KTPL 10 Cánh diều Bài 6: Thuế

618

Toptailieu biên soạn và giới thiệu giải sách Kinh tế Pháp luật 10 trang 33,34,35,39,40,41 Bài 6: Thuế sách Cánh diều hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng làm các bài tập từ đó nâng cao kiến thức và biết cách vận dụng phương pháp giải vào các bài tập trong SGK Kinh tế Pháp luật 10 Bài 6.

Sách giáo khoa Kinh tế Pháp luật 10 Bài 6 (Cánh diều): Thuế

Mở đầu trang 33 Kinh tế và Pháp luật 10: Thuế là một công cụ quan trọng để Nhà nước điều tiết thu nhập của các tổ chức, hộ gia đình, hộ kinh doanh, cá nhân, hình thành nên thu ngân sách nhà nước, là nguồn thu chủ yếu của ngân sách nhà nước.

Em hãy kể tên một số loại thuế và chia sẻ hiểu biết của em về các loại thuế đó.

Lời giải:

- Thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN):

+ Thuế TNDN phải nộp = (Doanh thu – Thu nhập được miễn thuế) – Các khoản lỗ được kết chuyển từ các năm trước) x Thuế suất

- Thuế giá trị gia tăng (GTGT):

+ Thuế giá trị gia tăng được tính trên giá trị gia tăng của dịch vụ/ hàng hóa phát sinh từ quá trình sản xuất đến lưu thông đến tiêu dùng.

+ Thuế giá trị gia tăng doanh nghiệp phải nộp được tính theo công thức:

Thuế GTGT phải nộp = Giá tính thuế của hàng hóa, dịch vụ bán ra x Thuế suất thuế GTGT – Số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ

- Thuế thu nhập cá nhân (TNCN):

+ Thuế thu nhập cá nhân được biết đến là thuế mà doanh nghiệp sẽ nộp thay cho người lao động. Sẽ được tính theo tháng, sau đó kê khai theo tháng hoặc quý, đến cuối năm sẽ kết toán. Hàng năm chậm nhất là ngày thứ 90 kể từ ngày kết thúc năm tính thuế, doanh nghiệp có nghĩa vụ phải thực hiện quyết toán thuế TNCN dù phát sinh hay không phát sinh khấu trừ thuế trong năm và quyết toán thuế thay cho các cá nhân có ủy quyền.

- Thuế xuất nhập khẩu (XNK):

+ Thuế xuất nhập khẩu này chỉ áp dụng với các công ty đang hoạt động trong lĩnh vực nhập xuất nhập khẩu.

+ Tùy theo từng mặt hàng mà có cách tính thuế khác nhau.

1. Thuế và vai trò của thuế

Câu hỏi trang 33 Kinh tế và Pháp luật 10: Em hãy đọc những thông tin sau và trả lời câu hỏi:

Thông tin 1. Hiến pháp năm 2013

Điều 47. Mọi người có nghĩa vụ nộp thuế theo luật định. Thông tin 2 Luật Quản lý thuế năm 2019

Thông tin 2. Luật quản lí thuế năm 2019

Điều 2. Đối tượng áp dụng

 

1. Người nộp thuế bao gồm:

a) Tổ chức, hộ gia đình, hộ kinh doanh, cá nhân nộp thuế theo quy định của pháp luật về thuế,

b) Tổ chức, hộ gia đình, hộ kinh doanh, cá nhân nộp các khoản thu khác thuộc ngân sách nhà nước,

c) Tổ chức, cá nhân khấu trừ thuế

Thông tin 3. Theo số liệu công bố của Tổng cục Thuế, tổng thu ngân sách nhà nước của 11 tháng năm 2021 do cơ quan Thuế quản lý ước đạt 1 180 nghìn tỷ đồng, bằng 105,1% so với dự toán pháp lệnh.... Trong đó, số thu từ thuế, phí nội địa ước đạt 900 567 tỉ đổng, bằng 102,1 % so với dự toán.

(Theo Trung thông tin điện tử của Tổng cục Thuế, ngày 06/12/2021)

a) Theo em, thuế có tính chất gì?

b) Những chủ thể nào phải nộp thuế?

c) Từ những phân tích trên, em hiểu thế nào là thuế?

Lời giải:

Yêu cầu a) Theo em, thuế có tính chất : là một khoản nộp ngân sách nhà nước bắt buộc.

Yêu cầu b) Những chủ thể phải nộp thuế là: Tổ chức, hộ gia đình, hộ kinh doanh, cá nhân.

Yêu cầu c) Từ những phân tích trên, em hiểu: thuế là một khoản nộp ngân sách nhà nước bắt buộc của tổ chức, hộ gia đình hộ kinh doanh, cá nhân theo quy định của các luật thuế.

Câu hỏi trang 34 Kinh tế và Pháp luật 10: Em hãy đọc thông tin và trả lời câu hỏi:

Thông tin 1. Năm 2020, tổng thu ngân sách nhà nước ước đạt 1 507,1 nghìn tỷ đồng, tỉ lệ động viên vào ngân sách nhà nước đạt khoảng 23,9% GDP (trong đó huy động từ thuế và phí đạt khoảng 19,1% GDP). Chi ngân sách nhà nước ước khoảng 1 781,4 nghìn tỷ đồng, đáp ứng kịp thời, đầy đủ các nhiệm vụ chỉ phát triển kinh tế – xã hội, quốc phòng, an ninh, quản lý nhà nước và thanh toán các khoản nợ đến hạn, đảm bảo đời sống nhân dân, giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, duy trì lạm phát ở mức thấp.

Ngân sách Trung ương đã sử dụng khoảng 12,4 nghìn tỷ đồng dự phỏng để hỗ trợ các địa phương khắc phục hậu quả do bão, mưa lũ và khôi phục sản xuất sau thiên tai, dịch bệnh. Bên cạnh đó, các địa phương cũng chủ động sử dụng khoảng 8,2 nghìn tỷ đồng dự phòng ngân sách địa phương và nguồn lực tại chỗ để chỉ cho công tác phòng chống dịch bệnh, khắc phục hậu quả thiên tai, khôi phục sản xuất, cơ sở hạ tầng thiết yếu và hỗ trợ đời sống nhân dân, đảm bảo an sinh xã hội ở địa phương.

Thông tin 2. Năm 2020, tổng giá trị hỗ trợ hỗ trợ doanh nghiệp, người dân khoảng 129.000 tỷ đồng; trong đó, số tiền thuế, phi, lệ phi và tiền thuê đất được gia hạn khoảng 97 500 tỉ đồng; số được miễn, giảm khoảng 31 500 tỉ đồng,... Tổng thu thu ngân sách nhà nước năm 2020 đạt 98% so dự toán, tỉ lệ động viên vào thu ngân sách nhà nước đạt 24% GDP riêng thuế, phi đạt 19,1% GDP. Tăng trưởng kinh tế năm 2020 đạt 2,91%, lạm phát được kiểm soát ở mức 3,23%, các cân đối lớn của nền kinh tế được đảm bảo, hệ số tín nhiệm quốc gia được cải thiện, quốc phòng, an ninh, trật tự an toàn xã hội được giữ vững; các chính sách an sinh xã hội, được quan tâm thực hiện tốt,...

(Theo Báo điện tử Đảng cộng sản Việt Nam, ngày 10/10/2021

a) Theo em, vì sao Nhà nước phải thu thuế?

b) Thuế có vai trò như thế nào trong đời sống kinh tế - xã hội?

Lời giải:

Yêu cầu a) Theo em, Nhà nước phải thu thuế nhằm phát triển kinh tế – xã hội, quốc phòng, an ninh, quản lý nhà nước và thanh toán các khoản nợ đến hạn, đảm bảo đời sống nhân dân, giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, duy trì lạm phát ở mức thấp.

Yêu cầu b) Thuế có vai trò quan trọng trong đời sống kinh tế - xã hội:

- Thuế là nguồn thu chủ yếu của ngân sách nhà nước. Đây là khoản thu quan trọng nhất, mang tính chất ổn định lâu dài cho ngân sách nhà nước.

- Thuế là công cụ điều tiết kinh tế vĩ mô của Nhà nước. Trong nền kinh tế thị trưởng. Nhà nước sử dụng công cụ thuế để điều tiết sản xuất và thị trường nhằm kích thích tăng trưởng kinh tế, xác lập một cơ cấu kinh tế hợp lý.

- Thuế là công cụ điều tiết thu nhập, thực hiện công bằng xã hội. Thông qua việc quy định về đối tượng chịu thuế, thuế suất từng ngành hàng, Nhà nước điều tiết thu nhập, điều chỉnh những quan hệ xã hội, thực hiện công bằng xã hội.

2. Một số loại thuế phổ biến

Câu hỏi trang 35 Kinh tế và Pháp luật 10: Em hãy đọc những thông tin sau và trả lời câu hỏi:

Thuế giá trị gia tăng

Thuế giá trị gia tăng là loại thuế thu trên giá trị tăng thêm của hàng hoá, dịch vụ phát sinh trong quá trình từ sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng tại Việt Nam.

Đối tượng chịu thuế các loại hàng hóa, dịch vụ sử dụng cho sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng ở Việt Nam theo quy định của Luật Thuế giá trị gia tăng.

Đối tượng nộp thuế tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ (cơ sở kinh doanh) và tổ chức, cá nhân nhập khẩu hàng hóa (người nhập khẩu) thuộc đối tượng chịu thuế.

Thuế sử dụng đất phi nông nghiệp

Thuế sử dụng đất phi nông nghiệp là loại thuế thu vào hoạt động sử dụng đất phi nông nghiệp.

Đối tượng chịu thuế các loại đất phi nông nghiệp theo quy định của Luật Thuế sử dụng đất phi nông nghiệp.


Người nộp thuế: tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất thuộc đối tượng chịu thuế.

Thuế tiêu thụ đặc biệt

Thuế tiêu thụ đặc biệt là loại thuế thu vào các hàng hóa, dịch vụ đặc biệt.

Đối tượng chịu thuế các loại hàng hoá, dịch vụ đặc biệt theo quy định của Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt.

Người nộp thuế: tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu hàng hóa và kinh doanh dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế.

Thuế bảo vệ môi trường

Thuế bảo vệ môi trường là loại thuế thu vào hàng hoá khi sử dụng gây tác động xấu đến môi trường.

Đối tượng chịu thuế các loại hàng hóa theo quy định của Luật Thuế bảo vệ môi trường.


Người nộp thuế tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sản xuất, nhập khẩu hàng hóa thuộc đối tượng chịu thuế.

Thuế thu nhập doanh nghiệp

Thuế thu nhập doanh nghiệp là loại thuế thu vào thu nhập của doanh nghiệp có thu nhập chịu thuế theo quy định của Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp.

Thu nhập chịu thuế các loại thu nhập của doanh nghiệp theo quy định của Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp.

Người nộp thuế doanh nghiệp có thu nhập chịu thuế.

Thuế thu nhập cá nhân

Thuế thu nhập cá nhân là loại thuế thu vào thu nhập của cá nhân có thu nhập chịu thuế theo quy định của Luật Thuế thu nhập cá nhân.

Thu nhập chịu thuế các loại thu nhập cá nhân theo quy định của Luật Thuế thu nhập cá nhân

Người nộp thuế cá nhân có thu nhập chịu thuế.

Thuế tài nguyên

Thuế tài nguyên là loại thuế thu vào hoạt động khai thác tài nguyên.

Đối tượng chịu thuế các loại tài nguyên theo quy định của Luật Thuế tài nguyên


Người nộp thuế tổ chức, cá nhân khai thác tài nguyên thuộc đối tượng chịu thuế.

Thuế xuất khẩu, nhập khẩu

Thuế xuất khẩu, nhập khẩu là loại thuế thu vào hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa.

Đối tượng chịu thuế các loại hàng hoá xuất khẩu nhập khẩu theo quy định của Luật Thuế xuất nhập khẩu.

Người nộp thuế tổ chức, cá nhân xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa thuộc đối tượng chịu thuế.

Thuế sử dụng đất nông nghiệp

Thuế sử dụng đất nông nghiệp là loại thuế thu vào hoạt động sử dụng đất cho sản xuất nông nghiệp.

Đối tượng chịu thuế các loại đất theo quy định của Luật Thuế sử dụng đất nông nghiệp.

Người nộp thuế: tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất thuộc đối tượng chịu thuế

Yêu cầu a) Em hãy sắp xếp các loại thuế vào hai loại: thuế trực thu và thuế gián thu? Lấy ví dụ minh hoạ cho từng loại.

Yêu cầu b) Em hãy cho biết tại sao Nhà nước lại thu thuế gián thu?

Yêu cầu c) Em hãy so sánh sự khác nhau giữa thuế trực thu và thuế gián thu

Lời giải:

Yêu cầu a)

- Thuế trực thu: thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân, thuế tài nguyên, thuế sử dụng đất nông nghiệp, thuế sử dụng đất phi nông nghiệp.

- Thuế gián thu: thuế xuất khẩu, nhập khẩu; thuế giá trị gia tăng; thuế tiêu thụ đặc biệt; thuế bảo vệ môi trường.

Yêu cầu a) Nhà nước thu thuế gián thu vì: Đảm bảo cho sự công bằng và thực hiện việc điều tiết thu nhập thì sẽ cần tăng thuế trực thu nhưng để đảm bảo cho nguồn thu ổn định cho nhà nước thì lại cần phải tăng thuế gián thu.


Yêu cầu c) Sự khác nhau giữa thuế trực thu và thuế gián thu là:

Tiêu chí Thuế gián thu Thuế trực thu
Khái niệm

Là loại thuế thu gián tiếp và thông qua giá cả hàng hóa và dịch vụ. Đối tượng của thuế gián thu không phải là người chịu thuế, người gánh thuế sẽ là người tiêu dùng. Là loại thuế thu trực tiếp vào đối tượng thực hiện việc nộp thuế, người có nghĩa vụ nộp thuế sẽ đồng thời là người chịu thuế.
Tiền thuế Được cấu thành trong giá các loại hàng hóa và dịch vụ Được đánh vào kết quả thực hiện kinh doanh
Phương thức điều tiết Nhà nước sẽ điều tiết gián tiếp thông qua giá cả của các loại hàng hóa và dịch vụ Nhà nước sẽ điều tiết trực tiếp thu nhập của người chịu thuế
Phạm vi Ảnh hưởng trực tiếp đến giá cả trên thị trường vì thuế sẽ được cộng vào giá bán hàng hóa và dịch vụ Ít chịu sự tác động vào giá cả trên thị trường vì thường sẽ đánh vào kết quả kinh doanh sau một kỳ kinh doanh
Việc thu thuế Tương đối thuận lợi và dễ dàng hơn vì ít gặp sự phản ứng của người chịu thuế Khó thực hiện thu, nhiều hành vi trốn thuế, vì việc thực hiện thanh toán còn dùng tiền mặt nhiều, dẫn đến nhà nước gặp nhiều khó khăn trong việc kiểm soát thu nhập thực tế của người nộp thuế

3. Quyền và nghĩa vụ công dân trong thực hiện pháp luật thuế

Câu hỏi trang 39 Kinh tế và Pháp luật 10: Em hãy đọc thông tin, tình huống và trả lời câu hỏi

Thông tin. Luật Quản lý thuế năm 2019, số 38/2019/QH14

Điều 16. Quyển của người nộp thuế

1. Được hỗ trợ, hướng dẫn thực hiện việc nộp thuế, cung cấp thông tin, tài liệu để thực hiện nghĩa vụ, quyền lợi về thuế.

2. Được nhận văn bản liên quan đến nghĩa vụ thuế của các cơ quan chức năng khi tiến hành thanh tra, kiểm tra, kiểm toán .

 

3. Yêu cầu cơ quan quản lý thuế giải thích về việc tính thuế, ổn định thuế, yêu cầu giảm định số lượng, chất lượng, chủng loại hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu 4. Được giữ bí mật thông tin, trừ các thông tin phải cung cấp cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc thông tin công khai về thuế theo quy định của pháp luật.

5. Hưởng các ưu đãi về thuế, hoàn thuế theo quy định của pháp luật về thuế, được biết thời hạn giải quyết hoàn thuế, số tiền thuế không được hoàn và căn cứ pháp lý đối với số tiền thuế không được hoàn.

Điều 17. Trách nhiệm của người nộp thuế

1. Thực hiện đăng ký thuế, sử dụng mã số thuế theo quy định của pháp luật.

2. Khai thuế chính xác, trung thực, đầy đủ và nộp hồ sơ thuế đúng thời hạn, chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, trung thực, đầy đủ của hồ sơ thuế.

3. Nộp tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt đầy đủ, đúng thời hạn, đúng địa điểm.

4. Chấp hành chế độ kế toán, thống kê và quản lý, sử dụng hóa đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật.

5. Ghi chép chính xác, trung thực, đầy đủ những hoạt động phát sinh nghĩa vụ thuế, khấu trừ thuế và giao dịch phải kê khai thông tin về thuế.

Tình huống 1. Doanh nghiệp M thuộc diện được ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp. Tuy nhiên, cuối năm khi quyết toán thuế, cơ quan quản lý thuế thông báo số tiền thuế doanh nghiệp M phải nộp lớn hơn nhiều so với dự toán.

Tình huống 2. Doanh nghiệp X mới hoạt động được 1 năm, trong quá trình thực hiện hồ sơ khai thuế, do chưa có kinh nghiệm nên trong hồ sơ khai thuế đã khai không đúng căn cứ tính thuế dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp cho Nhà nước. Sau khi nhận ra sai sót này, doanh nghiệp X đã chủ động nộp đầy đủ thuế cho cơ quan Nhà nước theo đúng quy định.

Yêu cầu a) Em hãy làm rõ các quy định cơ bản của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của công dân trong việc thực hiện pháp luật thuế. Theo em, nếu chủ thể nộp thuế không thực hiện đăng ký thuê, sử dụng mã số thuế theo đúng quy định của pháp luật sẽ bị xử lý như thế nào?

Yêu cầu b) Theo em, doanh nghiệp M có thể làm gì để đảm bảo quyền lợi của mình ?

Yêu cầu c) Em hãy nhận xét việc thực hiện trách nhiệm nộp thuế của doanh nghiệp X.

Lời giải:

Yêu cầu a)

- Các quy định cơ bản của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của công dân trong việc thực hiện pháp luật thuế:

+ Tình huống 1. Doanh nghiệp M có quyền hưởng các ưu đãi về thuế. Tuy nhiên, cuối năm khi quyết toán thuế, cơ quan quản lý thuế thông báo số tiền thuế doanh nghiệp M phải nộp lớn hơn nhiều so với dự toán. Vì thế, Doanh nghiệp M có quyền yêu cầu cơ quan quản lý thuế giải thích về việc tính thuế.

+ Tình huống 2. Doanh nghiệp X đã thực hiện trách nhiệm hồ sơ khai thuế, chưa thực hiện đúng trách nhiệm khai thuế chính xác; đã thực hiện trách nhiệm nộp đầy đủ thuế cho cơ quan Nhà nước theo đúng quy định.

- Theo em, nếu chủ thể nộp thuế không thực hiện đăng ký thuê, sử dụng mã số thuế theo đúng quy định của pháp luật sẽ bị phạt tiền.

Yêu cầu b) Theo em, doanh nghiệp M để đảm bảo quyền lợi của mình cần yêu cầu cơ quan quản lý thuế giải thích về việc tính thuế và chứng minh doanh nghiệp được hưởng ưu đãi về thuế.

Yêu cầu c) Việc thực hiện trách nhiệm nộp thuế của doanh nghiệp X rất nghiêm chỉnh. Sau khi nhận ra sai sót, doanh nghiệp X đã chủ động nộp đầy đủ thuế cho cơ quan Nhà nước theo đúng quy định.

Luyện tập

Luyện tập 1 trang 40 Kinh tế và Pháp luật 10: Em hãy cho biết những nhận định sau là đúng hay sai. Vi sao?

A. Thuế là khoản thu không mang tính bắt buộc đối với các tổ chức, hộ gia đình, hộ kinh doanh, cá nhân .

B. Thuế là khoản tiền mà Nhà nước vay của tổ chức, hộ gia đình, hộ kinh doanh, cá nhân.

C. Thuế là một khoản thu mang tính bắt buộc đối với tổ chức, hộ gia đình, hộ kinh doanh, cá nhân.

Lời giải:

- Nhận định A sai vì: Thuế là một khoản thu mang tính bắt buộc đối với tổ chức, hộ gia đình, hộ kinh doanh, cá nhân có vai trò quan trọng trong đời sống kinh tế, xã hội.

- Nhận định B sai vì: Thuế là khoản tiền mà Nhà nước thu của tổ chức, hộ gia đình, hộ kinh doanh, cá nhân.

- Nhận định C đúng. Thuế là một khoản thu mang tính bắt buộc đối với tổ chức, hộ gia đình, hộ kinh doanh, cá nhân.

Luyện tập 2 trang 40 Kinh tế và Pháp luật 10: Em hãy đọc đoạn hội thoại và trả lời câu hỏi:

Lan, Mạnh và Hoàng tranh luận về việc tại sao nhà nước phải thu thuế.

Lan: Nhà nước phải thu thuế vì thuế là khoản thu chủ yếu của ngân sách để chi tiêu cho các công việc chung của đất nước như xây dựng trường học, bệnh viện, đường sá, trả lương công chức, đảm bảo an ninh, quốc phòng.

Mạnh: Nhà nước sử dụng công cụ thuế để quản lý, điều hành kinh tế đất nước. Khi kinh tế tăng trưởng chậm, nhà nước tiến hành miễn giảm hoặc gia hạn thuế cho các doanh nghiệp, cá nhân nhằm phục hồi và phát triển kinh tế. Ngoài ra, Nhà nước còn đánh thuế vào những người có thu nhập cao, trợ cấp cho những người có thu nhập thấp để thực hiện công bằng xã hội.

Hoàng: Nhà nước thu thuế để chi tiêu cho các nhu cầu của nhà nước, đồng thời trả lương và trợ cấp cho tất cả mọi người.

a) Em đồng tình, không đồng tình với ý kiến nào trong đoạn hội thoại trên?

b) Theo em, vì sao Nhà nước phải thu thuế ?

Lời giải:

Yêu cầu a) Em đồng tình với ý kiến của Lan và Mạnh, không đồng tình với ý kiến của Hoàng.

Yêu cầu b) Theo em, Nhà nước phải thu thuế vì: thuế là công cụ chủ yếu để nhà nước thu ngân sách. Đây là khoản thu quan trọng nhất, mang tính chất ổn định lâu dài cho ngân sách nhà nước.

Luyện tập 3 trang 41 Kinh tế và Pháp luật 10: Em hãy đọc thông tin và trả lời câu hỏi trong các trường hợp sau:

- Trường hợp a) Gia đình Nam có một trang trại rộng 2 héc-ta, trong đó có 500m - đất ở, diện tích còn lại là đất trồng trọt, ao thả cá. Gia đình Nam phải đóng những loại thuế nào cho diện tích đất 2 héc-ta đó?

- Trường hợp b) Doanh nghiệp A ký hợp đồng nhập khẩu 1000 chiếc máy điều hòa không khí loại có công suất 18.000 BTU/máy, 20 xe ô tô loại 4 chỗ ngồi, 30 chiếc xe khách loại 45 chỗ ngồi và 70 ô tô tải. Doanh nghiệp A phải nộp các loại thuế với từng loại hàng hóa như thế nào?

- Trường hợp c) Công ty than B khai thác than đá để bán trong nước và một phần xuất khẩu ra nước ngoài. Công ty B phải đóng những loại thuế nào?

- Trường hợp d) Sau khi tốt nghiệp đại học, nhờ cố gắng phấn đấu trong công việc nên sau 5 năm, Hoa đã có một công việc tốt với thu nhập là 30 triệu đồng tháng. Hoa có phải đóng thuế thu nhập cá nhân không? Vì sao?

Lời giải:

- Trường hợp a) Gia đình Nam phải đóng những loại thuế cho diện tích đất 2 héc-ta đó là: thuế sử dụng đất nông nghiệp, thuế thu nhập cá nhân.

- Trường hợp b) Doanh nghiệp A phải nộp các loại thuế nhập khẩu, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế giá trị gia tăng.

- Trường hợp c) Công ty B phải đóng những loại thuế xuất khẩu, thuế tài nguyên, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế giá trị gia tăng.

- Trường hợp d) Hoa không phải đóng thuế thu nhập cá nhân. Vì Hoa không có người phụ thuộc và thu nhập trên 11 triệu đồng/tháng (thu nhập này đã trừ các khoản đóng bảo hiểm bắt buộc và các khoản đóng góp khác như từ thiện, nhân đạo,…).

Luyện tập 4 trang 41 Kinh tế và Pháp luật 10: Em hãy cho biết hành vi của các chủ thể nào dưới đây vi phạm pháp luật về thuế:

A. Công ty X thực hiện đăng ký thuế, sử dụng mã số thuế theo quy định của pháp luật

B. Doanh nghiệp A khai thuế không chính xác, thiếu trung thực, không đầy đủ và nộp hồ sơ thuế không đúng thời hạn.

C. Bà B đã không nộp tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt đầy đủ, đúng thời hạn, đúng địa điểm.

D. Hợp tác xã C luôn chấp hành chế độ kế toán, thống kê và quản lý, sử dụng hoá đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật.

 

E. Anh P thường xuyên ghi chép chính xác, trung thực đầy đủ những hoạt động

phát sinh nghĩa vụ thuế, khấu trừ thuế và giao dịch phải kê khai thông tin về thuế.

G. Công ty Y đã lập và giao hóa đơn, chứng từ cho người mua không theo đúng số lượng, chủng loại, giá trị thực thanh toán khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ H. Doanh nghiệp Q đã cung cấp không chính xác, đầy dữ, kịp thời thông tin tài liệu liên quan đến việc xác định nghĩa vụ thuê theo yêu cầu của cơ quan quản lý thuê.

Lời giải:

- Hành vi của doanh nghiệp A, bà B, công ty Y, doanh nghiệp Q vi phạm pháp luật về thuế.

Vận dụng

Từ khóa :
Giải bài tập
Đánh giá

0

0 đánh giá