Lời giải Tiếng Việt lớp 2 trang 18, 19, 20 Bài 3: Con đường làng - Chân trời sáng tạo gồm đầy đủ các phần Đọc, Nói và nghe, Nghe - Viết giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Tiếng Việt lớp 2 Tập 2.
Mời các bạn theo dõi:
Tiếng Việt lớp 2 trang 18, 19, 20 Bài 3: Con đường làng - Chân trời sáng tạo
Tiếng Việt lớp 2 trang 18, 19 Con đường làng
Tiếng Việt lớp 2 trang 18, 19 Nội dung: Vào mỗi buổi trong ngày, con đường đều mang một vẻ đẹp riêng. Ai đi xa cũng nhớ về con đường mình luôn gắn bó.
Tiếng Việt lớp 2 trang 18 Khởi động: Chia sẻ với bạn về con đường quen thuộc theo gợi ý:
Phương pháp giải:
Em chia sẻ dựa vào những gợi ý trong bài.
Lời giải:
Con đường quen thuộc với em là con đường đi học. Đó là con đường thông thoáng, sạch sẽ. Hai bên đường còn có hàng cây xanh tỏa bóng mát. Em rất yêu con đường này.
Tiếng việt lớp 2 trang 18, 19 Đọc
Con đường làng
Con đường rợp bóng tre
Uốn mình trong nắng hạ
Tiếng chim rơi ngọt quá!
Khẽ động cọng rơm vàng.
Buổi sớm sương mơ màng
Mắt long lanh ngọn cỏ
Buổi trưa thơm cánh gió
Nâng bước em tới trường.
Buổi chiều tím hoàng hôn
Đàn trâu về lững thững
Bóng trăng tròn lừng lựng
Vắt vẻo ngọn tre già...
Ai một lần đi xa
Con đường cong nỗi nhớ
Lòng luôn thầm nhắc nhở
Con đường làng thiết tha.
Nguyễn Lãm Thắng
• Lững thững: gợi tả dáng đi thong thả, chậm rãi từng bước một.
• Vắt vẻo: ở trên cao nhưng không có chỗ dựa vững chắc.
Tiếng Việt lớp 2 trang 19 Cùng tìm hiểu
Câu 1: Vào mỗi buổi trong ngày, con đường làng có gì đẹp?
Phương pháp giải:
Em đọc kĩ đoạn thơ thứ 2 và 3.
Lời giải:
Vào mỗi buổi trong ngày, con đường lại mang một nét đẹp riêng. Buổi sớm sương mơ màng. Buổi trưa có gió thổi. Buổi chiều có hoàng hôn tím. Buổi tối có bóng trăng tròn.
Câu 2: Em thích con đường làng trong bài thơ vào buổi nào nhất? Vì sao?
Phương pháp giải:
Em trả lời theo ý thích của bản thân.
Lời giải:
Em thích con đường làm trong bài thơ vào buổi chiều nhất. Vì em thấy hình ảnh hoàng hôn tím rất huyền diệu và rất đẹp.
Câu 3: Trong khổ thơ thứ ba, tiếng cuối các dòng thơ nào có vần giống nhau?
Phương pháp giải:
Em đọc kĩ khổ thơ thứ 3.
Lời giải:
Trong khổ thơ thứ ba, tiếng cuối các dòng thơ có vần giống nhau là: thững – lựng (vần ưng)
Câu 4: Câu thơ nào thể hiện tình cảm của tác giả với con đường làng?
Phương pháp giải:
Em đọc kĩ khổ thơ cuối cùng.
Lời giải:
Câu thơ thể hiện tình cảm của tác giả với con đường làng là: “Con đường cong nỗi nhớ”, “Con đường làng thiết tha.”
Tiếng Việt lớp 2 trang 19 Cùng sáng tạo: Con đường mong ước
Cùng bạn hoàn thành các câu sau:
• Mình thích con đường có...
• Theo mình, con đường đẹp là...
• Mình mong con đường mình đi học sẽ...
Phương pháp giải:
Em hoàn thành câu theo mong ước của mình.
Lời giải:
• Mình thích con đường có cây xanh hai bên đường.
• Theo mình, con đường đẹp là luôn sạch sẽ.
• Mình mong con đường mình đi học sẽ rợp bóng mát và sạch sẽ.
Tiếng Việt lớp 2 trang 19 Viết chữ hoa R
Tiếng Việt lớp 2 trang 19 Câu 1: Viết chữ hoa R
Lời giải:
- Cấu tạo: gồm nét móc ngược trái, nét cong trái, nét cong phải, nét thắt và nét móc ngược phải.
- Cách viết:
+ Đặt bút phía dưới ĐK ngang 4, trước ĐK dọc 3, viết một nét móc ngược trái cách bên phải ĐK dọc 2 một li, hơi lượn vòng khi bắt đầu và dùng bút dưới ĐK ngang 2, trước ĐK dọc 2.
+ Lia bút đến điểm giao nhau giữa ĐK ngang 3 và ĐK dọc 2, viết nét cong trái liền mạch với nét cong phải, nét thắt, nét móc ngược phải và dừng bút phía dưới ĐK ngang 2, trước ĐK dọc 4.
Lưu ý: Lưng của nét cong trái tiếp xúc với ĐK dọc 1. Lưng của nét cong phải (trên nét thắt) tiếp xúc với ĐK dọc 3. Nét thắt nằm phía trên ĐK ngang 2 và cắt ngang nét móc ngược trái.
Tiếng Việt lớp 2 trang 19 Câu 2: Viết ứng dụng: Rừng vàng biển bạc.
Tiếng Việt lớp 2 trang 20 Từ chỉ sự vật. Dấu phẩy
Tiếng Việt lớp 2 trang 20 Câu 3: Thực hiện các yêu cầu dưới đây:
a. Tìm từ ngữ chỉ cây cối trong đoạn thơ sau:
Cái na đã tỉnh giấc rồi
Đàn chuối đứng vỗ tay cười, vui sao!
Chị tre chải tóc bên ao
Nàng mây áo trắng ghé vào soi gương.
Trần Đăng Khoa
b. Tìm thêm 3 – 5 từ ngữ chỉ cây cối.
Phương pháp giải:
Em làm theo yêu cầu của bài tập.
Lời giải:
a. Các từ chỉ cây cối có trong đoạn thơ là: na, chuối, tre
b. Tìm thêm 3 – 5 từ chỉ cây cối: cây đào, cây sung, cây ổi, cây mận,...
Tiếng Việt lớp 2 trang 20 Câu 4: Thực hiện các yêu cầu dưới đây:
Bé theo ông đi chợ hoa. Bé thấy muôn loài hoa đua nhau khoe sắc. Hoa đào, hoa mai, hoa cẩm chướng, hoa thuỷ tiên nở rộ khắp nơi.
La Khê
a. Đoạn văn có mấy câu?
b. Câu nào có dấu phẩy?
c. Trong mỗi câu dưới đây có thể đặt dấu phẩy vào những vị trí nào?
• Xoài thanh ca xoài tượng xoài cát đều ngon.
• Vườn nhà ngoại trồng cây thuốc cây cảnh cây ăn trái.
Phương pháp giải:
a. Kết thúc mỗi một câu có dấu chấm ở cuối câu.
b. Em quan sát kĩ từng câu.
c. - Dấu phẩy dùng để ngăn cách tên các loại xoài.
- Dấu phẩy dùng để ngăn cách tên cách loại cây trong vườn.
Lời giải:
a. Đoạn văn trên có 3 câu
b. Câu có chứa dấu phẩy là câu thứ 3: Hoa đào, hoa mai, hoa cẩm chướng, hoa thủy tiên nở rộ khắp nơi.
c. • Xoài thanh ca, xoài tượng, xoài cát đều ngon.
• Vườn nhà ngoại trồng cây thuốc, cây cảnh, cây ăn trái.
Tiếng Việt lớp 3 trag 20 Vận dụng: Đóng vai hướng dẫn viên, giới thiệu về con đường nơi em ở theo gợi ý:
Phương pháp giải:
Em dựa vào gợi ý để giới thiệu về con đường nơi em ở.
Lời giải:
Đây là con đường làng nơi em ở. Con đường chẳng mang tên một người nổi tiếng nào nhưng lại rất đỗi thân quen với mỗi người dân quê hương em. Hai bên đường là nhà cửa với mái ngói đỏ tươi, là những hàng cây xanh bóng mát,.... Hằng ngày, người dân quê em đều đi lại trên con đường này. Ông bà đi chợ, bố mẹ đi làm, chúng em đi học,... Em rất yêu con đường làng quê em.
CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ VÀ DỊCH VỤ GIÁO DỤC VIETJACK
- Người đại diện: Nguyễn Thanh Tuyền
- Số giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh: 0108307822, ngày cấp: 04/06/2018, nơi cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội.
2021 © All Rights Reserved.