Tiếng Việt lớp 2 trang 71-77 Ôn tập giữa học kì 1 - Kết nối tri thức

582

Lời giải Tiếng Việt lớp 2 trang 71-77 Ôn tập giữa học kì 1 sách Kết nối tri thức với cuộc sống gồm đầy đủ các phần Đọc, Nói và nghe, Nghe - Viết giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Tiếng Việt lớp 2 Tập 1. Mời các bạn theo dõi:

Tiếng Việt lớp 2 Tập 1 trang 71-77 Ôn tập giữa học kì 1

Ôn tập giữa học kì 1 - Tiết 1, 2

Tiếng Việt lớp 2 Tập 1 trang 71 Câu 1: Tìm tên bài đọc tương ứng với nội dung của bài

Phương pháp giải:

Em nhớ lại nội dung của 5 bài tập đọc đã học rồi ghép nối với các nội dung phù hợp.

Lời giải: 

1 – c: Tôi là học sinh lớp 2 – Kể về ngày khai trường của một bạn học sinh lớp 2

2 – a: Niềm vui của Bi và Bống – Kể về niềm vui của hai anh em

3 – e: Một giờ học – Kể về cậu bé Quang tự tin nói trước lớp

4 – d: Cái trống trường em – Nói về một đồ vật thân thuộc ở trường học

5 – b: Cuốn sách của em – Giới thiệu về sách

Tiếng Việt lớp 2 Tập 1 trang 72 Câu 2: Chọn đọc một bài và trả lời câu hỏi:

Phương pháp giải:

Em đọc lại các bài đọc rồi đưa ra câu trả lời phù hợp cho mỗi bài.

Lời giải:

* Tôi là học sinh lớp 2

Câu hỏi: Theo em, vì sao vào ngày khai trường, các bạn thường muốn đến trường sớm?

Trả lời: Vào ngày khai trường, các bạn thường muốn đến trường sớm, theo em là vì các bạn cảm thấy háo hức, muốn tới lớp gặp lại thầy cô, bạn bè.

* Em có xinh không?

Câu hỏi: Cuối cùng, voi em nhận thấy mình xinh nhất khi nào?

Trả lời: Cuối cùng, voi em nhận thấy mình xinh nhất khi mình là chính mình.

* Niềm vui của Bi và Bống

Câu hỏi: Theo em, vì sao Bi và Bống không vẽ tranh cho mình mà lại vẽ cho nhau?

Trả lời: Vì cả hai anh em luôn nghĩ đến nhau, người này luôn muốn người kia vui.

* Cầu thủ dự bị

Câu hỏi: Theo gấu, cầu thủ dự bị là như thế nào?

Trả lời: Theo cách hiểu của gấu, cầu thủ dự bị là người chơi được cho cả hai đội.

* Cô giáo lớp em

Câu hỏi: Em thích khổ thơ nào nhất? Vì sao?

Trả lời: Em thích khổ thơ thứ 2 (Cô dạy em tập viết/ Gió đưa thoảng hương nhài/ Nắng ghé vào cửa lớp / Xem chúng em học bài) Vì khổ thơ này đã tả một khung cảnh rất đẹp trong giờ tập viết của học sinh.

* Cái trống trường em

Câu hỏi: Vì sao trong những ngày hè trống trường lại buồn?

Trả lời: Trong trường lại buồn trong những ngày hè vì không có các bạn học sinh tới lớp, trống thấy nhớ các bạn.

Ôn tập giữa học kì 1 - Tiết 3, 4

Tiếng Việt lớp 2 Tập 1 trang 73 Câu 3: Nghe – viết Cô giáo lớp em (2 khổ thơ đầu)

Cô giáo lớp em

Sáng nào em đến lớp

Cũng thấy cô đến rồi

Đáp lời chào cô ạ

Cô mỉm cười thật tươi.

 

Cô dạy em tập viết

Gió đưa thoảng hương nhài

Nắng ghé vào cửa lớp

Xem chúng em học bài.

Tiếng Việt lớp 2 Tập 1 trang 73 Câu 4: Trò chơi: Đoán từ

Phương pháp giải:

Em dựa vào các gợi ý để đoán ra đồ vật cần tìm

Lời giải:

a. trống

b. chổi

c. bảng

d. bàn

Tiếng Việt lớp 2 Tập 1 trang 73 Câu 5: Viết tên các đồ vật trong mỗi hình

Phương pháp giải:

Em quan sát kĩ các bức tranh rồi đưa ra câu trả lời

Lời giải:

Các đồ vật trong bức tranh là: cái kéo, khăn mặt, đồng hồ, cái thìa, hộp bút màu, cái đĩa

Tiếng Việt lớp 2 Tập 1 trang 73 Câu 6: Hỏi – đáp về công dụng của từng đồ vật ở bài tập 5

M:

- Kéo dùng để làm gì?

- Kéo dùng để cắt giấy, cắt vải.

Phương pháp giải:

Em hỏi đáp dựa vào mẫu có sẵn.

Lời giải:

Đồ vật

Hỏi

Đáp

Cái kéo

Kéo dùng để làm gì?

Kéo dùng để cắt giấy, cắt vải.

Khăn mặt

Khăn mặt để làm gì?

Khăn mặt để rửa mặt.

Đồng hồ

Đồng hồ để làm gì?

Đồng hồ để xem giờ.

Cái thìa

Cái thìa để làm gì?

Cái thìa để xúc thức ăn.

Hộp bút màu

Hộp bút màu để làm gì?

Hộp bút màu để tô màu.

Cái đĩa

Cái đĩa để làm gì?

Cái đĩa để đựng thức ăn.

Tiếng Việt lớp 2 Tập 1 trang 74 Câu 7: Ghép các từ ngữ để tạo câu nêu đặc điểm

Phương pháp giải:

Em đọc kĩ để ghép nối sao cho phù hợp.

Lời giải:

Đôi mắt của bé to tròn, đen láy.

Những vì sao lấp lánh trong đêm.

Cầu vồng rực rỡ sau cơn mưa.

Tóc bà đã bạc.

Ôn tập giữa học kì 1 - Tiết 5, 6

Tiếng Việt lớp 2 Tập 1 trang 74 Câu 8: Đóng vai, nói và đáp lời trong các tình huống sau:

a. Nhờ bạn nhặt giúp cái bút bị rơi.

b. Khen bạn viết chữ đẹp.

c. An ủi bạn khi bạn bị ốm nên phải nghỉ học.

d. Chúc mừng sinh nhật bạn.

Phương pháp giải:

Đọc kĩ các tình huống để nói và đáp lời phù hợp.

a. Nói và đáp lời yêu cầu, đề nghị

b. Nói và đáp lời khen ngợi

c. Nói và đáp lời an ủi

d. Nói và đáp lời chúc mừng

Lời giải:

a. Nói: Cậu ơi, cậu nhặt giúp mình cái bút với!

Đáp: Đợi tớ chút. Tớ sẽ nhặt giúp cậu.

b. Nói: Chữ của bạn đẹp thật đấy!

Đáp: Cảm ơn cậu. Tớ cũng phải luyện viết thường xuyên đấy.

c. Nói: Cậu cố gắng nghỉ ngơi, ăn uống cho nhanh khỏi nhé!

Đáp: Ừ, tớ sẽ cố gắng.

d. Nói: Chúc cậu sinh nhật vui vẻ nhé!

Đáp: Cảm ơn cậu nhiều nhé!

Tiếng Việt lớp 2 Tập 1 trang 74 Câu 9: Mỗi câu ở cột A thuộc kiểu câu nào ở cột B?

Phương pháp giải:

- Câu có từ “là” là câu giới thiệu.

- Câu có từ “gặt” chỉ hoạt động là câu nêu hoạt động

- Câu có từ “chăm chỉ”, cẩn thận” chỉ đặc điểm là câu nêu đặc điểm.

Lời giải:

Tiếng Việt lớp 2 Tập 1 trang 74 Câu 10: Chọn dấu chấm hoặc dấu chấm hỏi thay cho ô vuông.

Ăn gì trước?

Hai anh em vừa ăn bánh quy vừa trò chuyện:

Anh: - Nếu cái bánh này hình chiếc ô tô, em sẽ ăn phần nào trước □

Em: - Em sẽ ăn bốn cái bánh xe ạ □

Anh: - Tại sao vậy □

Em: - Em phải ăn bánh xe trước để cái xe không chạy được nữa □ Nếu ăn các bộ phận khác, anh nghĩ cái xe chịu đứng yên cho em ăn nó hay sao?

(Trung Nguyên sưu tầm)

Phương pháp giải:

- Đối với những câu hỏi, em hãy đặt dấu hỏi chấm ở cuối câu.

- Đối với những câu kể, giới thiệu, em hãy đặt dấu chấm ở cuối câu.

Lời giải:

Ăn gì trước?

Hai anh em vừa ăn bánh quy vừa trò chuyện:

Anh: - Nếu cái bánh này hình chiếc ô tô, em sẽ ăn phần nào trước?

Em: - Em sẽ ăn bốn cái bánh xe ạ.

Anh: - Tại sao vậy?

Em: - Em phải ăn bánh xe trước để cái xe không chạy được nữa. Nếu ăn các bộ phận khác, anh nghĩ cái xe chịu đứng yên cho em ăn nó hay sao?

Ôn tập giữa học kì 1 - Tiết 7, 8

Tiếng Việt lớp 2 Tập 1 trang 75 Câu 11: Nhìn tranh và nói tên câu chuyện. Chọn kể một câu chuyện em thích.

Phương pháp giải:

Em hãy quan sát các bức tranh tìm ra những điểm đặc biệt để đoán tên câu chuyện và kể lại.

- Tranh 1: cây đỗ

- Tranh 2: Cậu bé địu em đứng ngoài nghe thầy giảng

- Tranh 3: Hai anh em ngắm cầu vồng

- Tranh 4: Chú voi con và chú dê

Lời giải:

1/ Tranh 1: Chú đỗ con

* Đoạn 1:

Chú đỗ con ngủ khì trong cái chum khô ráo và tối om đã một năm. Một hôm tỉnh dậy, chú thấy mình đang nằm giữa những hạt đất xôm xốp, li ti. Chợt có tiếng lộp độp bên ngoài, đỗ con tò mò hỏi:

- Ai đấy?

- Cô đây.

Cô mưa xuân ghé vào đem theo những hạt nước mát lành. Chú đỗ con lại ngủ khì.

* Đoạn 2:

Có tiếng sáo vi vu làm đỗ con tỉnh dậy. Chú khẽ cựa mình hỏi:

- Ai đó?

Chị gió xuân ghé vào thì thầm:

- Chị đây mà, chị là gió xuân. Dậy đi em, mùa xuân đẹp lắm!

Đỗ con cựa mình làm nứt cả chiếc áo bên ngoài. Chú thấy mình lớn phổng lên.

* Đoạn 3:

Chị gió xuân bay đi, có những tia nắng ấm áp khẽ lay đỗ con. Chú hé mắt lên hỏi:

- Ai đó?

Một giọng nói ồm ồm và ấm áp vang lên:

- Bác đây, bác là mặt trời đây. Cháu dậy đi thôi, trời sáng rồi. Các cô cậu học trò cắp sách tới trường rồi đấy.

Đỗ con rụt rè nói:

- Nhưng mà trên đấy lạnh lắm. Cháu sợ lạnh.

Bác mặt trời nhẹ nhàng khuyên nhủ:

- Cháu cứ vùng dậy đi nào. Bác sẽ sưởi ấm cho cháu.

* Đoạn 4:

Đỗ con vươn vai một cái thật mạnh. Chú trồi lên khỏi mặt đất. Mặt đất sáng bừng ánh nắng xuân. Đỗ con xoè hai cánh tay nhỏ xíu hướng về phía mặt trời ấm áp.

2/ Tranh 2: Cậu bé ham học

* Đoạn 1

Gia đình Vũ Duệ rất nghèo. Bố mẹ cậu phải làm lụng vất vả sớm hôm để nuôi nấng anh em. Vì hoàn cảnh gia đình, Vũ Duệ không được đi học. Hằng ngày, cậu phải ở nhà trông em, đỡ đần bố mẹ việc nhà.

* Đoạn 2

Tuy vậy, Vũ Duệ lại là một cậu bé vô cùng ham học. Nhà nghèo, không có tiền đóng học nên cậu không thể vào lớp như những học trò khác. Mỗi buổi sáng, Vũ Duệ thường cõng em tới cửa lớp nghe lỏm thầy giáo giảng bài.

* Đoạn 3

Một lần, thầy giáo ra một câu hỏi rất khó. Học trò ngồi trong lớp không ai trả lời được. Thấy cậu bé đứng ngoài cửa lớp mấp máy môi như muốn nói, thầy giáo bèn gọi vào. Vũ Duệ trả lời trôi chảy câu hỏi của thầy giáo.

* Đoạn 4

Thấy cậu học trò nghèo vừa thông minh lại ham học. Thầy giáo tới tận nhà khuyên bố mẹ cho cậu đi học. Từ đó, Vũ Duệ được nhận vào lớp. Nhờ sự thông minh và chăm chỉ, chẳng bao lâu, Vũ Duệ đã đứng đầu lớp.

3/ Tranh 3: Niềm vui của Bi và Bống

* Đoạn 1

Sau khi cơn mưa tan, hai anh em Bi và Bống đứng ngắm nhìn bầu trời. Chợt Bi reo lên:

- A! Cầu vồng kìa! Em nhìn xem. Đẹp quá!

Bống nhìn theo tay anh, cầu vồng sau cơn mưa thật đẹp. Bi nói tiếp:

- Nghe nói, dưới chân cầu vồng có bảy hũ vàng đấy em.

* Đoạn 2

Bống vui vẻ nói với anh:

- Lát anh em mình cùng nhau đi về nhé. Có vàng rồi, em sẽ mua thật nhiều búp bê và quần áo đẹp.

Bi xoa đầu em hưởng ứng:

- Còn anh sẽ mua một con ngựa hồng và một cái ô tô.

* Đoạn 3

Cầu vồng chợt biến mất. Bi nhìn em cười nói:

- Em ơi anh đùa đấy! Dưới chân cầu vồng không có hũ vàng đâu.

Bống vui vẻ đáp:

- Nếu vậy, em sẽ lấy bút màu để vẽ tặng anh ngựa hồng và ô tô.

Bi tiếp lời:

- Còn anh sẽ vẽ tặng em thật nhiều búp bê và quần áo đủ các màu.

* Đoạn 4

Không có hũ vàng dưới chân cầu vồng cũng không sai. Hai anh em Bi Bống vẫn cười vui vẻ.

4/ Tranh 4: Em có xinh không?

* Đoạn 1:

Voi em rất chăm chút cho bản thân mình. Bạn ấy thích mặc đẹp và cũng thích được khen là đẹp. Ở nhà, voi em luôn hỏi anh rằng “Em có xinh không?”. Voi anh bao giờ cũng khen: “Em xinh lắm!”.

* Đoạn 2:

Một hôm, gặp hươu, voi em hỏi rằng:

- Em có xinh không?

Hươu ngắm voi rồi lắc đầu:

- Chưa xinh lắm vì em không có đôi sừng giống anh.

Nghe nói vậy, voi em cũng muốn có đôi sừng giống hươu. Nó bèn nhặt vài cành cây khôi, gài lên đầu rồi đi tiếp.

* Đoạn 3:

Gặp dê, voi lại hỏi:

- Em có xinh không?

Dê nhìn voi rồi đáp rằng:

- Không, vì cậu không có bộ râu giống tôi.

Nghe nói vậy, voi em cũng muốn có bộ râu giống dê. Bạn ấy liền nhổ một khóm cỏ dại bên đường, gắn vào cằm rồi về nhà.

* Đoạn 4:

Về đến nhà với đôi sừng và bộ râu giả, voi em hớn hở hỏi voi anh:

- Em có xinh hơn không?

Voi anh nói:

- Trời ơi, sao em lại thêm sừng và râu thế này? Xấu lắm!

Voi em ngắm mình trong gương và thấy xấu thật. Sau khi bỏ cặp sừng và bộ râu giả ra, bạn ấy thấy mình xinh đẹp hẳn lên. Lúc này, voi em mới hiểu ra rằng mình chỉ xinh đẹp khi mình là chính mình.

Tiếng Việt lớp 2 Tập 1 trang 75 Câu 12: Cùng bạn hỏi – đáp về những câu chuyện em và bạn vừa kể.

M: - Câu chuyện có mấy nhân vật?

     - Bạn thích nhân vật nào?

Phương pháp giải:

Em dựa vào mẫu làm theo yêu cầu bài tập.

Lời giải:

Tham khảo:

- Hỏi: Cậu thích câu chuyện nào nhất?

- Đáp: Mình thích câu chuyện Niềm vui của Bi và Bống.

- Hỏi: Đố cậu biết câu chuyện nào có cậu bé địu em đứng ngoài cửa lớp nghe giảng?

- Đáp: Câu chuyện Cậu bé ham học.

Ôn tập giữa học kì 1 - Tiết 9, 10

Tiếng Việt lớp 2 Tập 1 trang 76 Câu 13: Đọc câu chuyện sau:

CÂU CHUYỆN BÓ ĐŨA

Ngày xưa, ở một gia đình kia, có hai anh em. Lúc nhỏ, anh em rất hoà thuận. Khi lớn lên, anh có vợ, em có chồng. Tuy mỗi người một nhà nhưng vẫn hay va chạm.

Thấy các con không yêu thương nhau, người cha rất buồn phiền. Một hôm, ông đặt một bó đũa và một túi tiền lên mặt bàn rồi gọi các con lại và bảo:

- Ai bẻ gãy được bó đũa này thì cha thưởng cho túi tiền.

Bốn người con lần lượt bẻ bó đũa. Ai cũng cố hết sức mà không sao bẻ gãy được.

Người cha bèn cởi bỏ đũa ra, rồi thong thả bẻ gãy tùng chiếc một cách dễ dàng.

Thấy vậy, bốn người con cùng nói:

– Thưa cha, lấy từng chiếc mà bẻ thì có khó gì!

Người cha liền bảo:

- Đúng. Như thế là các con đều thấy rằng chia lẻ ra thì yếu, hợp lại thì mạnh. Vậy các con phải biết yêu thương, đùm bọc lẫn nhau. Có đoàn kết thì mới có sức mạnh.

(Theo Ngụ ngôn Việt Nam)

Trả lời:

Trả lời câu hỏi và thực hiện yêu cầu.

a. Khi lớn lên, tình cảm giữa anh và em như thế nào?

□ Hòa thuận

□ Không thay đổi

□ Không hòa thuận

b. Người cha nghĩ ra cách gì để khuyên bảo con?

c. Vì sao bốn người con không bẻ gãy được bó đũa?

d. Người cha bẻ gãy bỏ đũa bằng cách nào?

e. Người cha muốn khuyên các con điều gì?

g. Tìm từ ngữ ở cột A phù hợp với nghĩa ở cột B

h. Xếp các từ ngữ dưới đây vào các nhóm thích hợp

Phương pháp giải:

a. Em đọc đoạn văn thứ nhất.

b. Em đọc đoạn văn thứ hai

c. Em đọc đoạn văn thứ ba, xem cách bốn người con bẻ bó đũa có gì bất lợi

d. Em đọc đoạn văn thứ tư

e. Em đọc lời người cha ở cuối câu chuyện

g. Em đọc thật kĩ các ý

h. Em đọc kĩ và sắp xếp vào nhóm thích hợp.

Lời giải:

a. Khi lớn lên, tình cảm giữa anh và em không hòa thuận.

b. Để khuyên bảo các con, người cha đã thử thách các con bằng việc bẻ bó đũa.

c. Bốn người con không bẻ được bó đũa bởi vì họ đều cầm cả bó đũa lên để bẻ.

d. Người cha bẻ gãy bó đũa bằng cách cởi bó đũa ra rồi bẻ gãy từng chiếc một.

e. Người cha muốn khuyên các con rằng anh em trong nhà cần phải đoàn kết, yêu thương nhau , gắn bó vớ nhau, có như vậy thì mới tạo ra sức mạnh.

g.

h.

- Từ chỉ sự vật: nhà, bó đũa, túi

- Từ chỉ hoạt động: gọi, bẻ, đặt, nói

Tiếng Việt lớp 2 Tập 1 trang 77 Câu 14: Viết 3 – 4 câu giới thiệu một đồ chơi hoặc một đồ dùng gia đình.

G:

- Đồ vật em muốn giới thiệu là gì?

- Đồ vật đó từ đâu mà có?

- Em có suy nghĩ gì về lợi ích của đồ vật đó?

Phương pháp giải:

Em viết bài dựa vào những gợi ý có sẵn.

Lời giải:

* Bài tham khảo 1:

Mùa hè nóng bức đã đến. Hôm nay, bố em đi làm về, mang theo một cái quạt máy. Quạt máy có cái đế tròn, một trụ thẳng đứng để đỡ, bên trên có 3 cánh quạt bằng nhựa và một lồng bảo vệ. Mỗi khi cánh quạt quay vù vù là bao nhiêu cái nóng trong nhà bị xua đi hết. Có cái quạt máy, em ngồi học bài thấy mát mẻ và rất dễ chịu.

* Bài tham khảo 2:

Vào sinh nhật 7 tuổi của em, mẹ tặng em một con búp bê rất xinh đẹp. Búp bê có mái tóc màu nâu, mặc chiếc váy màu xanh nước biển. Hàng ngày, khi đi học về, em đều chơi với búp bê. Nó giống như người bạn thân thiết của em.

Đánh giá

0

0 đánh giá