nào cũng quan trọng và đều đáng quý như nhau.

Tiếng Việt lớp 2 trang 145 Câu 2: Chơi trò chơi Đoán nghề nghiệp qua hoạt động

Lời giải:

Xem bạn diễn tả hoạt động, đoán nghề nghiệp

Học sinh tự tổ chức hoạt động.

Đánh giá

0

0 đánh giá