Địa lí lớp 10 (Chân trời sáng tạo) Bài 11: Thực hành đọc bản đồ các đới và kiểu khí hậu trên trái đất, phân tích biểu đồ một số kiểu khí hậu

1.2 K

Toptailieu biên soạn và giới thiệu lời giải SGK Địa lí lớp 10 Bài 11 (Chân trời sáng tạo): Thực hành đọc bản đồ các đới và kiểu khí hậu trên trái đất, phân tích biểu đồ một số kiểu khí hậuhay, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời câu hỏi Địa lí 10 Bài 11 từ đó học tốt môn Địa 10.

Địa lí lớp 10 (Chân trời sáng tạo) Bài 11: Thực hành đọc bản đồ các đới và kiểu khí hậu trên trái đất, phân tích biểu đồ một số kiểu khí hậu

I. Đọc bản đồ các đới và kiểu khí hậu

Câu hỏi trang 49 Địa Lí 10: Dựa vào hình 11.1, em hãy xác định có bao nhiêu đới khí hậu trên Trái Đất và phạm vi của các đới khí hậu này.

Dựa vào hình 11.1, em hãy xác định có bao nhiêu đới khí hậu trên Trái Đất

Lời giải:

Phạm vi phân bố các đới và kiểu khí hậu trên Trái Đất

Đới khí hậu

Kiểu khí hậu

Phạm vi

Cực

 

Hai cực Bắc và Nam

Cận cực

 

Bắc Canada, Bắc Liên bang Nga

Ôn đới

- Ôn đới lục địa

- Ôn đới gió mùa

- Ôn đới hải dương

Khu vực ôn đới: Bắc Mĩ, châu Âu, Liên bang Nga, Bắc Á, Đông Á, cực Nam của Nam Mĩ,…

Cận nhiệt

- Cận nhiệt lục địa

- Cận nhiệt gió mùa

- Cận nhiệt địa trung hải

Khu vực cận chí tuyến: Bắc Phi, Tây Á, Tây Nam Á, Ô-xtrây-li-a, cực Nam Phi, một phần phía Nam của Nam Mĩ,…

Nhiệt đới

- Nhiệt đới lục địa

- Nhiệt đới gió mùa

Khu vực nhiệt đới: Trung Phi, Trung và Nam Mĩ, Nam Á, Đông Nam Á,…

Cận xích đạo

 

Quan khu vực cận xích đạo: Trung Phi, Bra-xin, Nam Á, Bắc Ô-xtrây-li-a,…

Xích đạo

 

Quanh xích đạo: vịnh Ghi-nê, Đông Nam Á hải đảo, trung tâm Nam Mĩ,…

II.Phân tích biểu đồ nhiệt độ, lượng mưa

Câu hỏi trang 50 Địa Lí 10: Quan sát hình 11.1 và hình 11.2, em hãy:

- Xác định các địa điểm trên thuộc đới khí hậu nào trên bản đồ.

- Điền các thông tin phân tích nhiệt độ và lượng mưa theo các bảng sau:

Quan sát hình 11.1 và hình 11.2, em hãy: Xác định các địa điểm trên thuộc đới khí hậu nào trên bản đồ

Quan sát hình 11.1 và hình 11.2, em hãy: Xác định các địa điểm trên thuộc đới khí hậu nào trên bản đồ

Hình 11.2. Biểu đồ nhiệt độ, lượng mưa của một số địa điểm

Bảng 11.1. Đặc điểm nhiệt độ của một số kiểu khí hậu tại các địa điểm

Địa điểm

Kiểu khí hậu

Nhiệt độ trung bình tháng thấp nhất

Nhiệt độ trung bình tháng cao nhất

Biên độ nhiệt năm

Tháng

Nhiệt độ (0C)

Tháng

Nhiệt độ (0C)

Hà Nội (Việt Nam)

Nhiệt đới gió mùa

 

 

 

 

 

U-lan Ba-to (Mông Cổ)

Ôn đới lục địa

 

 

 

 

 

Luân Đôn (Anh)

Ôn đới hải dương

 

 

 

 

 

Lix-bon (Bồ Đào Nha)

Cận nhiệt Địa Trung Hải

 

 

 

 

 

Bảng 11.2. Đặc điểm lượng mưa của một số kiểu khí hậu tại các địa điểm

Địa điểm

Kiểu khí hậu

Lượng mưa trung bình năm (mm)

Mưa nhiều

Mưa ít

Các tháng

Lượng mưa (≥100mm)

Các tháng

Lượng mưa (≥100mm)

Hà Nội (Việt Nam)

Nhiệt đới gió mùa

 

 

 

 

 

U-lan Ba-to (Mông Cổ)

Ôn đới lục địa

 

 

 

 

 

Luân Đôn (Anh)

Ôn đới hải dương

 

 

 

 

 

Lix-bon (Bồ Đào Nha)

Cận nhiệt Địa Trung Hải

 

 

 

 

 

Lời giải:

1. Đặc điểm nhiệt độ của một số kiểu khí hậu tại các địa điểm

Địa điểm

Kiểu khí hậu

Nhiệt độ trung bình tháng thấp nhất

Nhiệt độ trung bình tháng cao nhất

Biên độ nhiệt năm

Tháng

Nhiệt độ (0C)

Tháng

Nhiệt độ (0C)

Hà Nội (Việt Nam)

Nhiệt đới gió mùa

1

17

5

28

11

U-lan Ba-to (Mông Cổ)

Ôn đới lục địa

1

-3

7

24

27

Luân Đôn (Anh)

Ôn đới hải dương

12

2

6

14

12

Lix-bon (Bồ Đào Nha)

Cận nhiệt Địa Trung Hải

1

8

7

19

11

2. Đặc điểm lượng mưa của một số kiểu khí hậu tại các địa điểm

Địa điểm

Kiểu khí hậu

Lượng mưa trung bình năm (mm)

Mưa nhiều

Mưa ít

Các tháng

Lượng mưa (≥100mm)

Các tháng

Lượng mưa (≥100mm)

Hà Nội (Việt Nam)

Nhiệt đới gió mùa

1694

7

325

1

20

U-lan Ba-to (Mông Cổ)

Ôn đới lục địa

220

6

55

10 đến 1

0

Luân Đôn (Anh)

Ôn đới hải dương

607

8

65

1, 2

45

Lix-bon (Bồ Đào Nha)

Cận nhiệt Địa Trung Hải

747

11

115

7, 8

10

III. Giải thích được một số hiện tượng thời tiết trong thực tế

Câu hỏi trang 51 Địa Lí 10: Dựa vào kiến thức đã học và những hiểu biết của bản thân, em hãy:

- Thu thập thông tin về một số hiện tượng thời tiết trong thực tế như: sương, mưa đá,...

- Viết một báo cáo ngắn giải thích nguyên nhân gây ra các hiện tượng trên.

Lời giải:

- Học sinh tìm hiểu thông tin qua sách, báo hoặc internet.

- Ví dụ: Hiện tượng mưa đá

Mưa đá là hiện tượng mưa dưới dạng hạt hoặc cục băng có hình dáng và kích thước khác nhau do đối lưu cực mạnh từ các đám mây dông gây ra. Kích thước có thể từ 5 mm đến hàng chục cm, thường cỡ khoảng một vài cm, có dạng hình cầu không cân đối. Những hạt mưa đá thường rơi xuống cùng với mưa rào. Mưa đá thường kết thúc rất nhanh trong vòng 5 -10 phút, lâu nhất cho cả một vệt mưa cũng chỉ 20 - 30 phút.

Mưa đá thường xảy ra ở vùng núi hay khu vực giáp biển, giáp núi (bán sơn địa), còn vùng đồng bằng ít xảy ra hơn. Vì vậy ở Việt Nam mưa đá có thể xảy ra ở khắp các vùng miền. Riêng ở vùng núi phía bắc Việt Nam, từ tháng 1 đến tháng 5 hàng năm thường có mưa đá, nhiều nhất là từ tháng 3 đến tháng 5, mà nguyên nhân chủ yếu là các đợt front lạnh cực mạnh tràn về nhanh.

Mưa đá thường hay hình thành trong các tháng chuyển tiếp giữa mùa lạnh sang mùa nóng (tháng 4, 5 và 6) hoặc giữa mùa nóng sang mùa lạnh (tháng 9, 10 và 11), Mưa đá được hình thành khi các dòng không khí lên xuống mãnh liệt (hay còn gọi là đối lưu).
 Vào mùa nóng ẩm, nắng gay gắt, hàm lượng hơi nước trong không khí rất cao. Khí quyển ở tầng thấp nhận được nhiều nhiệt năng sẽ nóng lên, hình thành cột không khí dưới nóng trên lạnh. Lúc này các dòng không khí lên xuống mãnh liệt làm phát sinh và tạo ra những đám mây vũ tích có khả năng gây mưa đá. Mưa đá có hai dạng sau:

- Mưa đá nhỏ: dưới dạng những hạt băng trong suốt rơi xuống từ đám mây, các hạt hầu như có hình cầu, và đôi khi hình nón, đường kính có thể bằng hoặc lớn hơn 5mm.

- Mưa đá: dưới dạng những hạt nước đá, có thể trong suốt, có thể đục một phần hay tất cả. Cục đá thường hình cầu, hình nón, hoặc không đều. Đường kính từ 5mm đến 50mm. Mưa đá rơi xuống từ đám mây, hoặc rơi rời rạc, hoặc kết thành màn không đều.
 Các cục nước đá có trọng lượng khoảng từ 5 gram đến vài ba trăm gram. Vận tốc rơi từ trên cao xuống khá lớn và gia tăng tỉ lệ với kích thước và trọng lượng của cục đá. Tốc độ rơi dao động trong khoảng 30 - 60m/s, cá biệt có thể lên tới 90m/s. Với vận tốc như vậy nên khi rơi xuống mặt đất hay các thảm thực vật, mưa đá đã gây nên những thiệt hại nghiêm trọng.

Việc dự báo mưa đá và khu vực chính xác sẽ có mưa đá là rất khó. Chúng ta cũng không có cách nào ngăn chặn được mưa đá bởi đó là hiện tượng thời tiết với những diễn biến bất thường của các luồng không khí nóng và lạnh. Người dân ở các khu vực hay có mưa đá cần thường xuyên theo dõi thông tin thời tiết để sớm biết có khả năng xảy ra mưa đá và luôn chuẩn bị sẵn các phương án trú, tránh an toàn cho người, vật nuôi và hạn chế tác hại của mưa đá đối với các vật dụng, đồ dùng, máy móc,… nếu nó xảy ra. Mưa đá còn có thể mang tới những mối nguy hại khác chẳng hạn mang theo độc tố, acid… 

Đánh giá

0

0 đánh giá