SBT GDQP 10 Kết Nối Tri Thức Bài 7: Thường thức phòng tránh một số loại bom, mìn, đạn, vũ khí hóa học, vũ khí sinh học, vũ khí công nghệ cao, thiên tai, dịch bệnh và cháy nổ

662

Toptailieu biên soạn và sưu tầm lời giải bài tập GDQP 10 Bài 7: Thường thức phòng tránh một số loại bom, mìn, đạn, vũ khí hóa học, vũ khí sinh học, vũ khí công nghệ cao, thiên tai, dịch bệnh và cháy nổ sách Kết nối tri thức với cuộc sống hay, ngắn gọn sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời câu hỏi GDQP từ đó học tốt môn GDQP 10.

Giải SBT GDQP 10 Bài 7 (Kết Nối Tri Thức): Thường thức phòng tránh một số loại bom, mìn, đạn, vũ khí hóa học, vũ khí sinh học, vũ khí công nghệ cao, thiên tai, dịch bệnh và cháy nổ

Giải SBT GDQP 10 trang 17

Bài 1 trang 17 SBT GDQP 10: Tác hại nào không phải do bom, mìn gây ra?

A. Gây lũ lụt, sạt lở đất, đá.

B. Sát thương người, súc vật.

C. Phá hoại làng mạc, thành phố.

D. Ngăn chặn giao thông và phá hoại các phương tiện vận chuyển.

Lời giải:

Đáp án đúng là: A

Bài 2 trang 17 SBT GDQP 10: Ý nào không phải là biện pháp phòng, tránh tác hại của bom, mìn?

A. Tổ chức trinh sát, phát hiện địch đánh bom.

B. Nguy trang, nghi binh.

C. Lợi dụng bờ ruộng, gốc cây, mô đất.

D. Tập trung ở trường học.

Lời giải:

Đáp án đúng là: D

Bài 3 trang 17 SBT GDQP 10: Hiện nay, nhiều địa phương ở Việt Nam còn sót lại rất nhiều bom, mìn và vật liệu chưa nổ sau chiến tranh. Khi sinh sống hoặc đến những nơi đó, em cần làm những gì để phòng tránh tác hại của bom, mìn và vật liệu chưa nổ gây ra?

Lời giải:

- Để phòng tránh tác hại của bom, mìn và vật liệu chưa nổ gây ra, em cần:

+ Không cưa, đục bom, mìn, mở tháo bom, mìn, ném vật khác vào bom, mìn và vận chuyển bom, mìn

+ Không đốt lửa trên vùng đất còn nhiều bom, mìn, không đi vào khu vực có biển báo bom, mìn.

+ Nếu đã đi vào khu vực có bom, mìn thì phải thận trọng đi ra theo lối đã đi vào hoặc đứng yên, kêu to cho người khác biệt để giúp đỡ.

+ Không chơi đùa ở những nơi có thể còn sót lại bom, mìn như hố bom, bụi rậm, căn cứ quân sự cũ.

+ Khi thấy vật lạ nghi là bom, mìn phải tránh xa và báo cho người lớn biết.

+ Không đứng xem người khác cưa, đục, tháo dỡ bom, mìn, phải tránh xa

+ Không tham gia rà tìm và buôn bán phế liệu chiến tranh.

Bài 4 trang 17 SBT GDQP 10: Tác hại nào không phải do vũ khí hoá học gây ra?

A. Phá huỷ môi trường sinh thái.

B. Phá huỷ công trình.

C. Gây nhiễm độc địa hình.

D. Gây hoang mang, khủng bố tinh thần chiến đấu của đối phương.

Lời giải:

Đáp án đúng là: B

Bài 5 trang 17 SBT GDQP 10: Vũ khí hoá học gây tác hại cho người qua con đường nào dưới đây?

A. Ăn, uống.

B. Tiếp xúc với người nhiễm bệnh.

C. Hít thở không khí nhiễm độc.

D. Cả A, B và C.

Lời giải:

Đáp án đúng là: D

Bài 6 trang 17 SBT GDQP 10: Em hãy tìm hiểu và kể tên những loại chất độc mà quân địch đã sử dụng trong chiến tranh Việt Nam và tác hại của chúng gây ra.

Lời giải:

- Napalm là các loại chất lỏng dễ bắt cháy được sử dụng trong chiến tranh, thường là xăng được làm đông đặc, chảy với nhiệt độ rất cao, có thể bám dính vào da người và cháy được cả ở dưới nước. Khi napalm rơi vào người gây đau đớn ngoài sức tưởng tượng, bỏng nặng, bất tỉnh, ngạt thở và thường tử vong.

- Chất độc da cam là tên gọi của một loại chất thuốc diệt cỏ và làm rụng lá cây được quân đội Mỹ sử dụng như một thứ vũ khí hoá học nhằm huỷ diệt các khu vực trú ẩn của quân đội Giải phóng Việt Nam. Nó tác động hết sức khủng khiếp đến sức khỏe con người trong nhiều thế hệ nhất là dị tật bẩm sinh.

Giải SBT GDQP 10 trang 18

Bài 7 trang 18 SBT GDQP 10: Tác hại nào không phải do vũ khí sinh học gây ra?

A. Gây bệnh truyền nhiễm cho người, động vật.

B. Làm ô nhiễm môi trường sinh thái.

C. Phá hủy vũ khí trang bị, phương tiện kĩ thuật đối phương.

D. Gây ra nạn đói.

Lời giải:

Đáp án đúng là: C

Bài 8 trang 18 SBT GDQP 10: Bệnh nào do vũ khí sinh học gây ra?

A. Bệnh thương hàn.

B. Bệnh viêm não Nhật Bản.

C. Bệnh đậu mùa.

D. Cả A, B và C.

Lời giải:

Đáp án đúng là: D

Bài 9 trang 18 SBT GDQP 10: Đặc điểm nào là của vũ khí công nghệ cao?

A. Có độ chính xác cao, uy lực lớn.

B. Hoạt động trong mọi điều kiện thời tiết.

C. Nhận biết được địa hình, nhớ được tọa độ mục tiêu,

D. Cả A, B và C.

Lời giải:

Đáp án đúng là: D

Bài 10 trang 18 SBT GDQP 10: Em hãy kể tên một số loại vũ khí công nghệ cao.

Lời giải:

- Một số loại vũ khí công nghệ cao: Máy bay tiêm kích; máy bay tàng hình F-117A; máy bay ném bom tàng hình đa nhiệm B-2 Spirit; máy bay tiêm kích tàng hình F-22 Raptor; tên lửa hành trình Tomahawk; tên lửa có cảnh không đối đất AGM-129; bom xung điện từ,...

Bài 11 trang 18 SBT GDQP 10: Ở vùng nào của Việt Nam thường xảy ra lũ quét?

A. Sông, suối miền núi có địa hình bị chia cắt mạnh.

B. Vùng hạ lưu các con sông lớn, địa hình tháp.

C. Chỉ có ở những con sông lớn ở nước ta.

D. Địa hình trũng, có ít các cửa sông đổ ra biển.

Lời giải:

Đáp án đúng là: A

Bài 12 trang 18 SBT GDQP 10: Đồng bằng sông Cửu Long nước ta bị đe dọa bởi những thiên tai nào?

A. Ngập lụt, hạn hán, động đất, cháy rừng và bão nhiệt đới.

B. Hạn hán, xâm nhập mặn, triều cường, sạt lở bờ sông.

C. Lũ quét, sạt lở đất, sương muối, rét hại.

D. Bão nhiệt đới, lũ ống, ngập lụt.

Lời giải:

Đáp án đúng là: B

Bài 13 trang 18 SBT GDQP 10: Việc thông tin, truyền thông và giáo dục về phòng, chống thiên tai được thực hiện bằng những hình thức nào?

A. Xây dựng tài liệu chuyên đề, tạp chí, tờ rơi, trong đó có tài liệu bằng tiếng dân tộc.

B. Lồng ghép kiến thức phòng, chống thiên tai vào chương trình các cấp học.

C. Tổ chức diễn đàn về phòng, chống thiên tai để chia sẻ thông tin và kinh nghiệm về phòng, chống thiên tai.

D. Cả A, B và C.

Lời giải:

Đáp án đúng là: D

Giải SBT GDQP 10 trang 19

Bài 14 trang 19 SBT GDQP 10: Việc làm nào không thể hiện nghĩa vụ của cá nhân trong phòng, chống thiên tai?

A. Chủ động dự trữ lương thực, nước uống.

B. Nhận hỗ trợ lương thực, thực phẩm của các tổ chức, cá nhân.

C. Tham gia hỗ trợ cộng đồng phòng, chống thiên tai,.

D. Chủ động giúp đỡ người bị thiệt hại do thiên tai tại địa phương.

Lời giải:

Đáp án đúng là: B

Đánh giá

0

0 đánh giá