Lịch Sử 10 Kết nối tri thức Bài 12: Văn minh Đại Việt

3.5 K

Toptailieu biên soạn và sưu tầm lời giải bài tập Lịch sử 10 Bài 12: Văn minh Đại Việt sách Kết nối tri thức với cuộc sống hay, ngắn gọn sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời câu hỏi Lịch sử từ đó học tốt môn Lịch sử 10.

Lịch Sử 10 Kết nối tri thức Bài 12: Văn minh Đại Việt

Câu hỏi trang 108 Lịch sử 10

Mở đầu trang 108 Lịch Sử 10: Em đã tìm hiểu về các nền văn minh cổ trên đất nước Việt Nam. Từ thế kỉ X đến thế kỉ XIX, trong kỉ nguyên đất nước độc lập và phát triển theo mô hình quân chủ trung ương tập quyền, nền văn minh Đại Việt được hình thành và phát triển. Hãy chia sẻ một số thành tựu tiêu biểu của nền văn minh Đại Việt mà em biết. Nền văn minh này có ý nghĩa như thế nào đối với lịch sử dân tộc?

Lời giải:

- Một số thành tựu tiêu biểu của văn minh Đại Việt:

+ Thiết chế chính trị quân chủ trung ương tập quyền ngày càng được hoàn thiện và phát triển đến đỉnh cao dưới thời Lê sơ.

+ Các bộ luật: hình thư, luật Hồng Đức, luật Gia Long

+ Lễ cày tịch điền

+ Các làng nghề thủ công truyền thống như: gốm Bát Tràng; lụa Vạn Phúc, tranh Đông Hồ, tranh Hàng Trống…

+ Các tín ngưỡng: thờ cúng tổ tiên; sùng bái tự nhiên; phồn thực

+ Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử

+ Chữ Nôm

+….

- Ý nghĩa của văn minh Đại Việt:

+ Khẳng định tinh thần quật khởi và sức lao động sáng tạo bền bỉ của nhân dân Đại Việt.

+ Những thành tựu đạt đã chứng minh sự phát triển vượt bậc trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hoá trong các thời kì lịch sử; góp phần quan trọng tạo nên sức mạnh dân tộc, giúp Đại Việt giành thắng lợi trong những cuộc kháng chiến chống ngoại xâm, bảo vệ nền độc lập dân tộc.

+ Thành tựu của văn minh Đại Việt đạt được trong gần mười thế kỉ là nền tảng để Việt Nam đạt được nhiều thành tựu rực rỡ trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; tạo dựng bản lĩnh, bản sắc của con người Việt Nam, vượt qua thử thách, vững bước tiến vào kỉ nguyên hội nhập và phát triển mới.

1.Khái niệm và cơ sở hình thành

Câu hỏi trang 109 Lịch sử 10

  • Câu hỏi 1 trang 109 Lịch Sử 10: Em hiểu thế nào về khái niệm văn minh Đại Việt?

    Lời giải:

    - Khái niệm: văn minh Đại Việt là những sáng tạo vật chất và tinh thần tiêu biểu của cộng đồng các dân tộc sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam từ thế kỉ X đến giữa thế kỉ XIX.

  • Câu hỏi 2 trang 109 Lịch Sử 10: Hãy phân tích cơ sở hình thành văn minh Đại Việt. Theo em, cơ sở nào là quan trọng nhất? Vì sao?

    Lời giải:

    * Cơ sở hình thành văn văn minh Đại Việt:

    - Cội nguồn từ những nền văn minh cổ trên đất nước Việt Nam; phản ánh quá trình sinh sống, lao động và thích ứng với điều kiện tự nhiên và cuộc đấu tranh trong hơn 1000 năm Bắc thuộc để giành độc lập và bảo tồn văn hoá dân tộc.

    - Trải qua các triều đại, triều đình và nhân dân luôn kiên cường chiến đấu chống ngoại xâm, bảo vệ và củng cố nền độc lập, tạo điều kiện cho nền văn minh Đại Việt phát triển rực rỡ.

    - Tiếp thu có chọn lọc những thành tựu của các nền văn minh bên ngoài (Ấn Độ, Trung Hoa,...) về tư tưởng, chính trị, giáo dục, văn hoá, kĩ thuật,...

    * Cơ sở quan trọng nhất: nền độc lập, tự chủ của quốc gia Đại Việt. Vì: môi trường hòa bình, ổn định; nền độc lập, tự chủ của dân tộc được bảo vệ vững chắc sẽ tạo điều kiện để các tầng lớp nhân dân xây dựng và phát triển một nền văn hóa dân tộc rực rỡ trên mọi lĩnh vực.

    Lưu ý: Học sinh trình bày quan điểm cá nhân. Bài làm trên mang tính tham khảo

  • 2.Tiến trình phát triển

    • Câu hỏi trang 110 Lịch sử 10
    • Câu hỏi trang 110 Lịch Sử 10: Hãy nêu khái quát tiến trình phát triển văn minh Đại Việt qua các triều đại thông qua trục thời gian.

      Lời giải:

      - Thời Ngô - Đinh - Tiền Lê (thế kỉ X)

      + Sau chiến thắng Bạch Đằng (năm 938), Ngô Quyền xưng vương, đóng đô ở Cổ Loa (Hà Nội), nền độc lập dân tộc được khôi phục hoàn toàn. 

      + Triều Đinh và Tiền Lê đóng đô Hoa Lư (Ninh Bình), bắt đầu phát triển kinh tế và văn hoá dân tộc.

      - Thời Lý - Trần - Hồ (thế kỉ XI - XV)

      + Năm 1010, Lý Công Uẩn dời đô ra Thăng Long (Hà Nội), mở đầu kỉ nguyên mới của văn minh Đại Việt. Nhà Trần kế thừa và phát huy các thành tựu của nhà Lý. Một trong những đặc trưng nổi bật của văn minh Đại Việt thời Lý - Trần - Hổ là tam giáo cộng tồn.

      + Từ năm 1407 đến năm 1427, nhà Minh thống trị và thực hiện chính sách huỷ diệt văn minh Đại Việt.

      - Thời Lê sơ (thế kỉ XV - XVI)

      + Năm 1428, nhà Lê sơ được thành lập, Đại Việt trở thành một cường quốc trong khu vực Đông Nam Á.

      + Văn minh Đại Việt thời Lê sơ đạt được nhiều thành tựu trên cơ sở độc tôn Nho học.

      - Thời Mạc - Lê Trung Hưng (thế kỉ XV - XVIII)

      + Năm 1527, nhà Mạc thành lập, khuyến khích phát triển kinh tế Công thương nghiệp và văn hoá. Một trong những đặc trưng nổi bật của văn minh Đại Việt thời Mạc là kinh tế hướng ngoại

      + Thời Lê trung hưng, văn minh Đại Việt phát triển theo xu hướng dân gian hoá và bước đầu tiếp xúc với văn minh phương Tây.

      - Thời Tây Sơn - Nguyễn (cuối thế kỉ XVIII - 1858)

      + Cuối thế kỉ XVIII, Vương triều Tây Sơn được thành lập, lật đổ các chính quyền phong kiến trong nước, đánh tan quân xâm lược bên ngoài, xoá bỏ tình trạng chia cắt đất nước, tạo nền tảng cho sự thống nhất quốc gia. 

      + Năm 1802, nhà Nguyễn thành lập, xây dựng quốc gia thống nhất.

      + Văn minh Đại Việt thời Nguyễn nổi bật là tính thống nhất: những khác biệt giữa các vùng miền được giảm bớt.

    • 3.Những thành tựu tiêu biểu của văn minh Đại Việt

      • Câu hỏi trang 111 Lịch sử 10
      • Câu hỏi trang 111 Lịch Sử 10: Hãy nêu thành tựu tiêu biểu về chính trị của văn minh Đại Việt.

        Lời giải:

        * Thành tựu về thiết chế chính trị 

        - Các vương triều Đinh - Tiền Lê đã tiếp thu mô hình thiết chế chính trị quân chủ trung ương tập quyền của phong kiến Trung Quốc. Thiết chế đó ngày càng được hoàn thiện qua các triều đại Lý - Trần và đạt đến đỉnh cao dưới triều Lê sơ.

        + Hoàng đế đứng đầu chính quyền trung ương, có quyền quyết định mọi công việc

        + Giúp việc cho hoàng đế có các cơ quan và hệ thống quan lại.

        + Chính quyền địa phương được chia thành các cấp quản lí, mỗi cấp đều sắp đặt các chức quan cai quản.

        - Trong tiến trình phát triển, các triều đại quần chủ có đặt ra yêu cầu cải cách. Tiêu biểu là cải cách Hồ Quý Ly (cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XV), cải cách Lê Thánh Tông (cuối thế kỉ XV), cải cách Minh Mạng (đầu thế kỉ XIX).

        * Thành tựu về pháp luật

        - Các vương triều Đại Việt chú trọng xây dựng luật pháp.

        - Các bộ luật như:  

        + Hình thư thời Lý

        + Hình luật thời Trần

        + Quốc triều hình luật thời Lê

        + Hoàng Việt luật lệ thời Nguyễn.

      • Câu hỏi trang 114 Lịch sử 10
      • Câu hỏi 1 trang 114 Lịch Sử 10: Hãy nêu một số thành tựu tiêu biểu về kinh tế của văn minh Đại Việt.

        Lời giải:

        * Nông nghiệp

        - Nông nghiệp lúa nước và văn hoá làng xã tiếp tục là một trong những đặc trưng của văn minh Đại Việt. 

        - Các triều đại đều đặc biệt chú trọng phát triển nông nghiệp:

        + Tổ chức lễ cày tịch điền

        + Thành lập các cơ quan chuyên trách để điều.

        + Bảo vệ sức kéo cho nông nghiệp

        + Khuyến khích nhân dân khai hoang mở rộng diện tích thường xuyên

        - Kĩ thuật thâm canh cây lúa nước có nhiều tiến bộ

        - Cư dân du nhập và cải tạo những giống lúa từ bên ngoài

        * Thủ công nghiệp

        Nghề thủ công phát triển, nổi tiếng nhất là các nghề: dệt, gốm sứ, luyện kim, chạm khắc đá, thuộc da, làm giấy, khảm trai, sơn mài, kim hoàn,...

        - Các xưởng thủ công của nhà nước (Cục Bách tác) chuyền sản xuất các mặt hàng độc quyền của triều đình như: tiền, vũ khí, trang phục và đồ dùng của hoàng cung,...

        Trong các làng xã, đã xuất hiện một số làng chuyên sản xuất các mặt hàng thủ công trình độ cao, ví dụ: gốm Bát Tràng (Hà Nội); gốm Chu Đậu (Hải Dương)…

        - Thợ thủ công từ nhiều làng nghề cùng tập trung ở các khu đô thị để sản xuất, buôn bán. 

        * Thương nghiệp

        Bắt đầu từ thời Tiền Lê, các triều đại đều cho đúc các loại tiền kim loại riêng.

        - Năm 1149, nhà Lý thành lập trang Vân Đồn (Quảng Ninh) để buôn bán với nước ngoài

        - Đầu thế kỉ XV, Đại Việt có nhiều thương cảng có buôn bán với nước ngoài do nhà nước quản lí.

        - Từ thế kỉ XVI, đặc biệt trong thế kỉ XVII, khi thương mại Á - Âu phát triển, thương nhân các nước phương Tây đã đến Đại Việt buôn bán nhộn nhịp ở khắp cả nước.

      • Câu hỏi 2 trang 114 Lịch Sử 10: Kể tên một số làng nghề thủ công có từ thời kì này mà còn tồn tại đến ngày nay.

        Lời giải:

        - Một số làng nghề thủ công còn tồn tại đến ngày nay:

        + Làng gốm Bát Tràng (Hà Nội)

        + Làng cốm Vòng (Hà Nội)

        + Làng lụa Vạn Phúc (Hà Nội)

        + Làng gốm Chu Đậu (Hải Dương)

        + Làng đá mĩ nghệ Non Nước (Đà Nẵng)

        + Làng tranh Đông Hồ (Bắc Ninh)

        + Làng nghề dệt cói Kim Sơn (Ninh Bình)

        + Làng chiếu cói Nga Sơn (Thanh Hóa)

      • Câu hỏi trang 116 Lịch sử 10
      • Câu hỏi trang 116 Lịch Sử 10: Hãy cho biết một số nét nổi bật trong đời sống tín ngưỡng, tôn giáo của văn minh Đại Việt.

        Lời giải:

        * Nét nổi bật về tín ngưỡng dân gian

        - Tín ngưỡng thờ thần thần Trống đồng được đưa vào cung đình từ thời Lý.

        - Từ thế kỉ XVI, đạo Mẫu trở thành tín ngưỡng được đông đảo người Việt tin theo.

        - Việc thờ Thành hoàng làng tại đình, đền, miếu ở các làng xã ngày càng phổ biến.

        * Nét nổi bật về tôn giáo

        - Nho giáo:

        + Được du nhập vào Việt Nam từ thời Bắc thuộc. 

        + Nhà Lý chính thức sử dụng chế độ thi cử Nho học để tuyển chọn quan lại.

        + Nhà Lê sơ thực hiện chính sách độc tôn Nho học, Nho giáo trở thành hệ tư tưởng chính thống của nhà nước quân chủ.

        - Phật giáo:

        Được du nhập vào Việt Nam khoảng đầu Công nguyên.

        + Phật giáo hoà quyện với tín ngưỡng bản địa, phát triển mạnh mẽ trong cung đình và đời sống dân gian.

        + Thời Lý - Trần, Phật giáo rất được tôn sùng. Vua Trần Thái Tông sáng lập ra Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử.

        + Thời Lê sơ, Phật giáo không còn vị trí như thời Lý - Trần, nhưng vẫn có ảnh hưởng sâu rộng trong đời sống dân gian. 

        + Từ thời Mạc, Phật giáo hưng thịnh trở lại.

        - Đạo giáo:

        + Có vị trí nhất định trong xã hội. 

        + Các triều đại cho xây dựng một số đạo quán: Khai Nguyên (thời Lý); Trấn Vũ, Bích Câu, Huyền Thiên (thời Lê trung hưng);... 

        - Thiên Chúa giáo:

        + Được du nhập vào Việt Nam từ khoảng đầu thế kỉ XVI.

        + Đến giữa thế kỉ XVII, có khoảng 340 nhà thờ và 350 000 tín đồ, tập trung ở các đô thị và vùng ven biển.

      • Câu hỏi trang 117 Lịch sử 10
      • Câu hỏi 1 trang 117 Lịch Sử 10: Từ thế kì X đến thế kỉ XIX, nền giáo dục, khoa cử của Đại Việt có điểm gì nổi bật?

        Lời giải:

        * Thành tựu về giáo dục và khoa cử:

        - Nền giáo dục, khoa cử bắt đầu được triển khai từ thời nhà Lý. 

        - Đến thời Trần, khoa cử được tổ chức đều đặn và quy củ hơn. 

        - Từ thời Lê sơ, khoa cử Nho học phát triển thịnh đạt.

        - Nhiều người đỗ đạt, làm quan và trở thành các nhà văn hoá lớn của dân tộc như: Lê Văn Hưu, Mạc Đĩnh Chi, Chu Văn An, Nguyễn Trãi, Lê Quý Đôn,... 

        - Các triều đại đều có chính sách nhằm khuyến khích giáo dục và khoa cử. Ví dụ:

        + Từ năm 1442, nhà Lê sơ tổ chức lễ xướng danh và vinh quy bái tổ. 

        + Năm 1484, vua Lê Thánh Tông bắt đầu cho dựng bia đá ở Văn Miếu, khắc tên những người đỗ tiến sĩ,... 

        + Nhà Nguyễn đặt ở mỗi tỉnh một quan Đốc học chuyên trách việc giáo dục, khoa cử,...

      • Câu hỏi 2 trang 117 Lịch Sử 10: Theo em, vì sao các vương triều Đại Việt quan tâm đến giáo dục, khoa cử?

        Lời giải:

        * Các vương triều Đại Việt quan tâm đến giáo dục, khoa cử, vì:

        - Giáo dục phát triển góp phần nâng cao trình độ nhận thức, văn hóa của nhân dân

        - Thông qua giáo dục, khoa cử có thể bồi dưỡng và lựa chọn ra những người hiền tài để phục vụ cho sự phát triển của đất nước.

        - Phát triển giáo dục và khoa cử cũng đồng thời là chính sách để góp phần bảo vệ chế độ chính trị, sự ổn định của trật tự xã hội. Bởi:

        + Giáo dục là một trong những phương tiện chủ yếu để tuyên truyền pháp luật, chủ trương, chính sách của nhà nước. 

        + Nội dung học tập chủ yếu của nền giáo dục ở Việt Nam thời phong kiến là các quan điểm, tư tưởng của Nho giáo, ví dụ: quan điểm “trung quân ái quốc”; quan điểm về “tam cương - ngũ thường”… các quan điểm của Nho giáo có vai trò lớn , chi phối tới đời sống tư tưởng, tinh thần của nhân dân. Do đó, phát triển giáo dục Nho học cũng sẽ góp phần duy trì sự ổn định của trật tự, lễ giáo phong kiến.

        - Mặt khác, việc phát triển giáo dục và khoa cử cũng góp phần giúp đất nước Đại Việt lưu giữ, truyền đạt tri thức, văn hóa từ thế hệ này sang thế hệ khác.

        * Lưu ý: Học sinh trình bày quan điểm cá nhân. Bài làm trên chỉ mang tính tham khảo

      • Câu hỏi trang 118 Lịch sử 10
      • Câu hỏi trang 118 Lịch Sử 10: Hãy trình bày những thành tựu tiêu biểu về chữ viết và văn học của văn minh Đại Việt.

        Lời giải:

        * Thành tựu về chữ viết:

        - Chữ Hán là văn tự chính thức, đực sử dụng trong các văn bản hành chính của nhà nước, trong giáo dục, khoa cử

        - Trên cơ sở chữ Hán, chữ Nôm được người Việt sáng tạo, xuất hiện sớm nhất vào khoảng thế kỉ VIII, sử dụng rộng rãi từ thế kỉ XIII.

        - Đầu thế kỉ XVI, chữ Quốc ngữ xuất hiện và dần được hoàn thiện.

        * Thành tựu về văn học:

        - Phong phú, đa dạng, gồm hai bộ phận: văn học dân gian và văn học viết.

        - Văn học dân gian:

        + Được lưu truyền và bổ sung qua thời gian, gồm các thể loại như truyền thuyết, sử thi, cổ tích, truyện ngụ ngôn, truyện cười, thành ngữ, tục ngữ, ca dao, dân ca,... 

        + Phản ánh đời sống xã hội, đúc kết kinh nghiệm và răn dạy,...

        - Văn học viết:

        + Được sáng tác chủ yếu bằng chữ Hán, Nôm

        + Gồm các thể loại như thơ, phú, hịch, cáo, truyện,... 

        + Nội dung thể hiện tinh thần yêu nước, niềm tin tôn giáo tín ngưỡng,...

      • Câu hỏi trang 120 Lịch sử 10
      • Câu hỏi 1 trang 120 Lịch Sử 10: Nêu nhận xét về nghệ thuật của Đại Việt thời kì trung đại.

        Lời giải:

        - Nhận xét: 

        + Nghệ thuật của Đại Việt thời kì trung đại phát triển tương đối toàn diện trên các lĩnh vực: kiến trúc - điêu khắc; hội họa và nghệ thuật biểu diễn

        + Phong cách nghệ thuật của Đại Việt thời kì trung đại rất tinh tế, điêu luyện, có sự hòa quện giữa yếu tố bản địa với sự tiếp thu tinh hoa văn hóa bên ngoài.

        Lưu ý: Học sinh trình bày quan điểm cá nhân. Bài làm trên chỉ mang tính tham khảo

      • Câu hỏi 2 trang 120 Lịch Sử 10: Nêu những thành tựu tiêu biểu về nghệ thuật của văn minh Đại Việt. Thành tựu nào khiến em ấn tượng nhất? Vì sao?

        Lời giải:

        * Thành tựu tiêu biểu về nghệ thuật văn minh Đại Việt

        - Kiến trúc:

        + Kiến trúc cung đình tiêu biểu là các kinh đô như: Hoa Lư (thời Định - Tiền Lê), Thăng Long (thời Lý - Trần - Lê), Tây Đô (thời Hồ) và Phú Xuân - Huế (thời Nguyễn). …

        + Kiến trúc tôn giáo, tiêu biểu là: chùa, tháp, đền, đình, miếu, nhà thờ,... 

        - Điêu khắc

        Phát triển, đạt đến trình độ cao

        + Thể hiện qua những tác phẩm chạm khắc trên các công trình kiến trúc, điêu khắc tượng,...

        - Tranh dân gian

        + Gồm hai loại chính là tranh thờ và tranh chơi Tết. 

        + Kĩ thuật chủ yếu là in trên giấy dó bằng nhiều ván khắc, sau đó có sửa lại bằng tay.

        + Thời kì Lê trung hưng xuất hiện các dòng tranh nổi tiếng: Đông Hồ (Bắc Ninh), Hàng Trống (Hà Nội)…

        - Nghệ thuật biểu diễn

        + Đa dạng về thể loại, bao gồm biểu diễn cung đình và biểu diễn dân gian.

        - Năm 1437, vua Lê Thái Tông cho làm nhã nhạc cung đình và cấm các loại hình ca múa nhạc cổ truyền như tuồng, chèo,... 

        + Trong dân gian, các loại hình diễn xướng như tuổng, chèo, múa rối phát triển rộng rãi. Nhiều giáo phường được thành lập. 

        + Nhạc cụ truyền thống gồm nhiều loại thuộc bộ gõ, bộ hơi và bộ dây. 

        * Thành tựu em ấn tượng nhất là: thành nhà Hồ (Thanh Hóa). Vì: đây là công trình kiến trúc có nhiều giá trị lớn về lịch sử, văn hóa và kĩ thuật xây dựng. Thành nhà Hồ được coi là tòa thành đá duy nhất còn lại ở Đông Nam Á và là một trong số rất ít các tòa thành đá còn lại trên thế giới. Năm 2011, công trình này đã được tổ chức UNESCO công nhận là Di sản văn hóa thế giới.

        Lưu ý: Học sinh trình bày quan điểm cá nhân. Bài làm trên chỉ mang tính tham khảo

      • Câu hỏi trang 121 Lịch sử 10
      • Câu hỏi trang 121 Lịch Sử 10: Hãy nêu một số thành tựu cơ bản của văn minh Đại Việt về khoa học, kĩ thuật. Hãy lựa chọn và giới thiệu về thành tựu tiêu biểu nhất.

        Lời giải:

        a. Thành tựu cơ bản của văn minh Đại Việt về khoa học, kĩ thuật

        * Sử học

        - Được nhà nước và nhân dân quan tâm, nhiều công trình được biên soạn qua các thời kì khác nhau.

        + Thời Lý có Sử ký (của Đỗ Thiện) nhưng đã thất truyền. 

        + Thời Trần thành lập Quốc sử viện là cơ quan chuyên viết sử, tác phẩm nổi tiếng là Đại Việt sử ký (Lê Văn Hưu). 

        + Thời Lê sơ, việc chép sử được triều đình đặc biệt coi trọng, với nhiều sử gia nổi tiếng như Phan Phu Tiên, Ngô Sỹ Liên, Vũ Quỳnh... Bộ quốc sử tiêu biểu thời kì này là Đại Việt sử ký toàn thư.

        + Triều Nguyễn thành lập Quốc sử quán, biên soạn nhiều công trình sử học, tiêu biểu như: Đại Nam thực lục, Khâm định Việt sử thông giám cương mục,... 

        * Địa lí:

        - Xuất hiện nhiều công trình địa chỉ ghi chép về ranh giới, núi sông, địa danh, phong tục,... của đất nước và các địa phương.

        - Tác phẩm tiêu biểu:

        + Dư địa chí (Nguyễn Trãi)

        + Gia Định thành thông chí (Trịnh Hoài Đức)

        + Nghệ An ký (Bùi Dương Lịch)

        + Hoàng Việt nhất thông dư địa chí Đại Nam nhất thống chí (Quốc sử quán triều Nguyễn),... 

        - Bản đồ xác định lãnh thổ, biên giới quốc gia trên đất liền, trên biển cũng được quan tâm xây dựng, trong đó tiêu biểu là Hồng Đức bản đồ (triều Lê sơ) và Đại Nam nhất thống toàn đồ (triều Nguyễn).

        * Quân sự

        - Đạt được những thành tựu quan trọng cả về lí luận và kĩ thuật quân sự.

        - Các tác phẩm tiêu biểu như: 

        + Binh thư yếu lược, Vạn Kiếp tổng bí truyền thư (Trần Quốc Tuấn)

        + Hổ trướng khu cơ (Đào Duy Từ),...

        - Từ cuối thế kỉ XIV, người Việt đã chế tạo được sủng thần cơ, đóng loại thuyền chiến cỡ lớn; thế kỉ XVI - XVII, đúc được các loại đại bác, đóng thuyền chiến trang bị đại bác có vận dụng kĩ thuật của phương Tây. 

        * Y học:  tiêu biểu có các danh y như: Tuệ Tĩnh, Hải Thượng Lãn Ông,...

        b. Giới thiệu một thành tựu tiêu biểu

        (*) Giới thiệu: Hồng Đức bản đồ

        - Hồng Đức bản đồ (còn được gọi là: Hồng đức địa dư chí) là một bộ bản đồ địa lí của nước Đại Việt. Được ban hành dưới thời vua Lê Thánh Tông, năm Hồng Đức thứ 21 (tức năm 1490).

        - Hồng Đức bản đồ được coi là một bộ Atlas địa lí quốc gia đầu tiên của Đại Việt, do Nhà nước phong kiến Việt Nam biên vẽ và ban hành.

        - Tập bản đồ Hồng Đức còn lại đến ngày nay, gồm 15 tấm bản đồ và những phần chữ thuyết minh, chú giải cho bản đồ. 15 tấm bản đồ đó bao gồm 1 bản đồ cả nước, 1 tấm bản đồ kinh đô Thăng Long và 13 bản đồ của 13 đạo thừa tuyên đương thời.

        - Đặc biệt, trong Hồng Đức bản đồ có biên vẽ và thể hiện chủ quyền của Đại Việt đối với hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa (hai quần đảo này được các tiền nhân đời trước coi là một dải đảo dài và được gọi bằng các tên khác nhau như: Bãi cát vang, cồn vàng hoặc Vạn lí Hoàng sa….).

        - Bản đồ Hồng Đức là kết quả đúc kết thành tựu về địa lý của những thời đại trước và tri thức của những nhà bác học uyên bác thế kỉ XV, như: Nguyễn Trãi, Phan Phu Tiên, Ngô Sĩ Liên…

        - Bản đồ Hồng Đức, sau khi hoàn thành được phát huy rộng rãi, được sao chép thành nhiều bản trong triều đình, ban phát cho những viên quan đứng đầu các thừa tuyên, dùng cho các tướng sĩ, và làm một tài sản quí báu phục vụ cho các giám sinh học tập trong Quốc Tử Giám thời đó. Có thể khẳng định: Với việc xuất hiện của tập bản đồ Hồng Đức dưới thời Lê Thánh Tông, ông cha ta đã có một bước tiến mới, qui củ hơn, chặt chẽ hơn trong việc quản lí nền hành chính đất nước vào cuối thế kỉ XV

        4.Ý nghĩa của văn minh Đại Việt trong lịch sử Việt Nam

      • Câu hỏi trang 122 Lịch sử 10
      • Câu hỏi 1 trang 122 Lịch Sử 10: Em hãy nêu nhận xét về một số ưu điểm và hạn chế của văn minh Đại Việt.

        Lời giải:

        - Ưu điểm

        Việc sinh sống thành làng xã đã góp phần gia tăng tinh thần cố kết cộng đồng.

        + Nho giáo được đề cao, góp phần tạo nên một xã hội kỉ cương, khuôn phép, ổn định

        - Hạn chế

        + Các vương triều phong kiến Đại Việt chú trọng phát triển nông nghiệp; không đề cao thủ công nghiệp và thương nghiệp

        + Trong thời kì trung đại, người Việt ít có phát minh khoa học, kĩ thuật.

        + Việc sinh sống thành làng xã là một trong những yếu tố hình thành nên tâm lí bình quân, cào bằng giữa các thành viên, hạn chế động lực phát triển, sáng tạo của xã hội và từng cá nhân.

        + Việc đề cao Nho giáo đã góp phần tạo ra sự bảo thủ, chậm cải cách trước những biến đổi về xã hội, kinh tế, đặc biệt là sự xâm nhập của chủ nghĩa tư bản phương Tây.

      • Câu hỏi 2 trang 122 Lịch Sử 10: Em hãy phân tích ý nghĩa của văn minh Đại Việt trong lịch sử Việt Nam.

        Lời giải:

        - Ý nghĩa của nền văn minh Đại Việt

        + Khẳng định tinh thần quật khởi và sức lao động sáng tạo bền bỉ của nhân dân Đại Việt.

        + Những thành tựu đạt đã chứng minh sự phát triển vượt bậc trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hoá trong các thời kì lịch sử; góp phần quan trọng tạo nên sức mạnh dân tộc, giúp Đại Việt giành thắng lợi trong những cuộc kháng chiến chống ngoại xâm, bảo vệ nền độc lập dân tộc.

        + Thành tựu của văn minh Đại Việt đạt được trong gần mười thế kỉ là nền tảng để Việt Nam đạt được nhiều thành tựu rực rỡ trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; tạo dựng bản lĩnh, bản sắc của con người Việt Nam, vượt qua thử thách, vững bước tiến vào kỉ nguyên hội nhập và phát triển mới.

        Luyện tập và Vận dụng (trang 122)

        • Luyện tập 1 trang 122 Lịch Sử 10: Lập bảng thống kê những thành tựu tiêu biểu của nền văn minh Đại Việt theo gợi ý dưới đây.

          Lập bảng thống kê những thành tựu tiêu biểu của nền văn minh Đại Việt theo gợi ý dưới đây. (ảnh 1)

          Lời giải:

          Lĩnh vực

          Thành tựu tiêu biểu

           

          Ý nghĩa/ giá trị

          Chính trị

          - Bộ máy nhà nước được tổ chức theo thiết chế quân chủ trung ương tập quyền và ngày càng được hoàn thiện

          - Ban hành nhiều bộ luật

          - Nhiều lần tiến hành nhiều cải cách đất

          nước

          - Củng cố sự ổn định về chính trị, đời sống xã hội

          - Cải cách nhằm thúc đẩy đất nước phát triển phù hợp với bối cảnh thời đại

          Kinh tế

          - Sản xuất nông nghiệp là ngành chính

          - Thủ công nghiệp và thương nghiệp cũng

          được nhà nước chú trọng, song không được nhà nước đề cao.

          - Kinh tế phát triển, đời

          sống vật chất của nhân dân

          được cải thiện

          - Tư tưởng “trọng nông - ức thương” góp phần kìm hãm sự phát triển của đất nước

          Tín ngưỡng

          - Thờ thần Đồng cổ

          - Đạo mẫu được đông đảo nhân dân tin theo

          - Thờ thành hoàng làng ngày càng phổ biến

          - Cho thấy sức sống mãnh

          liệt của văn hóa bản địa, lâu đời của người Việt

          Tư tưởng,

          tôn giáo

          - Du nhập: Nho giáo, Phật giáo, Đạo giáo, Thiên Chúa giáo.

          - Nho giáo giữ vị trí độc tôn (từ thời Lê sơ)

          - Đông đảo nhân dân tin theo Phật giáo

          - Đạo giáo có vị trí nhất định trong xã hội

          - Thiên Chúa giáo bị chính quyền phong kiến kìm hãm sự phát triển

          - Tạo nên sự đa dạng,

          phong phú trong bức tranh tư tưởng, tôn giáo

          - Việc độc tôn Nho giáo góp phần tạo ra sự bảo thủ, làm cản trở sự phát triển của xã hội

          Giáo dục,

          Khoa cử

          - Giáo dục, khoa cử từng bước phát triển

          - Từ thời Lê sơ, khoa cử Nho học phát triển thịnh đạt.

          - Nhà nước ban hành nhiều chính sách khuyến khích giáo dục, khoa cử

          - Nâng cao dân trí, đào tạo nhân tài cho đất nước

          - Góp phần bảo vệ chế độ chính trị, sự ổn định của trật tự xã hội

          Chữ viết

          - Sáng tạo ra chữ Nôm trên cơ sở chữ Hán

          - Thể hiện tính dân tộc, tinh thần sáng tạo

          Văn học

          - Phong phú, đa dạng về thể loại và đề tài

          - Để lại nhiều di sản lớn

          - Góp phần bồi dưỡng lòng: yêu nước, thương dân…

          Khoa học,

          Kĩ thuật

          - Đạt được nhiều thành tựu trên các lĩnh vực: sử học, địa lí, khoa học quân sự,…

           

          - Để lại nhiều di sản lớn trong kho tàng văn hóa dân tộc.

          Nghệ thuật

          - Phát triển toàn diện trên các lĩnh vực: kiến trúc, điêu khắc; hội họa và nghệ thuật biểu diễn

        • Luyện tập 2 trang 122 Lịch Sử 10: Chứng minh những thành tựu văn minh Đại Việt là sự kế thừa, phát triển các thành tựu của nền văn minh cổ trên đất nước Việt Nam và tiếp thu có chọn lọc những ảnh hưởng từ bên ngoài.

          Lời giải:

          -  Một số dẫn chứng chứng minh: Văn minh Đại Việt là sự kế thừa, phát triển các thành tựu của nền văn minh Việt cổ

          + Tín ngưỡng thờ thần Đồng Cổ (thần Trống đồng) được đưa vào cung đình từ thời Lý, được triều đình bảo trì và phát triển.

          + Các tín ngưỡng có từ thời Văn minh Văn Lang – Âu lạc như: sùng bái các vị thần tự nhiên; thờ cúng anh hùng dân tộc hoặc những người có công với cộng đồng, làng xã…. vẫn tiếp tục được duy trì và ngày càng phổ biến rộng rãi trong nhân dân

          + Nghề nông trồng lúa nước tiếp tục phát triển

          + Tinh thần đoàn kết chống giặc ngoại xâm được duy trì qua các thời kì lịch sử.

          - Một số dẫn chứng chứng minh: Văn minh Đại Việt tiếp thu có chọn lọc ảnh hưởng từ bên ngoài

          + Học hỏi thiết chế chính trị của Trung Hoa, song cũng có sự điều chỉnh cho phù hợp với tình hình thực tế của Đại Việt

          + Tiếp thu chữ Hán của Trung Quốc; trên cơ sở chữ Hán, người Việt đã sáng tạo ra chữ Nôm

          + Tiếp thu Phật giáo; vua Trần Nhân Tông sáng lập la Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử.

          +…

          Lưu ý: Học sinh trình bày quan điểm cá nhân. Bài làm trên chỉ mang tính tham khảo

        • Luyện tập 3 trang 122 Lịch Sử 10: Có ý kiến cho rằng: Văn minh Đại Việt phát triển rất phong phú, đa dạng và mang tính dân tộc sâu sắc. Em có đồng ý với ý kiến đó không? Vì sao?

          Lời giải:

          - Em đồng ý với ý kiến: Văn minh Đại Việt phát triển rất phong phú, đa dạng và mang tính dân tộc sâu sắc. Vì:

          + Tính đa dạng và phong phú của văn minh Đại Việt được thể hiện qua các thành tựu trên nhiều lĩnh vực, như: chính trị, kinh tế; tín ngưỡng, tư tưởng – tôn giáo, chữ viết, văn học; khoa học – kĩ thuật và nghệ thuật

          + Tính dân tộc của văn minh Đại Việt được thể hiện ở việc: văn minh Đại Việt có sự kế thừa, phát triển ở trình độ cao hơn các thành tựu của nền văn minh Việt cổ.

          Lưu ý: Học sinh trình bày quan điểm cá nhân. Bài làm trên chỉ mang tính tham khảo

        • Vận dụng 1 trang 122 Lịch Sử 10: Theo em, mỗi cá nhân cần làm gì để bảo tồn và phát huy giá trị của những thành tựu văn minh Đại Việt trong thời đại ngày nay?

          Lời giải:

          - Để bảo tồn và phát huy giá trị của những thành tựu văn minh Đại Việt trong thời đại ngày nay, chúng ta cần:

          + Hiểu rõ tiến trình lịch sử của dân tộc và những thành tựu cơ bản mà cha ông để lại

          + Tuyên truyền, quảng bá các di sản văn hóa của dân tộc Việt Nam đến người thân, bạn bè trong và ngoài nước

          + Thực hiện tốt công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa dân tộc 

          + Đấu tranh chống lại các hành động xâm phạm và làm tổn hại đến di sản văn hóa dân tộc. Ví dụ như: viết, vẽ bậy lên các di tích lịch sử…

        • Vận dụng 2 trang 122 Lịch Sử 10: Lựa chọn thành tựu thuộc một lĩnh vực của văn minh Đại Việt, thực hiện theo nhóm (tổ) cùng sưu tầm tư liệu và xây dựng một bài thuyết trình (bài viết, sơ đồ hoặc đoạn phim ngắn) rồi trình bày trước lớp.

          Lời giải:

          (*) Giới thiệu về: Bia đề danh Tiến sĩ tại Văn Miếu – Quốc Tử Giám (Hà Nội)

          - Văn Miếu - Quốc Tử Giám nằm ở phía Nam thành Thăng Long. Trước đây, khu vực này thuộc thôn Minh Giám, tổng Hữu Nghiêm, huyện Thọ Xương; thời Pháp thuộc, thuộc làng Thịnh Hào, tổng Yên Hạ, huyện Hoàn Long, tỉnh Hà Đông. Hiện nay, di tích thuộc địa bàn 2 quận Đống Đa và Ba Đình, thành phố Hà Nội. Đây là một trong những di tích có giá trị đặc biệt, phản ánh hết sức sinh động truyền thống hiếu học, tôn sư trọng đạo, coi trọng hiền tài của dân tộc ta trong lịch sử ngàn năm văn hiến, trong đó, các bia tiến sĩ hiện còn tại di tích là một di sản văn hóa nổi tiếng và là niềm tự hào của dân tộc.

          - Vua Lê Thánh Tông (1460 - 1497) là người đề xướng dựng bia đề danh tiến sĩ để tôn vinh các trí thức Nho học đỗ đạt. Đến nay, tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám còn lưu giữ được 82 bia ghi rõ họ tên, quê quán của 1.304 nhà trí thức khoa bảng (85 trạng nguyên, bảng nhãn, thám hoa; 283 hoàng giáp và 939 tiến sĩ). Trong số văn bia này, bia tiến sĩ có niên đại sớm nhất, được dựng năm 1484, đời Lê Thánh Tông, ghi lại lịch sử khoa thi năm 1442; bia tiến sĩ có niên đại muộn nhất, được dựng vào năm 1780, ghi về khoa thi năm 1779.

          - Từ lâu, hệ thống bia đề danh tiến sĩ trong Khu di tích đã được coi là một trong những di sản văn hóa vô cùng giá trị của ông cha ta để lại. Giá trị ấy được thể hiện qua một số điểm sau:

          Thứ nhất,đây là những tư liệu lịch sử xác thực, ghi lại kết quả các kỳ thi tiến sĩ từ năm 1442 đến năm 1779, thuộc thời Lê sơ, Mạc và Lê Trung hưng, (từ thế kỷ XV đến thế kỷ XVIII). Mỗi tấm bia dựng cho một khoa thi. Những bài ký trên bia là nguồn sử liệu phong phú về một khoa thi. 82 bia này là nguồn sử liệu quí giá, phản ánh về lịch sử giáo dục Việt Nam trong suốt 300 năm.

          Thứ hai, trên mỗi tấm bia đều có các bài văn thể hiện quan điểm đào tạo nhân tài của các triều đại phong kiến Việt Nam. Nhiều triết lý về dựng nước, giữ nước, bảo tồn văn hóa, phát triển giáo dục, đào tạo nhân tài của các triều đại… đến hôm nay vẫn còn nguyên giá trị. Chẳng hạn, việc khẳng định: "Hiền tài là nguyên khí của quốc gia, nguyên khí thịnh thì thế nước mạnh rồi lên cao, nguyên khí suy thì thế nước yếu rồi xuống thấp" được khắc trên bia đề danh tiến sĩ năm 1484 (ghi lại khoa thi năm 1442) đến nay vẫn được coi như một tư tưởng lớn về việc đánh giá và sử dụng nhân tài của đất nước.

          Thứ ba, bia đề danh tiến sĩ là nguồn sử liệu quí giá, giúp cho việc nghiên cứu  về tiểu sử, hành trang của nhiều danh nhân Việt Nam, như Nguyễn Trãi - người được UNESCO công nhận là Danh nhân Văn hóa thế giới, Lê Quí Đôn, Lương Thế Vinh.... Hơn nữa, trong số 1304 tiến sĩ được khắc tên trên 82 bia, có tới 225 vị từng đi sứ Trung Quốc, như Nguyễn Như Đổ, Lê Quý Đôn… Điều này đã thể hiện giá trị độc đáo và khẳng định ý nghĩa quốc tế của bia đề danh tiến sĩ tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám (Hà Nội).

          Thứ tư, chữ Hán khắc trên các bia, có niên đại rất cụ thể, phản ánh về thư pháp (cách viết chữ) của các thời liên quan. Vì vậy, có thể coi đây là căn cứ quan trọng để nhận diện tiến trình phát triển thư pháp chữ Hán của người Việt từ thế kỷ XV đến thế kỷ XVIII.

          Thứ năm, về giá trị nghệ thuật, mỗi tấm bia là một tác phẩm nghệ thuật độc đáo, do các nghệ nhân hàng đầu tạo tác. Do đó, 82 tấm bia là 82 phong cách nghệ thuật khác nhau, phản ánh cụ thể và sinh động nghệ thuật tạo tác bia đá của tiền nhân.

          - 82 bia đá tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám (Hà Nội) là những tấm bia đề danh tiến sĩ duy nhất trên thế giới có bài ký (văn bia) không chỉ lưu danh những tiến sĩ đã thi đỗ trong các kỳ thi trải dài suốt gần 300 năm (từ 1442 đến 1779), mà còn ghi lại triết lý của các triều đại về vấn đề giáo dục và đào tạo, sử dụng nhân tài, do đó có tác động to lớn đối với xã hội đương thời và hậu thế. Ngoài ý nghĩa văn hóa, giáo dục, mỗi tấm bia tiến sĩ còn mang theo những thông tin về các khoa thi Hội, như tên các quan trông coi thi, chấm thi, ngày thi, ngày yết bảng xướng danh những người thi đỗ...

          - Qua phong cách nghệ thuật và nội dung phản ánh, về cơ bản, có thể chia 82 bia này thành 3 loại: 

          + Loại I gồm 14 bia dựng từ năm 1484 đến năm 1536

          + Loại II gồm 25 bia dựng vào năm 1653

          + Loại III gồm 43 bia dựng từ năm 1717 đến năm 1780. 

          Trong số trong số 82 bia này, các nhà mỹ thuật đánh giá bia loại II là những hiện vật quý giá nhất về mặt nghệ thuật trang trí (đề tài trang trí trên trán và diềm bia phong phú và tinh tế, đường nét chạm đục hoa văn, linh thú, mây trời đều rất sinh động, tươi vui, hóm hỉnh. Rùa đế của bia loại II được tạc đơn sơ nhưng khỏe mạnh, mang cái đẹp của những phác thảo, tượng trưng và gợi cảm...)- Với những giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học và thẩm mỹ đặc sắc, Ủy ban Chương trình Ký ức thế giới Khu vực Châu Á - Thái Bình Dương của UNESCO  đã ghi danh 82 bia đá các khoa thi tiến sĩ triều Lê sơ - Mạc - Lê Trung Hưng tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám vào Danh mục Ký ức thế giới Khu vực Châu Á - Thái Bình Dương.

 

Đánh giá

0

0 đánh giá