20 câu trắc nghiệm Địa lí 10 Cánh diều Bài 10 (có đáp án 2023): Thủy quyển. Nước trên lục địa

Toptailieu.vn xin giới thiệu 20 câu trắc nghiệm Địa lí 10 Cánh diều Bài 10 (có đáp án 2023): Thủy quyển. Nước trên lục địa, hay nhất giúp học sinh lớp 10 ôn luyện kiến thức để đạt kết quả cao trong các bài thi môn Địa lí.

Mời các bạn đón xem:

20 câu trắc nghiệm Địa lí 10 Cánh diều Bài 10 (có đáp án 2023): Thủy quyển. Nước trên lục địa

Bài tập

Câu 1: Ở những vùng đất, đá thấm nước nhiều, nhân tố nào sau đây có vai trò đáng kể trong việc điều hoà chế độ nước của sông?

A. Băng tuyết.

B. Thực vật.

C. Nước ngầm.

D. Địa hình.

Đáp án: C

Câu 2: Phía dưới tầng nước ngầm là

A. tầng đất, đá không thấm nước.

B. nhiều đất, hàm lượng khoáng.

C. các tầng đất, đá dễ thấm nước.

D. giàu chất khoáng, nhiều đá vôi.

Đáp án: A

Câu 3: Tính chất của nước ngầm rất khác nhau do phụ thuộc vào

A. mức độ bốc hơi.

B. đặc điểm địa hình.

C. lớp phủ thực vật.

D. đặc điểm đất, đá.

Đáp án: D

Câu 4: Ngày nước thế giới là ngày nào sau đây?

A. 22-3.

B. 22-12.

C. 23-6.

D. 21-9.

Đáp án: A

Câu 5: Ở miền khí hậu nóng, nhân tố chủ yếu tác động đến chế độ nước sông là

A. chế độ mưa.

B. địa hình.

C. thực vật.

D. nước ngầm.

Đáp án: A

Câu 6: Giải pháp chủ yếu hiện nay nhằm bảo vệ nguồn nước ngọt không phải là

A. giữ sạch nguồn nước.

B. sử dụng nước tiết kiệm.

C. trồng rừng đầu nguồn.

D. xả hóa chất ra sông lớn.

Đáp án: D

Câu 7: Hồ nào sau đây không phải hồ tự nhiên?

A. Hồ To-ba.

B. Ngũ Hồ.

C. Hồ Tây.

D. Hồ Hòa Bình.

Đáp án: D

Câu 8: Mực nước ngầm thay đổi không phụ thuộc vào nhân tố nào sau đây?

A. Mức độ bốc hơi.

B. Lớp phủ thực vật.

C. Số lượng sinh vật.

D. Đặc điểm địa hình.

Đáp án: C

Câu 9: Ý nghĩa của hồ đầm nối với sông là

A. giảm lưu lượng nước sông.

B. điều hoà chế độ nước sông.

C. điều hoà dòng chảy sông.

D. làm giảm tốc độ dòng chảy.

Đáp án: B

Câu 10: Ở miền ôn đới lạnh, nhân tố chủ yếu tác động đến chế độ nước sông là

A. thực vật.

B. chế độ mưa.

C. địa hình.

D. băng tuyết.

Đáp án: D

Câu 11: Tổng lượng nước của sông chịu tác động chủ yếu của các nhân tố nào sau đây?

A. Nước ngầm, địa hình, các hồ đầm.

B. Nước ngầm, địa hình, thảm thực vật.

C. Lượng mưa, băng tuyết, nước ngầm.

D. Lượng mưa, băng tuyết, các hồ đầm.

Đáp án: C

Câu 12: Nguồn năng lượng chính cung cấp cho vòng tuần hoàn của nước trên Trái Đất là

A. năng lượng thuỷ triều.

B. năng lượng Mặt Trời.

C. năng lượng địa nhiệt.

D. năng lượng gió.

Đáp án: B

Câu 13: Phần lớn nước trên lục địa tập trung ở

A. trên đỉnh núi.

B. dưới lòng đất.

C. các dòng sông.

D. ao, hồ, đầm.

Đáp án: B

Câu 14: Băng tuyết khá phổ biến ở vùng

A. ôn đới, cận nhiệt và trên các vùng núi thấp.

B. hàn đới, ôn đới và trên các vùng núi thấp.

C. hàn đới, cận nhiệt và trên các vùng núi cao.

D. hàn đới, ôn đới và trên các vùng núi cao.

Đáp án: D

Câu 15: Sự thay đổi của lưu lượng nước sông có tính chu kì trong năm gọi là

A. chế độ nước.

B. lưu vực nước.

C. dòng chảy mặt.

D. nguồn cấp nước.

Đáp án: A

Câu 16: Sông ngòi ở khí hậu nào dưới đây có đặc điểm "sông có lũ vào mùa xuân" ?

A. Khí hậu ôn đới lục địa.

B. Khí hậu cận nhiệt lục địa.

C. Khí hậu nhiệt đới lục địa.

D. Khí hậu nhiệt đới lục địa.

Đáp án: A

Câu 17: Mực nước lũ của các sông ngòi ở miền Trung nước ta thường lên rất nhanh do nguyên nhân nào ?

A. Sông lớn, lòng sông rộng. Sông có nhiều phụ lưu cung cấp nước cho dòng sông chính.

B. Sông nhỏ, dốc, nhiều thác ghềnh.

C. Sông ngắn, dốc, lượng mưa lớn, tập trung trong thời gian ngắn.

D. Sông lớn, lượng mưa lớn kéo dài trong nhiều ngày.

Đáp án: C

Câu 18: Hoạt động kinh tế - xã hội có tác động rõ rệt nhất tới chế độ nước của sông Hồng là

A. Sản xuất nông nghiệp ở vùng cao Tây Bắc.

B. Xây dựng hệ thống thủy điện trên sông Đà.

C. Khai thác rừng ở vùng thượng lưu sông.

D. Khai thác cát ở lòng sông.

Đáp án: B

Câu 19: Sông Nin ( sông dài nhất thế giới ) nằm ở

A. Châu Âu.    

B. Châu Á.    

C. Châu Phi.    

D. Bắc Mĩ.

Đáp án: C

Câu 20: Sông A–ma–dôn ( sông có diện tích lưu vực lớn nhất thế giới ) nằm ở

A. Châu Âu.    

B. Châu Á.    

C. Châu Phi.   

D. Nam Mĩ.

Đáp án: D

Lý thuyết

I. KHÁI NIỆM THỦY QUYỂN

- Thủy quyển là lớp nước trên Trái Đất, bao gồm nước trong các biển và đại dương, nước trên lục địa, hơi nước trong khí quyển,...

- Thủy quyển phân bố không đồng đều, chủ yếu là nước mặn (97,5%), nước ngọt chỉ chiếm 2,5%, phân bố chủ yếu trên lục địa.

II. NƯỚC TRÊN LỤC ĐỊA

1. Các nhân tố ảnh hưởng tới chế độ nước sông

a. Nguồn cung cấp nước sông

- Hai nguồn cấp nước chính: nước mặt (băng tuyết, mưa) và nước ngầm.

- Nguồn cấp nước sông ảnh hưởng tới chế độ nước sông.

- Nước ngầm có vai trò quan trọng trong việc điều hòa chế độ nước sông.

b. Các nhân tố tự nhiên khác

- Địa hình: ở miền núi, độ dốc cao, sông ngòi chảy xiết hơn đồng bằng.

- Thực vật: có vai trò giữa nước, điều hòa dòng chảy, giảm lũ lụt, tạo thành nước ngầm,..

- Hồ, đầm: có vai trò điều hòa chế độ nước sông.

2. Hồ

- Hồ là những vùng trũng chứa nước trong lục địa, không thông trực tiếp với biển.

- Phân loại: Dựa trên nguồn gốc hình thành các hồ tự nhiên, được chia làm 2 loại chính

+ Hồ có nguồn gốc nội sinh: hồ kiến tạo, hồ núi lửa,...

+ Hồ có nguồn gốc ngoại sinh: hồ băng hà, hồ bồi tụ.

+ Ngoài ra, còn có các hồ nhân tạo được xây dựng để phục vụ thủy điện, sản xuất,...

3. Nước băng tuyết

- Nước băng tuyết hình thành ở đỉnh núi cao, vùng cực, do điều kiện khí hậu quanh năm lạnh giá nên nước tồn tại ở dạng rắn.

- Phân bố: toàn bộ châu Nam Cực, phần lớn phía bắc ở châu Mỹ và châu Á và các khu vực núi cao.

- Vai trò: điều hòa nhiệt độ, dự trữ nước ngọt,...

4. Nước ngầm

- Trong vỏ Trái Đất tồn tại một lượng nước khá lớn là nước ngầm.

- Mực nước ngầm thay đổi phụ thuộc vào nguồn cung cấp nuóc là hơi nước trong không khí, từ sông ngòi ngấm xuống, địa hình, đá, thực vật,...

  - Vai trò: cung cấp nước cho sinh hoạt và sản xuất, ổn định dòng chảy, chống sụt lún,...

III. BẢO VỆ NGUỒN NƯỚC NGỌT

- Phân phối lại nguồn nước ngọt trên Trái Đất.

- Sử dụng nguồn nước hợp lí.

- Hạn chế gây ô nhiễm nguồn nước, các quốc gia cần ban hành những chính sách, bộ luật để bảo vệ môi trường nước.

Xem thêm các bài giải Trắc nghiệm Địa lí lớp 10 Cánh diều hay, chi tiết khác:

Bài 8: Khí áp, gió và mưa

Bài 9: Đọc bản đồ: Các đới khí hậu trên Trái Đất. Phân tích biểu đồ một số kiểu khí hậu

Bài 11: Nước biển và đại dương

Bài 12: Đất và sinh quyển

Bài 14: Vỏ Địa lí. Quy luật thống nhất và hoàn chỉnh

Tài liệu có 5 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tài liệu cùng môn học

25 câu trắc nghiệm Địa lí 10 Cánh diều Bài 30 (có đáp án 2023): Phát triển bền vững và tăng trưởng xanh Phạm Thị Huyền Trang 25 câu trắc nghiệm Địa lí 10 Cánh diều Bài 30 (có đáp án 2023): Phát triển bền vững và tăng trưởng xanh đầy đủ các mức độ nhận biết, thông hiểu, vận dụng.
407 8 1
12 câu trắc nghiệm Địa lí 10 Cánh diều Bài 29 (có đáp án 2023): Môi trường và tài nguyên thiên nhiên Phạm Thị Huyền Trang 12 câu trắc nghiệm Địa lí 10 Cánh diều Bài 29 (có đáp án 2023): Môi trường và tài nguyên thiên nhiên đầy đủ các mức độ nhận biết, thông hiểu, vận dụng.
309 5 1
25 câu trắc nghiệm Địa lí 10 Cánh diều Bài 28 (có đáp án 2023): Thương mại, tài chính ngân hàng và du lịch Phạm Thị Huyền Trang 25 câu trắc nghiệm Địa lí 10 Cánh diều Bài 28 (có đáp án 2023): Thương mại, tài chính ngân hàng và du lịch đầy đủ các mức độ nhận biết, thông hiểu, vận dụng.
371 11 2
15 câu trắc nghiệm Địa lí 10 Cánh diều Bài 27 (có đáp án 2023): Địa lí giao thông vận tải và bưu chính viễn thông Phạm Thị Huyền Trang 15 câu trắc nghiệm Địa lí 10 Cánh diều Bài 27 (có đáp án 2023): Địa lí giao thông vận tải và bưu chính viễn thông đầy đủ các mức độ nhận biết, thông hiểu, vận dụng.
384 7 1
Tải xuống