10 câu trắc nghiệm Địa lí 10 Kết nối tri thức Bài 27 (có đáp án 2023): Thực hành: Vẽ và nhận xét biểu đồ về sản lượng lương thực của thế giới

Toptailieu.vn xin giới thiệu 10 câu trắc nghiệm Địa lí 10 Kết nối tri thức Bài 27 (có đáp án 2023): Thực hành: Vẽ và nhận xét biểu đồ về sản lượng lương thực của thế giới, hay nhất giúp học sinh lớp 10 ôn luyện kiến thức để đạt kết quả cao trong các bài thi môn Địa lí.

Mời các bạn đón xem:

10 câu trắc nghiệm Địa lí 10 Kết nối tri thức Bài 27 (có đáp án 2023): Thực hành: Vẽ và nhận xét biểu đồ về sản lượng lương thực của thế giới

Bài tập

Cho bảng số liệu

SẢN LƯỢNG LƯƠNG THỰC VÀ SỐ DÂN CỦA MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI NĂM 2014

Nước

Sản lượng lương thực (triệu tấn )

Số dân (triệu người )

Trung Quốc

557,4

1364,3

Hoa Kì

442,9

318,9

Ấn Độ

294,0

1295,3

Pháp

56,2

66,5

In-đô-nê-xi - a

89,9

254,5

Việt Nam

50,2

90,7

Thế giới

2817,3

7625,8

Câu 1: Để thể hiện sản lượng lương thực và số dân của một số nước trên thế giới năm 2014, biểu đồ thích hợp nhất là

A. Biểu đồ cột.

B. Biểu đồ tròn.

C. Biểu đồ miền.

D. Biểu đồ đường.

Đáp án: A

Giải thích: Dựa vào bảng số liệu và yêu cầu đề bài → Biểu đồ cột là biểu đồ thích hợp nhất để thể hiện sản lượng lương thực và số dân của một số nước trên thế giới năm 2014.

Câu 2: Để thể hiện cơ cấu sản lượng thực và cơ cấu số dân của thế giới phân theo nước năm 2014, biểu đồ thích hợp nhất là

A. Biểu đồ cột.

B. Biểu đồ tròn.

C. Biểu đồ miền.

D. Biểu đồ kết hợp (cột, đường).

Đáp án: B

Giải thích: Dựa vào bảng số liệu và yêu cầu đề bài (cơ cấu) → Biểu đồ tròn là biểu đồ thích hợp nhất để thể hiện cơ cấu sản lượng thực và cơ cấu số dân của thế giới phân theo nước năm 2014.

Câu 3: Để thể hiện bình quân lương thực theo đầu người của một số nước trên thế giới năm 2014, biểu đồ thích hợp nhất là

A. Biểu đồ cột.

B. Biểu đồ tròn.

C. Biểu đồ miền.

D. Biểu đồ kết hợp ( cột, đường ).

Đáp án: A

Giải thích: Dựa vào bảng số liệu và yêu cầu đề bài → Biểu đồ cột là biểu đồ thích hợp nhất để thể hiện bình quân lương thực theo đầu người của một số nước trên thế giới năm 2014.

Câu 4: Bình quân lương thực theo đầu người của thế giới năm 2014 là

A. 408,6 kg/người.

B. 227,0 kg/người.

C. 553,5 kg/người.

D. 369,4 kg/người.

Đáp án: D

Giải thích: Bình quân lương thực = sản lượng / số dân x 1000. Vậy, bình quân lương thực theo đầu người của thế giới năm 2014 là 2817,3 / 7625,8 x 1000 = 369,4 kg/người.

Câu 5: Các nước có bình quân lương thực theo đầu người năm 2014 thấp hơn mức bình quân chung của thế giới là

A. Trung Quốc và Ấn Độ.

B. Ấn Độ và In-đô-nê-xi-a.

C. Hoa Kì và Pháp.

D. Việt Nam và In-đô-nê-xi-a.

Đáp án: B

Giải thích:

Dựa vào công thức: Bình quân lương thực = sản lượng / số dân x 1000.

Ta có: Bình quân đầu người của các nước Trung Quốc, Hoa Kì, Ấn Độ, Pháp, In-đô-nê-xi-a, Việt Nam và thế giới lần lượt là: 408,6; 1388,8; 227; 845,1; 353,2; 553,5 và 369,4. Như vậy, Ấn Độ và In-đô-nê-xi-a là các quốc gia có bình quân lương thực đầu người thấp hơn mức trung bình của thế giới.

Câu 6: Các nước có bình quân lương thực theo đầu người năm 2014 cao hơn mức bình quân chung của thế giới là

A. Trung Quốc, Ấn Độ, Hoa Kì, Pháp.

B. Hoa Kì, Pháp, Việt Nam, In-đô-nê-xi-a.

C. Trung Quốc, Hoa Kì, Pháp, Việt Nam.

D. Trung Quốc, Hoa Kì, Việt Nam, In-đô-nê-xi-a.

Đáp án: C

Giải thích:

Dựa vào công thức: Bình quân lương thực = sản lượng / số dân x 1000.

Ta có: Bình quân đầu người của các nước Trung Quốc, Hoa Kì, Ấn Độ, Pháp, In-đô-nê-xi-a, Việt Nam và thế giới lần lượt là: 408,6; 1388,8; 227; 845,1; 353,2; 553,5 và 369,4. Như vậy, Trung Quốc, Hoa Kì, Pháp, Việt Nam là các quốc gia có bình quân lương thực đầu người cao hơn mức trung bình của thế giới.

Câu 7: Sản lượng lương thực của Trung Quốc cao nhất thế giới, nguyên nhân chủ yếu là do

A. Số dân đông nhất thế giới.

B. Quỹ đất nông nghiệp lớn nhất thế giới.

C. Năng suất trồng cây lương thực cao nhất thế giới.

D. Các thành tựu trong cải cách nông nghiệp.

Đáp án: D

Giải thích: Do những thành công trong cải cách nông nghiệp nên ngành nông nghiệp của Trung Quốc có những phát triển vượt bậc, đặc biệt là ngành lúa nước với nhiều giống mới cho năng suất cao, sử dụng phân bón và sửa các công trình thủy lợi,… nên Trung Quốc dần trở thành một trong các cường quốc về lúa gạo trên thế giới.

Câu 8: Bình quân lương thực theo đầu người của Ấn Độ còn thấp, nguyên nhân chủ yếu là do

A. Sản lượng lương thực thấp.

B. Số dân quá đông.

C. Ít sử dụng lương thực.

D. Không có nhiều quỹ đất để sản xuất lương thực.

Đáp án: B

Giải thích: Ấn Độ là một trong những cái nôi của nền văn minh lúa nước trên thế giới. Đồng thời, Ấn Độ rất thành công trong cuộc cách mạng xanh trong nông nghiệp nên dần vươn lên thành một cường quốc lúa gạo nhưng do dân số đông (trên 1 tỉ người) nên bình quân lương thực của Ấn Độ vẫn còn thấp.

Câu 9: Tỉ trọng sản lượng lương thực và số dân của nước ta so với thế giới năm 2014 lần lượt là

A. 1,8% và 2,1%.

B. 8,1% và 2,1%.

C. 1,8% và 1,2%.

D. 8,1% và 1,2%.

Đáp án: C

Giải thích: Tỉ trọng sản lượng lương thực và số dân của nước ta so với thế giới năm 2014 lần lượt là 8,1% và 2,1%. Nước ta là một trong những nước có sản lượng lương thực luôn đứng vào top đầu của thế giới và xuất khẩu lúa gạo đứng top 5 của thế giới.

Câu 10: Nhận xét nào đúng từ bảng số liệu trên ?

A. Các nước phát triển có bình quân lương thực theo đầu người cao.

B. Các nước đang phát triển có bình quân lương thực theo đầu người thấp hơn mức bình quân của thế giới.

C. Việt Nam có mức bình quân lương thực theo đầu người tương đương với Hoa Kì.

D. Nước có số dân đông thì bình quân lương thực theo đầu người thấp hơn mức chung của toàn thế giới.

Đáp án: A

Giải thích:

Qua bảng số liệu, rút ra nhận xét:

- Các nước phát triển như Hoa Kì, Pháp luôn có bình quân lương thực đầu người cao hơn mức trung bình của thế giới.

- Các nước đang phát triển như Ấn Độ, In-đô-nê-xi-a có bình quân lương thực đầu người thấp hơn mức trung bình của thế giới, còn Trung Quốc và Việt Nam là các quốc gia có bình quân lương thực đầu người cao hơn mức trung bình của thế giới.

Xem thêm các bài giải Trắc nghiệm Địa lí lớp 10 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Bài 25: Địa lí ngành lâm nghiệp và ngành thủy sản

Bài 26: Tổ chức lãnh thổ nông nghiệp, một số vấn đề phát triển nông nghiệp hiện đại trên thế giới và định hướng phát triển nông nghiệp trong tương lai

Bài 28: Vai trò, đặc điểm, cơ cấu ngành công nghiệp, các nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển và phân bố công nghiệp

Bài 29: Địa lí một số ngành công nghiệp

Bài 30: Tổ chức lãnh thổ công nghiệp

Tài liệu có 4 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tài liệu cùng môn học

25 câu trắc nghiệm Địa lí 10 Cánh diều Bài 30 (có đáp án 2023): Phát triển bền vững và tăng trưởng xanh Phạm Thị Huyền Trang 25 câu trắc nghiệm Địa lí 10 Cánh diều Bài 30 (có đáp án 2023): Phát triển bền vững và tăng trưởng xanh đầy đủ các mức độ nhận biết, thông hiểu, vận dụng.
568 8 1
12 câu trắc nghiệm Địa lí 10 Cánh diều Bài 29 (có đáp án 2023): Môi trường và tài nguyên thiên nhiên Phạm Thị Huyền Trang 12 câu trắc nghiệm Địa lí 10 Cánh diều Bài 29 (có đáp án 2023): Môi trường và tài nguyên thiên nhiên đầy đủ các mức độ nhận biết, thông hiểu, vận dụng.
488 5 1
25 câu trắc nghiệm Địa lí 10 Cánh diều Bài 28 (có đáp án 2023): Thương mại, tài chính ngân hàng và du lịch Phạm Thị Huyền Trang 25 câu trắc nghiệm Địa lí 10 Cánh diều Bài 28 (có đáp án 2023): Thương mại, tài chính ngân hàng và du lịch đầy đủ các mức độ nhận biết, thông hiểu, vận dụng.
512 11 2
15 câu trắc nghiệm Địa lí 10 Cánh diều Bài 27 (có đáp án 2023): Địa lí giao thông vận tải và bưu chính viễn thông Phạm Thị Huyền Trang 15 câu trắc nghiệm Địa lí 10 Cánh diều Bài 27 (có đáp án 2023): Địa lí giao thông vận tải và bưu chính viễn thông đầy đủ các mức độ nhận biết, thông hiểu, vận dụng.
547 7 1
Tải xuống