Đọc thông tin và quan sát hình 10.2, hãy trình bày đặc điểm chủ yếu của nước

260

Với giải Câu hỏi trang 40 Địa Lí 10 Cánh diều chi tiết trong Bài 10: Thủy quyển. Nước trên lục địa giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập SGK Địa lí lớp 10. Mời các bạn đón xem:

Giải bài tập SGK Địa lí lớp 10 Bài 10: Thủy quyển. Nước trên lục địa

Câu hỏi trang 40 Địa Lí 10: Đọc thông tin và quan sát hình 10.2, hãy trình bày đặc điểm chủ yếu của nước băng tuyết và nước ngầm trên Trái Đất.

 (ảnh 1)

Lời giải:

* Nước băng tuyết

- Băng và tuyết là nước ở thể rắn, chiếm phần lớn lượng nước ngọt trên Trái Đất.

- Nước băng tuyết bao phủ gần 11% diện tích các lục địa với thể tích hơn 24 triệu km3.

- Nguồn gốc hình thành băng là do tuyết rơi trong điều kiện nhiệt độ thấp, được tích tụ, nén chặt trong thời gian dài.

- Diện tích, khối lượng băng, tuyết luôn thay đổi theo lịch sử phát triển của Trái Đất do sự đan xen những thời kì băng mở rộng và những thời kì băng tan.

- Băng, tuyết có vai trò cung cấp nguồn nước cho sông khi nước băng tan và tạo thành các dạng địa hình băng hà ở vùng khí hậu lạnh.

* Nước ngầm

- Nước ngầm là nước tồn tại trong các tầng đất, đá thấm nước của vỏ Trái Đất. Phía dưới tầng nước ngầm là tầng đất, đá không thấm nước.

- Nguồn gốc của nước ngầm chủ yếu là do nước trên mặt đất thấm xuống.

- Mực nước ngầm luôn thay đổi do phụ thuộc vào nhiều nhân tố như: nguồn cung cấp; đặc điểm địa hình, khả năng thấm nước của đất, đá, mức độ bốc hơi, lớp phủ thực vật và con người.

- Tính chất của nước ngầm rất khác nhau do phụ thuộc vào đặc điểm đất, đá. Nếu nước ngầm có chứa một lượng lớn khoáng chất hoặc khí hoà tan thì được gọi là nước khoáng.

- Nước ngầm là một trong những nguồn cung cấp nước cho các hệ thống sông trên Trái Đất và là kho nước ngọt có trữ lượng lớn phục vụ cho sinh hoạt, sản xuất của con người.

Đánh giá

0

0 đánh giá