57 câu trắc nghiệm Địa lí 10 Kết nối tri thức Bài 24 (có đáp án 2023): Địa lí ngành nông nghiệp

Toptailieu.vn xin giới thiệu 57 câu trắc nghiệm Địa lí 10 Kết nối tri thức Bài 24 (có đáp án 2023): Địa lí ngành nông nghiệp, hay nhất giúp học sinh lớp 10 ôn luyện kiến thức để đạt kết quả cao trong các bài thi môn Địa lí.

Mời các bạn đón xem:

57 câu trắc nghiệm Địa lí 10 Kết nối tri thức Bài 24 (có đáp án 2023): Địa lí ngành nông nghiệp

Bài tập

Câu 1: Vai trò nào sau đây không đúng với ngành sản xuất nông nghiệp:

A. Cung cấp lương thực, thực phẩm cho con người.

B. Đảm bảo nguồn nguyên liệu cho các ngành công nghiệp chế biến.

C. Tạo ra máy móc thiết bị cho sản xuất.

D. Mặt hàng xuất khẩu thu ngoại tệ.

Đáp án: C

Câu 2: Số lượng lao động hoạt động trong nông nghiệp trên thế giới hiện nay khoảng:

A. 30%

B. 40%

C. 50% 

D. 60%

Đáp án: B

Câu 3: Trong sản xuất nông nghiệp, quỹ đất, tính chất và độ phì của đất có ảnh hưởng lớn đến:

A. Năng suất cây trồng.

B. Quy mô và cơ cấu cây trồng.

C. Sự phân bố cây trồng.

D. Tất cả các ý trên.

Đáp án: D

Câu 4: Trong sản xuất nông nghiệp, đất trồng được coi là:

A. Tư liệu sản xuất chủ yếu.

B. Đối tượng lao động.

C. Công cụ lao động.

D. Cơ sở vật chất.

Đáp án: A

Câu 5: Đặc điểm nào sâu đây không đúng với ngành nông nghiệp:

A. Cây trồng, vật nuôi là đối tượng lao động.

B. Đất trồng là tư liệu sản xuất chủ yếu.

C. Sản xuất không phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên.

D. Sản xuất co tinh thời vụ.

Đáp án: C

Câu 6: Diện tích canh tác trên thế giới hiện nay chủ yếu dùng để:

A. Trồng cây lương thực.

B. Cây hoa mùa.

C. Cây công nghiệp.

D. Cây thực phẩm.

Đáp án: A

Câu 7: Các cây lương thực chính ở các nước châu Phi và Mĩ Latinh là:

A. Lúa mì, lúa gạo

B. Lúa mì và ngô

C. Ngô và kê 

D. Lúa gạo và ngô

Đáp án: C

Câu 8: Mục đích sử dụng lương thực ở các nước đang phát triển thường là:

A. Làm lương thực cho người

B. Hàng xuất khẩu

C. Nguyên liệu cho công nghiệp chế biến

D. Thức ăn chăn nuôi

Đáp án: A

Câu 9: Loại cây trồng thích hợp với điều kiện sinh thái của vùng thảo nguyên và ôn đới cận nhiệt là:

A. Lúa mì 

B. Lúa gạo

C. Ngô 

D. Kê và cao lương

Đáp án: A

Câu 10: Loại cây trông nào thích hợp với điều kiện sinh thái của vùng đồng cỏ và nửa hoang mạc là:

A. Lúa mì

B. Lúa gạo

C. Ngô

D. Kê và cao lương

Đáp án: D

Câu 11: Loại cây trồng thích hợp với điều kiện sinh thái của vung thảo nguyên nhiệt đới, nhiệt và ôn đới nóng là:

A. Lúa mì

B. Lúa gạo

C. Ngô 

D. Kê và cao lương

Đáp án: C

Câu 12: Đặc điểm sinh thái phù hợp với cây lúa gạo là:

A. Thảo nguyên ôn đới và cận nhiệt.

B. Nhiệt đới gió mùa và cận nhiệt.

C. Thảo nguyên nhiệt đới cận nhiệt và ôn đới nóng.

D. Đồng cỏ nửa hoang mạc.

Đáp án: B

Câu 13: Vùng trồng lúa gạo chủ yếu trên thế giới là:

A. Châu Á gió mùa.

B. Quần đảo Caribê.

C. Phía đông Nam Mĩ.

D. Tây phi gió mùa.

Đáp án: A

Câu 14: Quê hương của vùng lúa gạo được xác định là vùng:

A. Thái Lan vag Nam Á

B. Thái Lan

C. Trung Quốc và Đông Nam Á

D. Trung Quốc

Đáp án: D

Câu 15: Nước có sản lượng gạo lớn nhất thế giới (2005) là:

A. Hoa Kì

B. Thái Lan

C. Ấn Độ

D. Trung Quốc

Đáp án: D

Câu 16: Lượng xuất khẩu hằng năm chiếm tỉ trọng nhỏ trong tổng sản lượng lương thực là do:

A. Nhu cầu tiêu thụ không cao

B. Gía thành sản xuất chưa phù hợp

C. Các nước sản xuất lớn thường có dân số đông

D. Chất lượng sản phẩm chưa cao

Đáp án: C

Câu 17: Cây lương thực hiện nay đang nuôi sống hơn 50% dân số thế giới là:

A. Lúa mì 

B. Lúa gạo

C. Ngô

D. Lúa mạch và ngô

Đáp án: B

Câu 18: Quê hương cây lúa mì được xác đinh thuộc vùng:

A. Tây Âu

B. Trung Quốc và Caribê

C. Tây Á

D. Đông Âu

Đáp án: C

Câu 19: Loại đất được coi là thich hợp nhất đối với cây lúa mì là:

A. Đất phù sa 

B. Đất feralit

C. Đất cát khô

D. Đất đen

Đáp án: D

Câu 20: Ngũ cốc là tên gọi của 5 loại cây lương thực:

A. Lúa mì, lúa gạo, lúa mạch, kê, cao lương.

B. Lúa mì, lúa gạo, ngô, kê, cao lương.

C. Lúa mì, lúa gạo, ngô, lúa mạch, kê.

D. Lúa mì, lúa gạo, ngô, kê, cao lương.

Đáp án: C

Câu 21: Quốc gia có sản lượng chè lớn nhất thế giới:

A. Trung Quốc, Ấn Độ

B. Trung Quốc, Việt Nam

C. Ấn Độ, Việt Nam 

D. Trung Quốc, Xrilanca

Đáp án: A

Câu 22: Ưa nhiệt, ẩm, đất tươi xốp, nhất là đất bazan và đất đá vôi lầ cây:

A. Đậu tương

B. Cà phê

C. Cao su

D. Hồ tiêu

Đáp án: B

Câu 23: Quê hương của cà phê thuộc vùng:

A. Trung Phi

B. Trung Mĩ

C. Nam Mĩ

D. Đông Nam Á

Đáp án: A

Câu 24: Đặc điểm sinh thái phù hợp với cây cao su:

A. Cần nhiều đất tốt và phân bón.

B. Đòi hỏi nhiệt, ẩm cao, chống chịu tốt gió bão.

C. Ưa nhiệt, ẩm, không chịu được với gió bão.

D. Ưa nhiệt, ẩm, không chịu được với gió bão, đất tơi xốp, có độ pH cao.

Đáp án: C

Câu 25: Quê hương của cây cao su thuộc vùng:

A. Trung Mĩ

B. Nam Mĩ

C. Đông Nam Á 

D. Bắc Phi

Đáp án: B

Câu 26: Khu vực có sản lượng cao su lớn nhất thế giới hiện nay là:

A. Trung Mĩ

B. Nam Mĩ

C. Đông Nam Á

D. Bắc Phi

Đáp án: C

Câu 27: Sự phát triển và phân bố chăn nuôi phụ thuộc chặt chẽ vào:

A. Cơ sở thức ăn.

B. Con giống.

C. Hình thức chăn nuôi.

D. Thị trường tiêu thụ sản phẩm.

Đáp án: A

Câu 28: Loại động vật nuoi của các khu vực đông dân cư là:

A. Lợn, bò 

B. Dê, cừu

C. Gia cầm, lợn

D. Bò, gia cầm

Đáp án: C

Câu 29: Vai trò nào sau đây không đúng với ngành chăn nuôi:

A. Cung cấp nguồn lương thực bổ dưỡng cho con người.

B. Đảm bảo nâng cao dinh dưỡng trong bữa ăn hằng ngày.

C. Nguyên liệu cho công nghiệp chế biến.

D. Mặt hàng xuất khẩu có giá trị.

Đáp án: A

Câu 30: Hình thức chăn nuôi phù hợp với nguồn thức ăn được chế biến bằng phương pháp công nghiệp là:

A. Chăn thả

B. Bán chuồng trại

C. Chuồng trại

D. Công nghiệp

Đáp án: D

Câu 31: Cơ sở thức ăn cho chăn nuôi từu trồng trọt là:

A. Đồng cỏ tự nhiên.

B. Cây thức ăn cho gia súc.

C. Hoa mùa, cây lương thực.

D. Tất cả các ý trên.

Đáp án: D

Câu 32: Cây lúa gạo chủ yếu phân bố ở

A. Vùng nhiệt đới gió mùa, cận nhiệt gió mùa.

B. Vùng thảo nguyên ôn đới, cận nhiệt.

C. Vùng nhiệt đới, cận nhiệt, ôn đới nóng.

D. Vùng đồng cỏ, nửa hoang mạc nhiệt đới.

Đáp án: A

Câu 33: Thực phẩm thủy sản khác với thực phẩm từ chăn nuôi là

A. Giàu chất đạm, dễ tiêu hóa.

B. Dễ tiêu hóa, không gây béo phì, có nhiều nguyên tố vi lượng dễ hấp thụ.

C. Giàu chất béo, không gây béo phì.

D. Giàu chất đạm và chất béo hơn.

Đáp án: B

Câu 34: Số lượng các vùng nông nghiệp hiện nay ở nước ta là:

A. 2

B. 4

C. 6 

D. 7

Đáp án: D

Câu 35: Biểu hiện của nền nông nghiệp sản xuất hàng hóa là

A. Sử dụng nhiều công cụ thủ công và sức người.

B. Chủ yếu tạo ta sản phẩm để tiêu dùng tại chỗ.

C. Hình thành và phát triển các vùng chuyên môn hóa.

D. Sản xuất theo lới quảng canh để không ngừng tăng sản xuất.

Đáp án: C

Câu 36: Tai biến thiên nhiên và điều kiện thời tiết khắc ngiệt sẽ làm

A. Tài nguyên thiên nhiên bị suy giảm.

B. Trồng trọt, chăn nuôi chỉ có thể phát triển ở một số đối tượng.

C. Tinh mùa vụ trong sản xuất nông nghiệp ngày càng rõ rệt.

D. Tăng tinh bấp bênh và không ổn định của sản xuất nông nghiệp.

Đáp án: D

Câu 37: Ở nước ta, các nông trường quốc doanh được thành lập chủ yếu ở:

A. Vùng dân cư thưa thớt.

B. Gần các trung tâm công nghiệp chế biến.

C. Vùng đông dân, thị trường tiêu thụ lớn.

D. Vùng trung du, cao nguyên, các vùng đất mới khai khẩn.

Đáp án: D

Câu 38: Chất lượng của đất ảnh hưởng tới

A. Năng suất cây trồng.

B. Sự phân bố cây trồng.

C. Quy mô srn xuất nông nghiệp.

D. Tất cả các yếu tố trên.

Đáp án: A

Câu 39: Mục đích chủ yếu của trang trại là sản xuất hàng hóa với cách thức tổ chức và quản lí sản xuất tiến bộ dựa trên

A. Tập quán canh tác cổ truyền.

B. Chuyên môn hóa và thâm canh.

C. Công cụ thủ công và sức người.

D. Nhu cầu tiêu thụ sản phẩm tại chỗ.

Đáp án: B

Câu 40: Trong giai đoạn hiện nay, các hợp tác xã hoạt động phù hợp có hiệu quả thường là:

A. Hợp tác xã tín dụng.

B. Hợp tác xã chế biến và tiêu thụ nông sản.

C. Hợp tác xã dịch vụ, kĩ thuật.

D. Tất cả các ý trên.

Đáp án: D

Câu 41: Qũy đất nhiều hay ít ảnh hưởng tới

A. Năng suất cây trồng.

B. Sự phân bố cây trồng.

C. Quy mô sản xuất nông nghiệp.

D. Tất cả yếu tố trên.

Đáp án: C

Câu 42: Ý nào dưới đây thể hiện vai trò đặc biệt quan trọng của sản xuất cây lương thực ?

A. Tạo ra nguồn hàng xuất khẩu có giá trị cao.

B. Nguồn chủ yếu cung cấp tinh bột, chất dinh dưỡng cho người và vật nuôi.

C. Cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp sản xuất thực phẩm.

D. Cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp sản xuất thực phẩm.

Đáp án: B

Câu 43: Ý nào sau đây thể hiện đặc điểm sinh thái của cây lúa mì

A. Khí hậu nóng, khô, đất nghèo dinh dưỡng.

B. Khí hậu nóng, ẩm, chân ruộng ngập nước, đất phù sa.

C. Khí hậu ấm, khô, đất đai màu mỡ.

D. Khí hậu lạnh, khô, đất thoát nước.

Đáp án: C

Câu 44: Cây lúa mì chủ yếu phân bố ở

A. Vùng nhiệt đới, dặc biệt là châu Á gió mùa.

B. Vùng ôn đới và cận nhiệt.

C. Vùng bán hoang mạc nhiệt đới.

D. Rải từ miền nhiệt đới đến ôn đới.

Đáp án: B

Câu 45: Cây lúa gạo thích hợp với điều kiện sinh thai nào sau đây ?

A. Khí hậu ẩm, khô, đất màu mỡ.

B. Khí hậu nóng, đất ẩm.

C. Khí hậu khô, đất thoát nước.

D. Khí hậu nóng, ẩm, chân ruộng ngập nước, đất phù sa.

Đáp án: D

Câu 46: Ý nào sau đây không phải là vai trò của rừng ?

A. Điều hòa lượng nước trên mặt đất.

B. Là lá phổi xanh của trái đất.

C. Cung cấp lâm sản, dược liệu quý.

D. Làm cho trái đất nóng lên do cung cấp lượng CO2 lớn.

Đáp án: D

Câu 47: Hình thức tổ chức lãnh thổ nông nghiệp cao nhất là

A. Trang trại. 

B. Hợp tác xã.

C. Hộ gia đình.

D. Vùng nông nghiệp.

Đáp án: D

Câu 48: Ý nghĩa của việc phân chia các vùng nông nghiệp là

A. Đảm bảo lương thực, thực phẩm cho mỗi gia đình.

B. Tự cung, tự cấp các sản phẩm nông nghiệp trong vùng.

C. Phân bố cây trồng, vật nuôi phù hợp với các điều kiện sinh thái nông nghiệp, điều kiện kinh tế - xã hội của từng vùng.

D. Loại bỏ được tinh bấp bênh, không ổn định trong sản xuất nông nghiệp.

Đáp án: C

Câu 49: Ngoài các đồng cỏ tự nhiên, phần lớn thức ăn của nghành chăn nuôi hiện nay là do

A. Nghành trồng trọt cung cấp.

B. Nghành thủy sản cung cấp.

C. Công nghiệp chế biến cung cấp.

D. Nghành lâm nghiệp cung cấp.

Đáp án: A

Câu 50: Nghành nuôi trồng thủy sản đang phát triển với tốc độ nhanh hơn nghành khai thác là do

A. Đáp ứng tốt hơn nhu cầu của con người và chủ động nguyên liệu cho các nhà máy chế biến.

B. Nguồn lợi thủy sản tự nhiên đã cạn kiệt.

C. Thiên tai ngày càng nhiều nên không thể đánh bắt được .

D. Không phải đầu tư ban đầu.

Đáp án: A

Câu 51: Sản lượng lương thực của Trung Quốc cao nhất thế giới, nguyên nhân chủ yếu là do

A. Số dân đông nhất thế giới.

B. Quỹ đất nông nghiệp lớn nhất thé giới.

C. Năng suất trồng cây lương thực cao nhất thế giới.

D. Các thành tựu trong cải cách nông nghiệp.

Đáp án: D

Câu 52: Tài nguyên rừng của thế giới bị suy giảm nghiêm trọng, chủ yếu là do

A. Chiến tranh.

B. Tai biến thiên nhiên.

C. Con người khai thác quá mức.

D. Thiếu sự chăm sóc và bảo vệ.

Đáp án: C

Câu 53: Trâu và bò đều có đặc điểm phân bố gắn với các đồng cỏ tươi tốt, nhưng trâu lại khác với bò là

A. Phân bố ở những nước có khí hậu nhiệt đới khô hạn.

B. Phân bố ở những nước có khí hậu nhiệt đới ẩm.

C. Phân bố ở những nước có điều kiện tự nhiên khắc nhiệt.

D. Phân bố ở những nước có khí hậu lạnh giá.

Đáp án: B

Câu 54: Bình quân lương thực theo đầu người của Ấn Độ còn thấp, nguyên nhân chủ yếu là do

A. Sản lượng lương thực thấp.

B. Số dân quá đông.

C. Ít sử dụng lương thực.

D. Không có nhiều quỹ đất để sản xuất lương thực.

Đáp án: B

Câu 55: Nghành nuôi trồng thủy sản đang phát triển theo hướng

A. Nuôi quảng canh để đỡ chi phí thức ăn.

B. Nuôi thâm canh để đỡ chi phí ban đầu.

C. Nuôi những loại quay vòng nhanh để đáp ứng nhu cầu thị trường.

D. Nuôi đặc sản và thực phẩm cao cấp có giá trị kinh tế cao.

Đáp án: D

Câu 56: Phân bố gia cầm khá với phân bố của chăn nuôi châu, bò, dê, cừu là

A. Gắn với các vùng sản xuất lương thực thâm canh.

B. Gắn với các vùng trồng rau quả.

C. Gắn với các vùng nuôi trồng thủy sản.

D. Gắn với các đô thị - nơi có thị trường tiêu thụ.

Đáp án: A

Câu 57: Loài gia súc được nuôi ở các vùng khô hạn , điều kiện tự nhiên khắc nghiệt là

A. Trâu. 

B. Bò.   

C. Lợn.

D. Dê.

Đáp án: D

Lý thuyết

1. Ngành trồng trọt

a) Vai trò

- Tạo việc làm, giúp ổn định cuộc sống cho một bộ phận lớn cư dân nông thôn.

- Cung cấp lương thực, thực phẩm cho con người, nguyên liệu cho các ngành CNCB.

- Là cơ sở để phát triển chăn nuôi và mặt hàng xuất khẩu có giá trị.

- Góp phần đảm bảo an ninh lương thực và ổn định xã hội và bảo vệ môi trường.

b) Đặc điểm

- Sự phát triển và phân bố ngành trồng trọt phụ thuộc chặt chẽ vào điều kiện tự nhiên và có tính mùa vụ.

- Cây trồng được chia thành các nhóm: cây lương thực, cây thực phẩm, cây công nghiệp, cây ăn quả,...

- Việc bảo quản sản phẩm của ngành trồng trọt đòi hỏi nhiều về đầu tư và công nghệ.

- Ngành trồng trọt ngày càng gắn chặt với sự tiến bộ của khoa học - công nghệ.

c) Sự phân bố của một số cây trồng chính

- Các cây lương thực chính

Các cây lương thực chính được con người sản xuất là lúa gạo, lúa mì và ngô.

57 câu trắc nghiệm Địa lí 10 Kết nối tri thức Bài 24 (có đáp án 2023): Địa lí ngành nông nghiệp (ảnh 1)

57 câu trắc nghiệm Địa lí 10 Kết nối tri thức Bài 24 (có đáp án 2023): Địa lí ngành nông nghiệp (ảnh 2)

- Một số cây công nghiệp chính

+ Cây công nghiệp rất đa dạng.

+ Dựa vào công dụng, cây công nghiệp được chia thành các nhóm: cây lấy đường, cây lấy sợi, cây lấy dầu, cây cho chất kích thích, cây lấy nhựa,...

57 câu trắc nghiệm Địa lí 10 Kết nối tri thức Bài 24 (có đáp án 2023): Địa lí ngành nông nghiệp (ảnh 3)

57 câu trắc nghiệm Địa lí 10 Kết nối tri thức Bài 24 (có đáp án 2023): Địa lí ngành nông nghiệp (ảnh 4)

57 câu trắc nghiệm Địa lí 10 Kết nối tri thức Bài 24 (có đáp án 2023): Địa lí ngành nông nghiệp (ảnh 5)

2. Ngành chăn nuôi

a) Vai trò

- Chăn nuôi cung cấp thực phẩm dinh dưỡng cao cho con người.

- Sản phẩm ngành chăn nuôi là nguyên liệu cho công nghiệp chế biến, công nghiệp sản xuất tiêu dùng.

- Ngành chăn nuôi phát triển sẽ thúc đẩy ngành trồng trọt phát triển.

- Tạo ra các mặt hàng xuất khẩu có giá trị, tăng GDP của đất nước.

- Là một mắt xích quan trọng trong sản xuất nông nghiệp bền vững.

b) Đặc điểm

- Sự phát triển và phân bố ngành chăn nuôi phụ thuộc chặt chẽ vào cơ sở thức ăn.

- Đối tượng của ngành chăn nuôi là các vật nuôi, tuân theo các quy luật sinh học.

- Chăn nuôi có thể phát triển tập trung hay di động, phân tán theo quy mô nhỏ hoặc quy mô lớn.

- Chăn nuôi là ngành sản xuất cho nhiều sản phẩm cùng lúc. Tuỳ theo mục đích sản xuất mà quyết định sản phẩm chính, sản phẩm phụ và lựa chọn phương hướng đầu tư.

- Ngành chăn nuôi hiện đại áp dụng các công nghệ tiên tiến, kĩ thuật gen, liên kết chặt chẽ với công nghiệp chế biến.

c) Sự phân bố một số vật nuôi chính

57 câu trắc nghiệm Địa lí 10 Kết nối tri thức Bài 24 (có đáp án 2023): Địa lí ngành nông nghiệp (ảnh 6)

Sự phân bố một số vật nuôi chính

- Lợn, gà: phân bố chủ yếu ở vùng đồng bằng, ven biển và khu vực đông dân như Đông Á, Đông Nam Á, châu Âu, Hoa Kỳ,…

- Bò: phân bố chủ yếu ở một số nước/vùng lãnh thổ như Bắc Mĩ, Nam Mĩ, Ô-xtrây-li-a, Nam Phi,…

- Trâu: phân bố chủ yếu ở các nước châu Á như Đông Á, Nam Á, Đông Nam Á,…

- Dê, cừu: phân bố chủ yếu ở những vùng có khí hậu khô hạn như Tây Á, Tây Nam Á, Tây Phi, Trung Phi, Mông Cổ,…

Xem thêm các bài giải Trắc nghiệm Địa lí lớp 10 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Bài 22: Cơ cấu kinh tế tổng sản phẩm trong nước và tổng thu nhập quốc gia

Bài 23: Vai trò, đặc điểm, các nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển và phân bố nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản

Bài 25: Địa lí ngành lâm nghiệp và ngành thủy sản

Bài 26: Tổ chức lãnh thổ nông nghiệp, một số vấn đề phát triển nông nghiệp hiện đại trên thế giới và định hướng phát triển nông nghiệp trong tương lai

Bài 27: Thực hành: Vẽ và nhận xét biểu đồ về sản lượng lương thực của thế giới

Tài liệu có 14 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tài liệu cùng môn học

25 câu trắc nghiệm Địa lí 10 Cánh diều Bài 30 (có đáp án 2023): Phát triển bền vững và tăng trưởng xanh Phạm Thị Huyền Trang 25 câu trắc nghiệm Địa lí 10 Cánh diều Bài 30 (có đáp án 2023): Phát triển bền vững và tăng trưởng xanh đầy đủ các mức độ nhận biết, thông hiểu, vận dụng.
566 8 1
12 câu trắc nghiệm Địa lí 10 Cánh diều Bài 29 (có đáp án 2023): Môi trường và tài nguyên thiên nhiên Phạm Thị Huyền Trang 12 câu trắc nghiệm Địa lí 10 Cánh diều Bài 29 (có đáp án 2023): Môi trường và tài nguyên thiên nhiên đầy đủ các mức độ nhận biết, thông hiểu, vận dụng.
488 5 1
25 câu trắc nghiệm Địa lí 10 Cánh diều Bài 28 (có đáp án 2023): Thương mại, tài chính ngân hàng và du lịch Phạm Thị Huyền Trang 25 câu trắc nghiệm Địa lí 10 Cánh diều Bài 28 (có đáp án 2023): Thương mại, tài chính ngân hàng và du lịch đầy đủ các mức độ nhận biết, thông hiểu, vận dụng.
512 11 2
15 câu trắc nghiệm Địa lí 10 Cánh diều Bài 27 (có đáp án 2023): Địa lí giao thông vận tải và bưu chính viễn thông Phạm Thị Huyền Trang 15 câu trắc nghiệm Địa lí 10 Cánh diều Bài 27 (có đáp án 2023): Địa lí giao thông vận tải và bưu chính viễn thông đầy đủ các mức độ nhận biết, thông hiểu, vận dụng.
547 7 1
Tải xuống