Lịch sử 10 Chân trời sáng tạo Bài 15: Văn minh Văn Lang – Âu Lạc

2 K

Toptailieu biên soạn và giới thiệu giải sách giáo khoa Lịch sử 10 Bài 15: Văn minh Văn Lang – Âu Lạc sách Chân trời sáng tạo hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng làm các bài tập từ đó nâng cao kiến thức và biết cách vận dụng phương pháp giải vào các bài tập trong SGK Lịch sử 10 Bài 15.

 Lịch sử 10 Chân trời sáng tạo Bài 15: Văn minh Văn Lang – Âu Lạc

I. Cơ sở hình thành

Câu hỏi trang 88 Lịch Sử 10: Em hãy nêu những ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên đến sự hình thành văn minh Văn Lang – Âu Lạc.

Lời giải:

- Địa bàn: Nền văn minh Văn Lang - Âu Lạc được hình thành trên lưu vực các dòng sông lớn như sông Hồng, sông Mã, sông Cả - tương ứng với khu vực Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ ngày nay, là địa bàn chủ yếu của quốc gia Văn Lang – Âu Lạc thời cổ đại.

=> Tác động: vùng lưu vực các dòng sông lớn thuận lợi cho sự quần tụ dân cư, đời sống và hoạt động sản xuất của con người.

- Khí hậu: nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm, nắng lắm, mưa nhiều, nước ngọt dồi dào. 

=> Tác động: cư dân sớm xuất hiện và định cư; góp phần hình thành một trong những nền văn minh lúa nước đầu tiên của nhân loại.

- Tài nguyên thiên nhiên: sự giàu có về khoáng sản (đồng, sắt, thiếc, chì,..). 

=> Tác động: thuận lợi cho sự ra đời sớm của các ngành thủ công nghiệp như luyện kim, chế tác đồ động, đồ sắt,...

Câu hỏi 1 trang 89 Lịch Sử 10: Các nền văn hóa tiền Đông Sơn đã đóng góp như thế nào cho sự ra đời của nền văn minh Văn Lang – Âu Lạc?

Lời giải:

- Cách ngày nay khoảng 2800 năm, trên địa bản Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ Việt Nam, cư dân Việt cổ đã bước vào thời kì phát triển rực rỡ với nền văn hoá Đông Sơn. Nền nông nghiệp lúa nước sử dụng lưỡi cày đồng và khả năng trị thuỷ cao đã đưa cư dân Việt cổ bước vào thời đại văn minh với nhiều thành tựu tiêu biểu, đó là nền văn minh Văn Lang - Âu Lạc, nền văn minh đầu tiên trong lịch sử dân tộc Việt Nam.

- Được hình thành trên cơ sở tiếp nối nền văn hoá tiền Đông Sơn (Phùng Nguyên, Đồng Đậu, Gò Mun), văn minh Văn Lang - Âu Lạc nằm trong giai đoạn văn hoá Đông Sơn đã phát triển trong thời đại kim khí, mang đặc trưng của nền kinh tế nông nghiệp lúa nước với kĩ thuật đúc đồng đạt đến mức hoàn thiện, trên nền tảng kết nối dân cư ở các địa bàn rừng núi, trung du, đồng bằng và biển đảo.

II. Thành tựu văn minh tiêu biểu

Câu hỏi 2 trang 89 Lịch Sử 10: Trình bày và nhận xét về tổ chức bộ máy nhà nước Văn Lang – Âu Lạc.

Lời giải:

- Tổ chức bộ máy nhà nước Văn Lang - Âu Lạc: 

+ Đứng đầu nhà nước là vua.

+ Giúp việc cho vua có các Lạc hầu. 

+ Cả nước chia làm 15 bộ, do Lạc tướng đứng đầu. 

+ Dưới bộ là các công xã nông thôn do Bồ chính cai quản.

- Nhận xét: Tổ chức bộ máy nhà nước Văn Lang - Âu Lạc còn đơn giản, sơ khai, chưa có luật pháp nhưng đã có tính hệ thống.

Câu hỏi 1 trang 92 Lịch Sử 10: Trình bày đời sống vật chất của người Việt cổ.

Lời giải:

* Địa bàn sinh sống: người Việt cổ từ trung du tiến xuống khai phá các vùng châu thổ các con sông lớn ở Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ (sông Hồng, sông Mã, sông Cả,...).

* Hoạt động kinh tế của người Việt cổ

- Nông nghiệp:

+ Cư dân biết canh tác bằng lưỡi cày đồng

+ Biết trồng dâu nuôi tầm, dệt tơ tằm, bông; đánh bắt cá, tôm, trồng rau củ và chăn nuôi gia súc, gia cầm.

- Thủ công nghiệp: nghề đúc đồng đạt trình độ cao, tiêu biểu như: trống đồng, thạp đồng, trang sức bằng đồng…

- Văn hóa ở: cư dân sống định cư thành làng, xóm và làm nhà sàn để ở.

- Trang phục: nữ mặc áo, váy; nam đóng khố; biết làm đẹp và sử dụng đồ trang sức,...

- Văn hóa ẩm thực: Gạo là nguồn lương thực chính; thức ăn gồm có: rau, thịt, cá…

- Phương tiện đi lại và vận chuyện: phổ biến là thuyền và xe kéo bởi vật nuôi như trầu, bò, ngựa,…

Câu hỏi 2 trang 92 Lịch Sử 10: Em hãy nêu những nét đặc trưng về ẩm thực của người Việt cổ.

Lời giải:

- Những nét đặc trưng về ẩm thực của người Việt cổ:

+ Nấu nhiều món ăn phù hợp với khí hậu; 

+ Sử dụng nhiều hương liệu, gia vị trong nấu ăn; làm đường, làm mật… 

+ Gạo là nguồn lương thực chính;

+ Biết làm nhiều loại bánh, độc đáo nhất là bánh chưng, bánh giầy, nguyên liệu đều là sản phẩm nông nghiệp, chứa đựng nhiều ý nghĩa về thế giới quan, nhân sinh quan, thể hiện đạo lí của người Việt.

+ Có tục uống chè, ăn trầu.

Câu hỏi 1 trang 93 Lịch Sử 10: Tục thờ cúng Hùng Vương thể hiện tín ngưỡng gì của cư dân văn minh Văn Lang – Âu Lạc?

Lời giải:

- Tục thờ cúng Hùng Vương thể hiện tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của cư dân văn minh Văn Lang – Âu Lạc.

Câu hỏi 2 trang 93 Lịch Sử 10: Hoa văn trên trống đồng, thạp đồng phản ánh điều gì trong đời sống tinh thần của cư dân văn minh Văn Lang – Âu Lạc?

Lời giải:

- Hoa văn trên trống đồng, thạp đồng phản ánh đời sống tinh thần phong phú của cư dân văn minh Văn Lang - Âu Lạc. Ví dụ:

+ Cho thấy cư dân Việt cổ có tín ngưỡng thờ Mặt Trời, thờ vật tổ (chim Lạc, Giao Long); sùng bái tự nhiên, tín ngưỡng phồn thực…

+ Cư dân tổ chức nhiều lễ hội; trong các lễ hội, người dân thích hóa trang, nhảy múa và ca hát (hoa văn trên trống đồng thường diễn tả các vũ công đang nhảy múa…)

Luyện tập và Vận dụng (trang 93)

Luyện tập 1 trang 93 Lịch Sử 10: Việc sớm hình thành tổ chức nhà nước và xã hội đóng góp như thế nào vào sự hình thành, phát triển những thành tựu của văn minh Văn Lang – Âu Lạc?

Lời giải:

- Việc sớm hình thành tổ chức nhà nước và xã hội đã giúp cho cư dân Văn Lang - Âu Lạc sớm bước vào thời đại văn minh, từ đó phát triển nền văn minh của mình với nhiều thành tựu, tạo cơ sở cho các nền văn minh tiếp theo.

Luyện tập 2 trang 93 Lịch Sử 10: Em hãy phân tích những giá trị văn hóa được lưu giữ trên các trống đồng, thạp đồng.

Lời giải:

Những giá trị văn hóa được lưu giữ trên các trống đồng, thạp đồng:

- Văn hóa vật chất:

+ Nghề đúc đồng, kĩ thuật luyện đồng đạt trình độ cao (thể hiện ở vẻ đẹp, sự tinh tế của các trống đồng, thạp đồng).

+ Phong tục ở nhà sàn của người Việt cổ (thể hiện thông qua: hình ảnh nhà sàn trang trí trên trống đồng, thạp đồng)

+ Trang phục: nữ mặc áo, váy, nam đóng khố (thể hiện thông qua: hình ảnh con người được trang trí trên trống đồng, thạp đồng). 

+ Lúa gạo là lương thực chính của cư dân (thể hiện thông qua: hình ảnh đôi nam nữ giã gạo trang trí trên trống đồng).

- Văn hóa tinh thần:

+ Tín ngưỡng thờ Mặt Trời, thờ vật tổ, tín ngưỡng phồn thực… (thể hiện thông qua: hình tượng mặt trời; chim Lạc; Giao Long… trên trống đồng).

+ Cư dân tổ chức nhiều lễ hội; trong các lễ hội, người dân thích hóa trang, nhảy múa và ca hát (hoa văn trên trống đồng thường diễn tả các vũ công đang nhảy múa…)

Luyện tập 3 trang 93 Lịch Sử 10: Sự tích Bánh chưng, bánh giầy chuyển tải những thông điệp gì về thời dựng nước của người Việt?

Lời giải:

- Sự tích Bánh chưng, bánh giầy chuyển tải nhiều thông điệp gì về thời dựng nước của người Việt, như:

+ Phản ánh thành tựu nền văn minh nông nghiệp trong buổi đầu dựng nước

+ Đề cao giá trị lao động và nghề nông.

+ Thể hiện lòng thành tâm thờ kính Trời Đất, biết ơn tổ tiên của nhân dân ta.

+ Ca ngợi người Việt ta luôn có ý thức sáng tạo, tìm tòi, xây dựng nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc.

Vận dụng 4 trang 93 Lịch Sử 10: Hãy sưu tầm một số hình ảnh phản ánh thành tựu văn minh Văn Lang – Âu Lạc tiêu biểu.

Lời giải:

(*) Một số hình ảnh phản ánh thành tựu văn minh Văn Lang – Âu Lạc

- Hình 1: Lưỡi cày đồng Cổ Loa

 (ảnh 1)

- Hình 2: Thạp đồng Đào Thịnh

 (ảnh 2)

- Hình 3: Trống đồng Ngọc Lũ

 (ảnh 3)

Xem thêm các bài giải SGK Lịch Sử lớp 10 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

Đánh giá

0

0 đánh giá