Địa lí 10 Kết nối tri thức Bài 40: Phát triển bền vững và tăng trưởng xanh

442

Với giải bài tập Địa lí 10 trong Bài 40: Phát triển bền vững và tăng trưởng xanh Sách giáo khoa Địa lí lớp 10 Kết nối tri thức hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập trong SGK Địa lí 10.

Địa lí 10 Kết nối tri thức Bài 40: Phát triển bền vững và tăng trưởng xanh

Giải Địa lí 10 trang 111

Mở đầu trang 111 Địa Lí 10Cuộc sống của chúng ta sẽ ra sao nếu tình trạng đó vẫn tiếp diễn? Các thế hệ tương lai sẽ ra sao nếu chúng ta không hành động để bảo vệ hành tinh này?

Lời giải:

- Sự tăng trưởng kinh tế đã gây ra những tác động xấu chưa từng có đối với môi trường, tài nguyên thiên nhiên. Nếu tình trạng đó vẫn tiếp diễn thì ảnh hưởng rất nhiều đến đời sống của con người và sinh vật.

- Nhịp độ phát triển kinh tế nếu không đi đôi với sự phát triển bền vững về xã hội và môi trường thì sẽ có ảnh hưởng rất lớn đến thế hệ tương lai, đó là ô nhiễm môi trường, nguồn tài nguyên cạn kiệt, nhiều loài biến mất hoặc tuyện chủng, nhiều dịch bệnh,…

1. Phát triển bền vững

Câu hỏi trang 111 Địa Lí 10Đọc thông tin trong mục a, hãy nêu khái niệm phát triển bền vững.

Lời giải:

Phát triển bền vững là sự phát triển đáp ứng được nhu cầu của hiện tại mà không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu đó của các thế hệ tương lai, trên cơ sở kết hợp chặt chẽ, hài hoà giữa tăng trưởng kinh tế, bảo đảm tiến bộ xã hội và bảo vệ môi trường.

Giải Địa lí 10 trang 112

Câu hỏi 1 trang 112 Địa Lí 10Dựa vào thông tin trong mục b, hãy trình bày sự cần thiết phải phát triển bền vững.

Lời giải:

Những thách thức đan xen về môi trường, kinh tế, chính trị và xã hội mà nhân loại đang phải đối mặt đòi hỏi chúng ta phải thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững. Cụ thể:

- Về kinh tế: Suốt một thời gian dài, nhiều quốc gia đã tập trung theo đuổi mục tiêu tăng trưởng GDP nhanh. Điều này dẫn tới việc khai thác tài nguyên thiên nhiên quá mức, lượng chất thải tạo ra môi trường quá cao. Việc tập trung vào các mục tiêu kinh tế và bỏ qua các vấn đề xã hội, suy thoái môi trường và suy giảm tài nguyên dẫn tới hậu quả môi trường bị suy thoái và ô nhiễm nghiêm trọng.

- Về xã hội: Quá trình phát triển của nhân loại đã kéo theo những thách thức chồng chất về các vấn đề xã hội. Đó là tình trạng gia tăng dân số, đô thị hoá quá nhanh, phân chia giàu nghèo, bất bình đẳng xã hội, vấn đề sức khỏe, thất nghiệp và việc làm, phân biệt chủng tộc, sự xung đột và chiến tranh,... Những vấn đề này đã làm ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống, sự an toàn và thịnh vượng của con người và trở thành mối quan tâm cấp bách của tất cả các quốc gia.

- Về môi trường: Môi trường của chúng ta phải đối mặt với những vấn đề nghiêm trọng và có xu hướng trở nên tồi tệ hơn theo thời gian. Đó là sự ô nhiễm môi trường (đất, nước, không khí), biến đổi khí hậu, lượng chất thải quá lớn chưa qua xử lí đổ ra môi trường, mất đa dạng sinh học, nạn phá rừng, sự suy giảm lớp ô-dôn, mưa axit, ... Những thách thức này đưa chúng ta vào thời kì khủng hoảng môi trường. Do đó, việc nâng cao nhận thức về các vấn đề môi trường và hành động để giải quyết các vấn đề đó đang trở nên quan trọng hơn bao giờ hết.

-> Những hiện trạng, thách thức trên đòi hỏi sự cần thiết phải phát triển bền vững.

2. Tăng trưởng xanh

Câu hỏi 2 trang 112 Địa Lí 10Dựa vào thông tin trong mục a, hãy nêu khái niệm tăng trưởng xanh.

Lời giải:

Tăng trưởng xanh là sự thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, đồng thời bảo tồn tài nguyên thiên nhiên để có thể tiếp tục cung cấp các tài nguyên và dịch vụ môi trường cho cuộc sống con người trong tương lai.

Câu hỏi 3 trang 112 Địa Lí 10Đọc thông tin trong mục b, hãy trình bày biểu hiện của tăng trưởng xanh.

Lời giải:

Biểu hiện của tăng trưởng xanh là

- Tăng trưởng xanh lấy chính các hoạt động giảm phát thải khí nhà kính, bảo vệ môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu làm động lực cho tăng trưởng kinh tế. 

- Tăng trưởng xanh hướng tới việc sử dụng tài nguyên có hạn của Trái Đất một cách hiệu quả hơn, tăng năng suất lao động, đồng thời giảm các tác động đến môi trường. Điều này có nghĩa là với số lượng đầu vào ít hơn, chúng ta có thể tạo ra nhiều của cải vật chất hơn, đem lại nhiều giá trị hơn. 

- Tăng trưởng xanh cũng thể hiện ở việc giảm bất bình đẳng thông qua tiêu dùng xanh, đổi mới sản xuất và kinh doanh.

Luyện tập trang 112 Địa Lí 10Lấy các ví dụ cụ thể về biểu hiện của tăng trưởng xanh.

Lời giải:

- Ví dụ 1: Sản xuất điện than có mức phát thải CO2 lớn nên nhiều nước trên thế giới có xu hướng đóng cửa các nhà máy nhiệt điện than, giảm dần tỉ trọng của nhiệt điện than trong cơ cấu nguồn cung năng lượng.

- Ví dụ 2: Mô hình lưới điện mini sử dụng các nguồn năng lượng thay thế bao gồm năng lượng mặt trời, sinh khối, gió, địa nhiệt,... đang trở nên phổ biến ở các khu vực có thu nhập thấp ở châu Á nhằm làm giảm sự chênh lệch trong tiếp cận lưới điện giữa khu vực thành thị và nông thôn.

- Ví dụ 3: Các mô hình nông nghiệp sạch, hữu cơ hoặc vườn rừng xuất hiện ngày càng nhiều -> Đảm bảo cung cấp lương thực, thực phẩm và phát triển kinh tế nhưng không làm phá vỡ hệ sinh thái, bảo vệ môi trường.

Vận dụng trang 112 Địa Lí 10Sưu tầm thông tin, tìm hiểu Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh ở nước ta.

Lời giải:

- Học sinh tìm kiếm thông tin qua sách, báo hoặc internet.

- Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh ở nước ta.

Sưu tầm thông tin, tìm hiểu Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh ở nước ta

Đánh giá

0

0 đánh giá