Toptailieu biên soạn và giới thiệu giải sách HĐTN 10 Chủ đề 6: Hành động vì môi trường sách Cánh diều hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng làm các bài tập từ đó nâng cao kiến thức và biết cách vận dụng phương pháp giải vào các bài tập trong HĐTN 10 Chủ đề 6.
Giải SGK HĐTN 10 Chủ đề 6 (Cánh diều): Hành động vì môi trường
Gợi ý:
+ Lưạ chọn vấn đề để tìm hiểu: môi trường đất; nguồn nước, danh lam thắng cảnh; chất lượng không khí; đa dạng sinh học;...
+ Hình thức tìm hiểu: quan sát; phỏng vấn; ghi lại hình ảnh; thông tin; tìm kiếm trong tài liệu;...
+ Phân tích thông tin thu được.
Lời giải:
Hầu hết các hộ chăn nuôi tự phát theo hộ gia đình, quy mô nhỏ, có khi nuôi gia súc thả rong, làm chuồng trại tạm bợ không đạc tiêu chuẩn. Các chất thải từ chuẩn trại không không được xử lý. Chất thải nầy vừa gây ô nhiễm nguồn nước, tạo cơ hôi cho các dịch bệnh phát triển lại vừa gây ra mùi khó chịu làm ô nhiễm không khí.
Lời giải:
Những tác động tiêu cực:
- Khai thác mỏ, quặng bừa bãi
- Vứt rác không đúng nơi quy định
- Những tác động tích cực
- Trồng rừng ngập mặn
Tăng cường sử dụng năng lượng tái tạo
=> Con người đã ngày càng tác động quá nhiều đến môi trường, việc khai thác đến mức cạn kiệt các nguồn tài nguyên, thải nhiều chất độc làm cho môi trường không còn khả năng tự tái sinh. Biểu hiện dễ thấy nhất là các hậu quả như cháy rừng, biến đổi khí hậu, hiện tượng hiệu ứng nhà kính, băng tan, mưa axit,…
Câu hỏi 1 trang 54 Hoạt động trải nghiệm 10: Thu thập thông tin về những hành vi, việc làm của tổ chức, cá nhân trong việc bảo tồn cảnh quan thiên nhiên tại địa phương.
Gợi ý:
+ Nội dung thông tin cần thu thập: tên của tổ chức, cá nhân; những hành vi, việc làm của tổ chức, cá nhân đó trong việc bảo tồn cảnh quan thiên nhiên
+ Cách thức thu thập thông tin: tra cứu thông tin trên mạng internet, phỏng vấn trực tiếp, quan sát thực tế, chụp ảnh, quay video,...
Lời giải:
- Dọn dẹp vệ sinh lớp học, khuôn viên nhà ở
- Vứt rác đúng nơi quy định, không xả rác bừa bãi
- Hạn chế sử dụng túi nilon
- Tiết kiệm điện, nước trong sinh hoạt
- Tích cực trồng cây xanh
- Không tiếp tay cho hành vi tổn hại đến môi trường
Lời giải:
Học sinh tự đánh giá hành vi, việc làm của mình trong việc bảo tồn cảnh quan thiên nhiên địa phương.
Câu hỏi 1 trang 54 Hoạt động trải nghiệm 10: Dựa vào những thông tin phân tích ở Hoạt động 1 đưa ra đánh giá về thực trạng môi trường tự nhiên tại địa phương em.
Lời giải:
Đánh giá môi trường ở địa phương em:
+ Môi trường nước khá trong sạch
+ Không khí trong lành
+ ....
Lời giải:
Nâng cao ý thức cho cộng đồng về vấn để bảo vệ môi trường tự nhiên:
- Tuyên truyền vận động cho cộng đồng về thực trạng ô nhiễm môi trường và tầm quan trọng, ý nghĩa của việc bảo vệ môi trường:
- Phổ biến kiến thức pháp luật về bảo vệ môi trường:...
Phối kết hợp các tổ chức, cá nhân trong cộng đồng khi thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường:
- Sử dụng các sản phẩm thân thiện với môi trường
- Xây dựng và thực hiện các mô hình kinh tế “xanh”
- Thành lập các Câu lạc bộ "xanh"
- Tuyên dương khen thưởng những tổ chức và cá nhân có thành tích tiêu biểu trong công tác bảo vệ môi trường...
Lời giải:
- Nhiều bạn trẻ còn chưa ý thức được tầm quan trọng môi trường
- Một số người còn vứt rác tùy ý chưa đúng nơi quy định
Lời giải:
Đối tượng tuyên truyền:
+ Bạn bè, người thân, dân cư
Nội dung tuyên truyền
+ Ý nghĩa của bảo vệ cảnh quan thiên nhiên
Hình thức
+ Trao đổi trực tiếp
Thời gian thực hiện
+ Mỗi tháng 1 lần
Người thực hiện
+ Người tham gia
Gợi ý:
+ Kết quả đạt được
+ Những thuận lợi, khó khăn khi tuyên truyền
+ Kinh nghiệm rút ra từ việc thực hiện tuyên truyền
Lời giải:
Kết quả tuyên truyền:
+ Thành công rực rỡ
+ Cảnh quan thiên nhiên được bảo vệ
+ ....
Lời giải:
- Giữ gìn cây xanh, trồng thêm cây xanh. ...
- Sử dụng những vật dụng thân thiện với môi trường. ...
- Tiết kiệm các nguồn năng lượng. ...
- Thực hiện nguyên tắc giảm sử dụng – tái chế – tái sử dụng. ...
- Sử dụng những nguồn năng lượng sạch.
Lời giải:
Dùng túi giấy bọc thực phẩm thay cho túi ni lông, do được làm từ giấy tái chế nên dễ dàng phân hủy trong môi trường kết hợp với việc có thể tái sử dụng nhiều lần nên có thể hạn chế lượng khí thải ra môi trường, có ý nghĩa quan trọng giúp bảo vệ môi trường xanh, sạch đẹp. Việc sử dụng túi giấy môi trường và tái chế nhiều lần giúp cho nhu cầu sử dụng giấy ít hơn nên bảo tồn rừng tự nhiên tốt và không xảy ra tình trạng chặt phá rừng tràn lan gây ra nhiều hậu quả khôn lường cho tự nhiên và con người
Gợi ý:
+ Nội dung thuyết trình:
- Thực trạng của môi trường tự nhiên;
- Sự cần thiết phải bảo vệ môi trường tự nhiên;
- Kết quả thực hiện các giải pháp, việc làm cụ thể để bảo vệ môi trường tự nhiên,...
+ Hình thức thể hiện: video, trình chiếu,...
+ Kĩ năng thuyết trình: ngôn ngữ nói kết hợp với ngôn ngữ cơ thể, thuyết phục người nghe,...
Lời giải:
Môi trường là nơi chúng ta sinh sống, phát triển hàng ngày, là không gian để sinh tồn của rất nhiều những loại động vật, thực vật trong tự nhiên. Tuy nhiên, ngày nay do ý thức không tốt của con người mà môi trường đang ngày càng trở nên ô nhiễm nặng nề. Sự ô nhiễm này không chỉ gây suy giảm chất lượng môi trường sống mà còn đe dọa đến chính sự sống của con người trên trái đất.
Ngày nay, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của kinh tế, đời sống xã hội tuy đã được cải thiện rất nhiều. Nhưng song song với nó là những tác hại vô hình nhưng lại để lại hậu quả vô cùng nghiêm trọng đối với cuộc sống của con người. Đó chính là thực trạng suy giảm môi trường sống, môi trường tự nhiên. Sự phát triển của công nghiệp kéo theo một loạt các mặt trái như: rác thải trong quá trình sản xuất, khói bụi thải ra từ các nhà máy, rồi để phục vụ cho sản xuất, cho phát triển kinh tế mà con người đã khai thác quá mức cho phép các nguồn lực tự nhiên, từ đó gây suy giảm sinh thái, gây ô nhiễm môi trường. Môi trường sống ở đây có thể hiểu là bao gồm các yếu tố tự nhiên như: nước, không khí, cây cối, đất đai…là những yếu tố có vai trò vô cùng quan trọng đối với đời sống của con người. Mà khi những yếu tố này bị nguy hại, nó sẽ đe dọa trực tiếp đến sự tồn vong của con người cũng như của các loài sinh vật, thực vật trong tự nhiên.
Sự phát triển công nghiệp, sự phát triển của đời sống xã hội, đời sống kinh tế đã kéo theo một loạt những tác hại đối với môi trường. Cụ thể như: khi khói bụi ở các nhà máy sản xuất công nghiệp, khói bụi ở đường xá xe cộ thải vào trong không khí sẽ làm cho bầu khí quyển bị ô nhiễm, từ đó gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ sinh thái, cũng như sức khỏe của con người trong xã hội. Ta có thể thấy không khí là yếu tố duy trì sự sống của con người thông qua hoạt động hô hấp của cơ thể. Vì vậy, một khi môi trường bị ô nhiễm sẽ gây ảnh hưởng trực tiếp đến sự sống của con người. Con người có thể một ngày không ăn hoặc không uống nhưng không thể không thở, dù chỉ là một phút. Nói như thế ta mới thấy được vai trò của môi trường không khí, và sự nguy hiểm, đe dọa của ô nhiễm môi trường đến sự sống của con người.
Không chỉ có môi trường không khí bị ô nhiễm mà nguồn nước thải trong công nghiệp, trong sinh hoạt chưa được xử lí mà thải trực tiếp ra ngoài môi trường gây ra tình trạng ô nhiễm môi trường nước. Môi trường nước khá nhạy cảm, chỉ cần ô nhiễm một vùng nước sẽ có nguy cơ lây lan ra rất nhiều các vùng khác, các ao hồ, sông suối khu vực xung quanh. Môi trường nước bị ô nhiễm không chỉ làm cho cá, tôm, các loài thủy sinh chết mà còn gây nguy hiểm cho con người bởi nguồn nước bị ô nhiễm là nguồn nước con người sinh hoạt hàng ngày, từ đó sẽ gây ra nhiều căn bệnh lạ về da, về đường hô hấp, đặc biệt là căn bệnh ung thư. Hẳn chúng ta còn nhớ vụ việc công ty sản xuất mì chính Vedan xả nước thải sản xuất ra môi trường mà không hề qua khâu xử lí nước thải nào. Hành động vô ý thức này đã khiến cho nước của cả một vùng bị ô nhiễm trầm trọng, người dân một làng lân cận đó bị ung thư rất nhiều. Vụ việc này đã thu hút rất nhiều sự chú ý của dư luận trong một thời gian dài.
Ô nhiễm nước còn làm các con sông trở thành sông chết. Ví dụ như con sông Tô Lịch ở Hà Nội, do lượng rác sinh hoạt thải xuống quá nhiều mà giờ đây nó đã trở thành một con sông chết, không có bất kì loài sinh vật nào có thể sống ở đó, màu nước đen đục như màu của nước cống, khi di chuyển qua khu vực này còn có mùi thối của rác thải. Ô nhiễm môi trường nước còn gây ra những hệ lụy quan trọng, đó là gây ô nhiễm môi trường đất. Vì giữa chúng có mối quan hệ rất thân thiết. Nước thải, rác thải ngấm vào đất gây ô nhiễm. Vùng đất bị ô nhiễm này khiến cây cối không thể sinh trưởng được, mặt khác đất bị ô nhiễm sẽ làm ảnh hưởng đến mạch nước ngầm, làm nó ô nhiễm theo. Khi con người sử dụng nguồn nước ô nhiễm này thì rất nguy hiểm, có thể ảnh hưởng đến tính mạng.
Ngoài ra, thực trạng chặt phá rừng để phục vụ cho sản xuất một cách bừa bãi, thiếu hợp lí cũng làm cho môi trường bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Mất rừng sẽ gia tăng các loại thiên tai, làm cho thời tiết thất thường. Mưa lớn nhưng không có những cánh rừng đầu nguồn cản trở dòng chảy dễ gây sạt lở đất đá, ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân.
Như vậy, môi trường sống của chúng ta đang bị đe dọa nghiêm trọng vì hiện trạng ô nhiễm môi trường hiện nay, vì vậy để bảo vệ môi trường sống cũng chính là bảo vệ sự sống của con người, thì chúng ta cần nâng cao ý thức bảo vệ môi trường, tuyên truyền để bạn bè, người thân cùng những người trong xã hội cùng chung tay bảo vệ môi trường. Chỉ có như thế môi trường sống của chúng ta mới trở nên trong sạch, tốt đẹp.
CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ VÀ DỊCH VỤ GIÁO DỤC VIETJACK
- Người đại diện: Nguyễn Thanh Tuyền
- Số giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh: 0108307822, ngày cấp: 04/06/2018, nơi cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội.
2021 © All Rights Reserved.