SBT Lịch Sử 7 Cánh Diều Bài 8: Khái quát lịch sử Ấn Độ thời phong kiến 

379

Toptailieu biên soạn và giới thiệu giải sách bài tập Lịch Sử 7 Bài 8: Khái quát lịch sử Ấn Độ thời phong kiến sách Cánh Diều hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng làm các bài tập từ đó nâng cao kiến thức và biết cách vận dụng phương pháp giải vào các bài tập trong SBT Lịch Sử 7 Bài 8.

Sách bài tập Lịch Sử 7 Bài 8: Khái quát lịch sử Ấn Độ thời phong kiến 

Giải SBT Lịch Sử lớp 7 trang 17

Câu 1 trang 17 SBT Lịch Sử 7: Nội dung nào sau đây không đúng với điều kiện tự nhiên của Ấn Độ?

A. Có ba mặt giáp biển, thuận lợi cho hoạt động thương mại.

B. Nằm trong khu vực khí hậu nhiệt đới gió mùa.

C. Địa hình chỉ có cao nguyên cùng những cánh rừng nguyên sinh,

D. Có những đồng bằng màu mỡ, thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp.

Lời giải:

Đáp án đúng là: C

Câu 2 trang 17 SBT Lịch Sử 7: Trong tiến trình phát triển của lịch sử, Ấn Độ thời phong kiến không có vương triều nào sau đây?

A. Đông Ấn.

B. Đê-li.

C. Mô-gôn.

D. Gúp-ta.

Lời giải:

Đáp án đúng là: A

Câu 3 trang 17 SBT Lịch Sử 7: Vương triều nào sau đây có vai trò to lớn trong việc thống nhất Ấn Độ vào thế kỉ IV?

A. Vương triều Hồi giáo Đê-li.

B. Vương triều Gúp-ta.

C. Vương triều Mô-gôn.

D. Vương triều của người Thổ.

Lời giải:

Đáp án đúng là: B

Câu 4 trang 17 SBT Lịch Sử 7: Nét đặc trưng trong quan hệ xã hội ở Ấn Độ từ thời cổ đại đến thời phong kiến là chế độ

A. đẳng cấp.

B. A-pác-thai.

C. gia nô.

D. bình đẳng.

Lời giải:

Đáp án đúng là: A

Câu 5 trang 17 SBT Lịch Sử 7: Từ đầu thế kỉ XIII, cùng với mâu thuẫn giữa các đẳng cấp, trong xã hội Ấn Độ còn có mâu thuẫn giữa người Ấn Độ giáo với

A. thực dân Pháp.

B. thực dân Anh.

C. người Hồi giáo.

D. thợ thủ công.

Lời giải:

Đáp án đúng là: C

Câu 6 trang 17 SBT Lịch Sử 7: Nội dung nào sau đây là một trong những chính sách tích cực của Vương triều Mô-gôn để hoà hợp tôn giáo và dân tộc ở Ấn Độ?

A. Xác lập sự thống trị của Hồi giáo trên cả nước.

B. Yêu cầu các quý tộc gốc Mông Cổ phải từ bỏ Hồi giáo.

C. Liên kết với quý tộc gốc Mông Cổ, Hồi giáo, Ấn Độ giáo.

D. Không sử dụng quý tộc gốc Mông Cổ trong chính quyền.

Lời giải:

Đáp án đúng là: C

Giải SBT Lịch Sử lớp 7 trang 18

Câu 7 trang 18 SBT Lịch Sử 7: Thời phong kiến ở Ấn Độ kết thúc với sự kiện nào sau đây?

A. Pháp xâm lược và đặt ách cai trị.

B. Vương triều Mô-gôn thành lập.

C. Vương triều Gúp-la thành lập.

D. Đế quốc Anh xâm lược và lật đổ Vương triều Mô-gôn.

Lời giải:

Đáp án đúng là: D

Câu 8 trang 18 SBT Lịch Sử 7: Ghép ý ở cột A với ý ở cột B sao cho đúng thông tin của các vương triều ở Ấn Độ thời phong kiến.

Ghép ý ở cột A với ý ở cột B sao cho đúng thông tin của các vương triều

Lời giải:

Ghép nối:

1 - C

2 - A

3 - B

Câu 9 trang 18 SBT Lịch Sử 7: Quan sát hình 8 và dựa vào hiểu biết của bản thân, hãy giới thiệu ngắn gọn về Vua A-Cơ-ba theo những gợi ý sau:

- Thuộc triều đại nào?

- Có những chính sách tiến bộ nào?

- Được đánh giá như thế nào?...

 Quan sát hình 8 và dựa vào hiểu biết của bản thân, hãy giới thiệu ngắn gọn về Vua A-Cơ-ba theo những gợi ý sau (ảnh 1)

Lời giải:

- Vua A-cơ-ba là vị vua thuộc triều đại Mô-gôn.

- Ông là vị vua giỏi về chính sự, thích bàn luận về tôn giáo, coi trọng tri thức....

- Vua A-cơ-ba đã thi hành nhiều chính sách tích cực để hoà hợp tôn giáo và dân tộc, như: liên kết các quý tộc gốc Mông Cổ, Hồi giáo và Ấn Độ giáo để xây dựng chính quyền mạnh; hạn chế đặc quyền của Hồi giáo,…

- Nhiều sử gia đánh giá ông là một trong những vị vua kiệt xuất của Ấn Độ.

Giải SBT Lịch Sử lớp 7 trang 19

Câu 10 trang 19 SBT Lịch Sử 7: Cho các cụm từ: 1. Những người nằm ngoài đẳng cấp, 2, Quý tộc, tăng lữ, quan lại, võ sĩ, địa chủ; 3. Nông dân, thợ thủ công, thương nhân; 4. Tiện dân, nô lệ. Hãy đặt các cụm từ trên vào các ô A, B, C, D trong sơ đồ 8 sao cho đúng với sự phân hoá xã hội Ấn Độ thời phong kiến và rút ra nhận xét.

Cho các cụm từ: 1. Những người nằm ngoài đẳng cấp, 2, Quý tộc, tăng lữ, quan lại, võ sĩ, địa chủ (ảnh 1)

Lời giải:

- Điền:

A - Quý tộc, tăng lữ, quan lại, võ sĩ, địa chủ

B - Nông dân, thợ thủ công, thương nhân

C - Tiện dân, nô lệ

D - Những người nằm ngoài đẳng cấp

- Nhận xét: Xã hội phong kiến Ấn Độ có sự phân hoá và mâu thuẫn sâu sắc, chồng chéo. Đó là sự phân hoá về đẳng cấp và giai cấp, ngoài ra còn có mâu thuẫn giữa người Ấn Độ giáo với người Hồi giáo…

Câu 11 trang 19 SBT Lịch Sử 7: Chế độ Vác-na và chế độ Cax-ta ở Ấn Độ khác nhau như thế nào?

Lời giải:

Sự khác biệt của chế độ Vác-na và chế độ Cax-ta.

- Thời gian xuất hiện:

+ Chế độ Vác-na có từ thời cổ đại.

+ Chế độ Cax-ta xuất hiện thời phong kiến từ các thế kỉ IV -V).

- Sự phân chia đẳng cấp:

+ Chế độ Vác-na phân chia cư dân thành 4 đẳng cấp theo chủng tộc và màu da, địa vị xã hội (Bra-man, Ksa-tri-A. Vai-si-A. Su-ara);

+ Chế độ Cax-ta phân chia cư dân dựa trên sự khác biệt về nghề nghiệp, địa vị xã hội và tôn giáo. Có hàng trăm Caxta khác nhau, mỗi Cax-ta lại có tập quản, tin ngưỡng, quy định riêng về hôn nhân, nghi lễ,..

Xem thêm các bài giải sách bài tập Lịch Sử lớp 7 sách Cánh diều hay, chi tiết khác:

Bài 7: Văn hóa Trung Quốc

Bài 9: Văn hóa Ấn Độ thời phong kiến 

Bài 10: Khái quát lịch sử Đông Nam Á

Bài 11: Vương quốc Cam-pu-chia

Bài 12 : Vương quốc Lào

Từ khóa :
Giải bài tập
Đánh giá

0

0 đánh giá