Tiếng Việt lớp 2 trang 66, 67, 68, 69, 70 Bài 16: Khi trang sách mở ra - Kết nối tri thức

2 K

Lời giải Tiếng Việt lớp 2 trang 66, 67, 68, 69, 70 Bài 16: Khi trang sách mở ra sách Kết nối tri thức với cuộc sống gồm đầy đủ các phần Đọc, Nói và nghe, Nghe - Viết giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Tiếng Việt lớp 2 Tập 1. Mời các bạn theo dõi:

Tiếng Việt lớp 2 Tập 1 trang 66, 67, 68, 69, 70 Bài 16: Khi trang sách mở ra

Đọc: Khi trang sách mở ra

Tiếng Việt lớp 2 Tập 1 trang 66 Khởi động: Nói tên những cuốn sách mà em đã đọc. Giới thiệu về một cuốn sách mà em thích nhất.

Phương pháp giải:

- Em kể tên các cuốn sách mà em đã đọc

- Giới thiệu một cuốn sách mà em thích nhất: tên cuốn sách, tên tác giả, nội dung chính của cuốn sách,…

Lời giải:

- Những cuốn sách mà em đã được đọc đó là: Những tấm lòng cao cả, Truyện cổ tích Việt Nam, Truyện ngụ ngôn Việt Nam, Dế Mèn phiêu lưu ký,..

- Cuốn sách mà em thích nhất là Dế Mèn phiêu lưu ký của tác giả Tô Hoài. Cuốn sách kể về hành trình phiêu lưu, ngắm nhìn thế giới và hành hiệp trượng nghĩa của chú Dế Mèn.

Tiếng Việt lớp 2 Tập 1 trang 66 Bài đọc:

 

Từ ngữ:

- Cỏ dại: Cỏ mọc tự nhiên

- Thứ đến: Sau đó

Tiếng Việt lớp 2 Tập 1 trang 67 Trả lời câu hỏi:

Câu 1: Sắp xếp các sự vật sau theo thứ tự được nhắc đến trong khổ thơ đầu:

a. cánh chim

b. cỏ dại

c. người lớn

d. trẻ con

Phương pháp giải:

Em đọc kĩ khổ thơ thứ 1

Lời giải:

Sắp xếp các sự vật theo thứ tự được nhắc đến trong khổ thơ:

b. cỏ dại

a. cánh chim

d. trẻ con

c. người lớn

Câu 2: Ở khổ thơ thứ hai và thứ ba, bạn nhỏ thấy những gì trong trang sách?

Phương pháp giải:

Em đọc kĩ khổ thơ 2 và 3 và quan sát kĩ các bức tranh.

Lời giải:

Những thứ mà bạn nhỏ thấy trong khổ thơ thứ 2 và 3 là:

- Khổ thơ thứ 2: biển, cánh buồm, rừng, gió

- Khổ thơ thứ 3: lửa, ao, giấy

Câu 3: Theo em, khổ thơ cuối ý nói gì?

a. Trong trang sách có tiếng sóng Vỗ.

b. Trong trang sách có mây trời đang bay.

c. Trong trang sách có nhiều điều thú vị về cuộc sống.

Phương pháp giải:

Em đọc kĩ khổ thơ cuối.

Lời giải:

Khổ thơ cuối ý nói:

c. Trong trang sách có nhiều điều thú vị về cuộc sống.

Câu 4: Tìm những tiếng có vần giống nhau ở cuối các dòng thơ.

Phương pháp giải:

Em đọc kĩ các tiếng cuối các dòng thơ.

Lời giải:

Những tiếng có vần giống nhau ở cuối các dòng thơ là: lại – dại, đâu – sâu, gì – đi

Tiếng Việt lớp 2 Tập 1 trang 67 Luyện tập theo văn bản đã học:

Câu 1: Tìm các từ ngữ chỉ sự vật trong khổ thơ thứ hai hoặc thứ ba.

Phương pháp giải:

Em đọc khổ thơ thứ 2 và 3

Lời giải:

Những sự vật xuất hiện trong khổ thơ thứ 2 và 3 là: trang sách, biển, cánh buồm, rừng, gió, lửa, giấy, ao

Câu 2: Đặt một câu về một cuốn truyện.

M: Truyện Tích Chu nói về tình cảm bà cháu.

Phương pháp giải:

Em dựa vào một cuốn truyện mà mình đã đọc và mẫu để hoàn thành bài.

Lời giải:

Đặt câu

- Cuốn Truyện Cổ tích Việt Nam là một cuốn sách hay.

- Truyện Cây táo thần dạy con người ta rằng không nên sống ích kỷ.

- Truyện Há miệng chờ sung khuyên con người ta không nên sống lười biếng.

- Truyện Cây khế khuyên con người không nên tham lam.

Ghi nhớ:

- Nội dung chính: Trong mỗi trang sách chứa đựng rất nhiều tri thức và những điều lí thú.

- Liên hệ bản thân: Thêm yêu sách và có hứng thú đọc sách.

Viết: Nghe - viết: Khi trang sách mở ra

Tiếng Việt lớp 2 Tập 1 trang 67 Câu 1: Nghe – viết: Khi trang sách mở ra (2 khổ thơ cuối)

Khi trang sách mở ra

Trang sách còn có lửa

Mà giấy chẳng cháy đâu

Trang sách có ao sâu

Mà giấy không hề ướt.

 

Trang sách không nói được

Sao em nghe điều gì

Dạt dào như sóng vỗ

Một chân trời đang đi.

Tiếng Việt lớp 2 Tập 1 trang 67 Câu 2: Viết tên 2 tác giả của những cuốn sách em đã đọc.

Phương pháp giải:

Em nhớ lại những cuốn sách em đã đọc và tên tác giả của những cuốn sách đó

Lời giải:

Hai tác giả của những cuốn sách em đã đọc là:

- Sơn Tùng (Tác phẩm: Búp sen xanh)

- Tô Hoài (Tác phẩm: Dế Mèn phiêu lưu kí)

Tiếng Việt lớp 2 Tập 1 trang 68 Câu 3: Chọn a hoặc b:

a. Chọn l hoặc n thay cho ô vuông:

- Dao có mài mới sắc, người có học mới □ên.

- Hay học thì sang, hay □àm thì có.

- □ật từng trang từng trang

Giấy trắng sờ mát rượi

Thơm tho mùi giấy mới

□ắn □ót bàn tay xinh.

(Theo Nguyễn Quang Huy)

b. Chọn tiếng trong ngoặc thay cho ô vuông:

- (gắn/gắng): □ bó, cố □, □ sức

- (nắn/nắng): ánh □, uốn □, □ nót

- (vần/vầng): □ thơ, □ trăng, □ trán

- (vân/vâng): □ gỗ, □ lời, □ tay

Phương pháp giải:

Em đọc kĩ để điền vào chỗ trống sao cho phù hợp với yêu cầu của đề bài.

Lời giải:

a. Chọn l hoặc thay cho ô vuông:

- Dao có mài mới sắc, người có học mới nên.

- Hay học thì sang, hay làm thì có.

Lật từng trang từng trang

Giấy trắng sờ mát rượi

Thơm tho mùi giấy mới

Nắn nót bàn tay xinh.

(Theo Nguyễn Quang Huy)

b. Chọn tiếng trong ngoặc thay cho ô vuông:

- (gắn/gắng): gắn bó, cố gắnggắng sức

- (nắn/nắng): ánh nắng, uốn nắnnắn nót

- (vần/vầng): vần thơ, vầng trăng, vầng trán

- (vân/vâng): vân gỗ, vâng lời, vân tay

Luyện tập

Tiếng Việt lớp 2 Tập 1 trang 68 Luyện từ và câu:

Câu 1: Chọn từ ngữ chỉ đặc điểm của mỗi đồ dùng học tập trong hình:

(thẳng tắp, trắng tinh, nhọn hoắt, tím ngắt)

Phương pháp giải:

Em làm theo yêu cầu của bài tập.

Lời giải:

Thước kẻ - thẳng tắp

Quyển vở - trắng tinh

Đầu bút chì – nhọn hoắt

Lọ mực – tím ngắt

Câu 2: Kết hợp từ ngữ ở cột A với từ ngữ ở cột B để tạo thành câu nêu đặc điểm:

Phương pháp giải:

Em đọc kĩ rồi làm theo yêu cầu của bài tập.

Lời giải:

Câu 3: Chọn dấu chấm hoặc dấu chấm hỏi thay cho ô vuông:

Sách ơi thức dậy

Vở ơi học bài

Ô kìa thước kẻ

Sao cứ nằm dài □

 

Lại còn anh bút

Trốn tít nơi đâu □

Nhanh dậy đi mau

Cùng em đến lớp □

(Theo Ngọc Minh)

Phương pháp giải:

- Với những câu là câu hỏi em hãy điền dấu hỏi chấm ở cuối câu.

- Với những câu là câu kể em hãy điều dấu chấm ở cuối câu.

Lời giải:

Sách ơi thức dậy

Vở ơi học bài

Ô kìa thước kẻ

Sao cứ nằm dài?

 

Lại còn anh bút

Trốn tít nơi đâu?

Nhanh dậy đi mau

Cùng em đến lớp.

Tiếng Việt lớp 2 Tập 1 trang 69 Luyện viết đoạn:

Câu 1: Kể tên các đồ dùng học tập của em

Phương pháp giải:

Em làm theo yêu cầu của bài tập.

Lời giải:

Các đồ dùng học tập của em gồm có: cặp sách, bút mực, bút chì, bút màu, cục tẩy, thước kẻ, hộp bút, quyển vở, lọ mực,…

Câu 2: Viết 2 – 3 câu tả một đồ dùng học tập của em.

Phương pháp giải:

(1) Em chọn tả đồ dùng học tập nào? (bút chì, thước kẻ, lọ mực, quyển vở,..)

(2) Đồ dùng đó có hình dạng, màu sắc ra sao? (hình chữ nhật, hình trụ thon dài; màu trắng nhạt xen những đường kẻ đỏ, màu tím, màu vàng,...). Có thể viết mở rộng: Đồ dùng có có những bộ phận nào? Đặc điểm của mỗi bộ phận như thế nào?

(3) Nó giúp ích gì cho em trong học tập? Phần này thực chất là nói về công dụng của đồ vật (thước kẻ - giúp em viết thẳng hàng; bút chì - giúp em vẽ những thứ mình thích,...)

(4) Em có nhận xét hay suy nghĩ gì về đồ dùng đó? (Em rất thích đồ dùng đó./ Em thấy nó thật dễ thương/ Em thấy nó thật có ích,...); Có thể viết mở rộng: Em có thích đồ dùng đó không? Em giữ gìn đồ dùng đó như thế nào?

Lời giải:

Đồ dùng học tập mà em yêu thích là chiếc bút chì. Chiếc bút chì có dạng hình trụ thon dài. Kích thước khoảng hơn một gang tay của em. Bút chì gồm có 3 bộ phận: Trên đầu là cục tẩy nhỏ xinh màu hồng, thân bút dài thẳng tắp, cuối cùng là ngòi bút chì nhọn hoắt. Thân bút chì được bao trọn bên ngoài bởi hai đường kẻ vàng và nâu xen kẽ nhau. Bên trong là ruột bút màu đen. Bút chì giúp em có thể dễ dàng vẽ được những thứ mình yêu thích. Em rất yêu chiếc bút chì, nó là đồ vật gắn bó với em trong học tập. Hằng ngày, sau khi sử dụng xong, em lại cất bút chì gọn gàng vào hộp bút.

Một số đoạn văn khác tham khảo:

- Tả cái gọt bút chì: Em chọn tả chiếc gọt bút chì của em. Nó có hình dáng giống như một chiếc ô tô đồ chơi. Lưỡi dao sắc bén gọt chì nhẹ nhàng mà không làm gãy ruột chì. Em rất thích chiếc gọt bút chì này. Nó không chỉ giúp em gọt chì mà còn là món đồ trang trí dễ thương trên bàn học của em.

- Tả cái bút chì: Chiếc bút chì của em dài bằng một gang tay. Thân bút tròn như chiếc đũa. Vỏ ngoài của bút sơn màu xanh bóng loáng. Trên nền xanh ấy nổi bật hàng chữ vàng in lấp lánh. Em rất yêu chiếc bút chì của mình.

Đọc mở rộng: Viết phiếu đọc sách

Tiếng Việt lớp 2 Tập 1 trang 70 Câu 1: Cho biết phiếu đọc sách dưới đây của bạn Nam có những nội dung gì.

PHIẾU ĐỌC SÁCH

Ngày: 18/10/2020

Tên sách: Cái Tết của mèo con

Tên tác giả: Nguyễn Đình Thi

Điều em thích nhất: Mèo con rất dũng cảm.

Phương pháp giải:

Em đọc kĩ những nội dung trong phiếu đọc sách của Nam.

Lời giải:

Những nội dung có trong phiếu đọc sách của Nam đó là: Ngày mượn sách, tên sách, tên tác giả, điều em thích nhất trong cuốn sách

Tiếng Việt lớp 2 Tập 1 trang 70 Câu 2: Ghi chép các thông tin về cuốn sách mà em đã đọc vào phiếu đọc sách theo mẫu (làm vào vở).

PHIẾU ĐỌC SÁCH

Ngày: (...)

Tên sách: (...)

Tên tác giả: (...)

Điều em thích nhất: (...)

Phương pháp giải:

Em đọc kĩ các mục rồi điền nội dung tương ứng với từng mục.

Lời giải:

PHIẾU ĐỌC SÁCH

Ngày: 10/10/2021

Tên sách: Góc sân và khoảng trời

Tên tác giả: Trần Đăng Khoa

Điều em thích nhất: Bài thơ Sao không về Vàng ơi?

Tiếng Việt lớp 2 Tập 1 trang 70 Câu 3: Nói về điều em thích nhất trong cuốn sách em đã đọc.

Phương pháp giải:

- Tên cuốn sách mà em yêu thích là gì? Của tác giả nào?

- Nhân vật hoặc một điều gì đó trong cuốn sách mà em yêu thích.

Lời giải:

* Bài tham khảo 1:

Cuốn sách mà em yêu thích đó là Hoàng tử bé của tác giả Antoine De Saint-Exupéry. Nhân vật mà em yêu thích trong truyện đó là Hoàng tử bé, em thích được nghe hoàng tử bé kể những câu chuyện trên tinh cầu của cậu ấy và cả những người mà cậu ấy gặp khi rời khỏi tinh cầu của mình.

* Bài tham khảo 2:

Cuốn sách mà em thích nhất đó là Truyện cố tích Việt Nam. Trong các câu chuyện, em thích nhất là truyện Tấm Cám. Cô Tấm là người vừa xinh đẹp lại vừa tốt bụng. Mẹ con nhà Cám thì lại độc ác. Em rất thích nhân vật cô Tấm.

Đánh giá

0

0 đánh giá