Trả lời các câu hỏi phần Mùa đông ở vùng cao trang 37, 38 Tiếng Việt lớp 2 - Chân trời sáng tạo giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Tiếng Việt lớp 2 từ đó học tốt môn Tiếng Việt lớp 2.
Mùa đông ở vùng cao trang 37, 38 Tiếng Việt lớp 2 - Chân trời sáng tạo
Tiếng Việt lớp 2 trang 37, 38 Nội dung: Miêu tả vẻ đẹp của mùa đông ở vùng núi cao, bày tỏ tình yêu vẻ đẹp thanh bình của thiên nhiên đất nước.
Tiếng Việt lớp 2 trang 37 Khởi động: Nói với bạn về những hình ảnh em thấy trong bức tranh.
Phương pháp giải:
Em quan sát tranh và cho biết em thấy loài hoa nào trong tranh? Những người trong tranh trang phục của họ có gì đặc biệt?
Lời giải:
Em nhìn thấy có hoa tam giác mạch đang nở vô cùng tươi đẹp. Trong tranh có 3 người, một người đàn ông miền xuôi mặc trang phục mùa đông ấm áp, ngoài ra còn có hai mẹ con dân tộc miền núi đang đeo gùi trên lưng.
Tiếng Việt lớp 2 trang 37 Đọc
Mùa đông ở vùng cao
Ở vùng núi bao giờ mùa đông cũng đến sớm.
Khi những chiếc lá đào, lá mận đầu tiên rụng xuống thì dòng suối bắt đầu cạn nước. Gió từ trong khe núi ùa ra, mang theo hơi lạnh của núi đá. Thân cây ngải đắng bắt đầu khô lại. Rễ cây bám chặt lấy lớp đất chai cứng và ngả sang màu nâu đen vì sương muối.
Nhiều ngày, nhiều tuần, có khi cả tháng trời không có nắng. Ngoài nương chỉ còn trồng tam giác mạch. Đợi cây ngô thu hoạch xong, trời bắt đầu rét thì gieo tam giác mạch. Cỏ không mọc nổi nhưng tam giác mạch thì nảy mầm lên xanh mướt. Hạt tam giác mạch ăn không ngon như hạt ngô, hạt lúa nhưng hoa tam giác mạch thì đẹp.
Trời càng rét thì sắc biếc, sắc hồng càng rực rỡ. Cả dải núi, nương nhà này nối với nương nhà kia cứ bừng lên một màu tam giác mạch ngợp trời.
Đỗ Bích Thuý
• Sương muối: hơi nước đóng băng thành các hạt nhỏ, trắng như muối.
• Tam giác mạch: một loại cây lương thực được trồng ở miền núi.
Tiếng Việt lớp 2 trang 38 Cùng tìm hiểu
Câu 1: Bài đọc nói về mùa nào? Ở đâu?
Phương pháp giải:
Em đọc câu văn đầu tiên trong bài.
Lời giải:
Bài văn nói về mùa đông ở vùng núi.
Câu 2: Các sự vật ở đoạn 2 thay đổi như thế nào khi mùa đông đến?
Phương pháp giải:
Em đọc kĩ đoạn văn thứ 2.
Lời giải:
Những thay đổi của sự vật khi mùa đông đến:
- Khi những chiếc lá đào, lá mận đầu tiên rụng xuống thì dòng suối bắt đầu cạn nước.
- Gió từ trong khe núi ùa ra, mang theo hơi lạnh của núi đá.
- Thân cây ngải đắng bắt đầu khô lại. Rễ cây bám chặt lấy lớp đất chai cứng và ngả sang màu nâu đen vì sương muối.
Câu 3: Câu văn "Cỏ không mọc nổi nhưng tam giác mạch thì nảy mầm lên xanh mướt." nói lên điều gì?
• Tam giác mạch mọc chậm hơn cả.
• Tam giác mạch mọc nhanh hơn cả.
• Tam giác mạch có sức sống mạnh mẽ.
Phương pháp giải:
Em đọc kĩ các ý rồi trả lời.
Lời giải:
Câu văn “Cỏ không mọc nổi nhưng tam giác mạch thì nảy mầm lên xanh mướt” cho biết tam giác mạch có sức sống mạnh mẽ.
Câu 4: Cây tam giác mạch có gì đẹp?
Phương pháp giải:
Em chú ý đọc đoạn văn cuối bài.
Lời giải:
Trời càng rét thì sắc biếc, sắc hồng của tam giác mạch càng rực rỡ.
Xem thêm lời giải bài tập Tiếng Việt lớp 2 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:
Tiếng Việt lớp 2 trang 38, 39 Mưa cuối mùa ...
Tiếng Việt lớp 2 trang 39 Mở rộng vốn từ Bốn mùa (tiếp theo) ...
Tiếng Việt lớp 2 trang 40 Sự tích mùa xuân và bộ lông trắng của thỏ...
Tiếng Việt lớp 2 trang 41 Luyện tập Thuật việc được chứng kiến (tiếp theo) ...
CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ VÀ DỊCH VỤ GIÁO DỤC VIETJACK
- Người đại diện: Nguyễn Thanh Tuyền
- Số giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh: 0108307822, ngày cấp: 04/06/2018, nơi cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội.
2021 © All Rights Reserved.