Toptailieu.vn xin giới thiệu 15 câu trắc nghiệm Địa lí 10 Kết nối tri thức Bài 23 (có đáp án 2023): Vai trò, đặc điểm, các nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển và phân bố nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản, hay nhất giúp học sinh lớp 10 ôn luyện kiến thức để đạt kết quả cao trong các bài thi môn Địa lí.
Mời các bạn đón xem:
15 câu trắc nghiệm Địa lí 10 Kết nối tri thức Bài 23 (có đáp án 2023): Vai trò, đặc điểm, các nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển và phân bố nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản
Bài tập
Câu 1. Vai trò quan trọng nhất của nông nghiệp mà không ngành nào có thể thay thế được là
A. sản xuất ra những mặt hàng xuất khẩu chủ lực để tăng nguồn thu ngoại tệ lớn.
B. cung cấp nguyên liệu cho các ngành công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng.
C. tạo ra nhiều việc làm cho người lao động, thu hút đầu tư, bảo vệ môi trường.
D. cung cấp lương thực, thực phẩm đảm bảo sự tồn tại, phát triển của loài người.
Đáp án: D
Vai trò quan trọng nhất của nông nghiệp mà không ngành nào có thể thay thế được là cung cấp lương thực, thực phẩm đảm bảo sự tồn tại và phát triển của xã hội loài người.
Câu 2. Vai trò nào sau đây không đúng với ngành sản xuất nông nghiệp?
A. Nguyên liệu cho các ngành công nghiệp.
B. Cung cấp lương thực cho con người.
C. Tạo ra máy móc thiết bị cho sản xuất.
D. Mặt hàng xuất khẩu thu ngoại tệ lớn.
Đáp án: C
Vai trò của ngành sản xuất nông nghiệp là cung cấp lương thực, thực phẩm cho con người, đảm bảo nguồn nguyên liệu cho các ngành công nghiệp chế biến và là một mặt hàng xuất khẩu thu ngoại tệ.
Câu 3. Xác định cơ cấu cây trồng, thời vụ, khả năng xen canh và năng suất cây trồng phụ thuộc vào yếu tố chủ yếu nào dưới đây?
A. Khí hậu.
B. Nguồn nước.
C. Đất đai.
D. Sinh vật.
Đáp án: A
Xác định cơ cấu cây trồng, thời vụ, khả năng xen canh và năng suất cây trồng phụ thuộc vào yếu tố chủ yếu khí hậu.
Câu 4. Điểm khác nhau cơ bản dễ nhận thấy nhất về chăn nuôi giữa các nước phát triển và đang phát triển là
A. điều kiện chăn nuôi.
B. tỉ trọng trong cơ cấu.
C. cơ cấu ngành chăn nuôi.
D. phương pháp chăn nuôi.
Đáp án: B
Điểm khác nhau cơ bản dễ nhận thấy nhất về chăn nuôi giữa các nước phát triển và đang phát triển là tỉ trọng trong cơ cấu giá trị sản lượng nông nghiệp (các nước phát triển có tỉ trọng trong cơ cấu giá trị sản lượng nông nghiệp rất thấp trong khi các nước đang phát triển có tỉ trọng trong cơ cấu giá trị sản lượng nông nghiệp lại rất cao).
Câu 5. Trong sản xuất nông nghiệp, quỹ đất, tính chất và độ phì của đất có không ảnh hưởng đến
A. năng suất cây trồng.
B. quy mô và cơ cấu cây trồng.
C. sinh trưởng của cây trồng.
D. sự phân bố cây trồng.
Đáp án: C
Trong sản xuất nông nghiệp, quỹ đất, tính chất và độ phì của đất có ảnh hưởng lớn đến năng suất cây trồng, sự phân bố cây trồng, quy mô và cơ cấu cây trồng.
Câu 6. Đặc điểm quan trọng nhất để phân biệt nông nghiệp với công nghiệp là
A. ứng dụng thành tựu của khoa học công nghệ vào sản xuất.
B. đất trồng là tư liệu sản xuất chủ yếu và không thể thay thế.
C. sản xuất nông nghiệp phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên.
D. sản xuất có tính mùa vụ, có sự phân bố tương đối rộng.
Đáp án: B
Đặc điểm quan trọng nhất để phân biệt nông nghiệp với công nghiệp là đất trồng là tư liệu sản xuất chủ yếu và không thể thay thế.
Câu 7. Sản xuất nông nghiệp có tính bấp bênh và không ổn định chủ yếu do
A. chịu ảnh hưởng của nguồn nước, đất đai.
B. tính bất bênh không ổn định của khí hậu.
C. chịu tác động trực tiếp của con người.
D. sản xuất phụ thuộc nhiều vào thị trường.
Đáp án: B
Sản xuất nông nghiệp phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên (đất, khí hậu, địa hình,…). Do vậy các thiên tai (bão, hạn hán, lũ lụt…) và hiện tượng thời tiết khắc nghiệt (giá rét, sương muối, băng tuyết) sẽ có tác động trực tiếp đến hoạt động sản xuất nông nghiệp. Các thiên tai tự nhiên, hiện tượng thời tiết lại thất thường nên đã làm cho sản xuất nông nghiệp có tính bấp bênh và không ổn định.
Câu 8. Đặc điểm nào sâu đây không đúng với ngành nông nghiệp?
A. Sản xuất có tính thời vụ, phân bố rộng.
B. Cây trồng, vật nuôi là đối tượng lao động.
C. Đất trồng là tư liệu sản xuất chủ yếu.
D. Sản xuất không phụ thuộc vào tự nhiên.
Đáp án: D
Đặc điểm của ngành nông nghiệp là: Cây trồng, vật nuôi là đối tượng lao động; Đất trồng là tư liệu sản xuất chủ yếu; Sản xuất nông nghiệp phụ thuộc chặt chẽ vào điều kiện tự nhiên và Sản xuất có tính thời vụ.
Câu 9. Biểu hiện của nền nông nghiệp sản xuất hàng hóa là
A. hình thành và phát triển các vùng chuyên môn hóa.
B. sản xuất theo hướng quảng canh để tăng sản xuất.
C. sử dụng nhiều công cụ thủ công và sức người.
D. chủ yếu tạo ta sản phẩm để tiêu dùng tại chỗ.
Đáp án: A
Biểu hiện của nền nông nghiệp sản xuất hàng hóa là hình thành và phát triển các vùng chuyên môn hóa.
Câu 10. Đối tượng của sản xuất nông nghiệp là
A. nguồn nước và sinh vật.
B. máy móc và phân bón.
C. đất trồng và khí hậu.
D. cây trồng và vật nuôi.
Đáp án: D
Đối tượng của sản xuất nông nghiệp là các cây trồng và vật nuôi.
Câu 11. Nông nghiệp có vai trò nào sau đây?
A. Cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến.
B. Tạo điều kiện khai thác các nguồn tài nguyên khác.
C. Tạo ra máy móc thiết bị cho các ngành sản xuất.
D. Sản xuất ra một khối lượng sản phẩm rất lớn.
Đáp án: A
Nông nghiệp hiểu theo nghĩa rộng bao gồm nông - lâm - ngư nghiệp, có vai trò:
- Cung cấp lương thực, thực phẩm.
- Nguyên liệu cho các ngành công nghiệp.
- Nguồn hàng xuất khẩu, thu ngoại tệ.
Câu 12. Việc đẩy mạnh thâm canh, tăng vụ nhằm mục đích nào dưới đây?
A. Hạn chế việc chuyển đổi mục đích sử dụng.
B. Bảo vệ độ phì của tài nguyên đất.
C. Khai hoang mở rộng diện tích đất nông nghiệp.
D. Sử dụng hợp lý tài nguyên đất nông nghiệp.
Đáp án: D
- Một trong những biện pháp có ý nghĩa hàng đầu nhằm nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm nông nghiệp phổ biến hiện nay là đẩy mạnh thâm canh, tăng vụ => Vậy đẩy mạnh thâm canh, tăng vụ nhằm mục đích để sử dụng hợp lý tài nguyên đất nông nghiệp.
- Sử dụng hợp lý đất nông nghiệp là việc phân bố các loại cây con phù hợp với điều kiện đất trồng và đặc điểm sinh thái của chúng => nhằm mang lại năng suất, chất lượng sản phẩm cao nhất mà vẫn đảm bảo giữ được tính chất độ phì của đất, tránh làm thoái hóa đất.
Câu 13. Tai biến thiên nhiên và điều kiện thời tiết khắc nghiệt ảnh hưởng đến đặc điểm nào dưới đây?
A. Trồng trọt, chăn nuôi chỉ có thể phát triển ở một số đối tượng.
B. Tài nguyên thiên nhiên bị suy giảm, tính mùa vụ sâu sắc hơn.
C. Tăng tính bấp bênh, không ổn định của sản xuất nông nghiệp.
D. Tính mùa vụ trong sản xuất nông nghiệp ngày càng rõ rệt.
Đáp án: C
Tai biến thiên nhiên và điều kiện thời tiết khắc nghiệt sẽ làm tăng tính bấp bênh và không ổn định của sản xuất nông nghiệp.
Câu 14. Năng suất cây trồng cao hay thấp phụ thuộc vào
A. độ phì của đất.
B. tính chất của đất.
C. quỹ đất.
D. quy mô của đất.
Đáp án: A
- Chất lượng của đất là độ phì của đất -> có ảnh hưởng tới năng suất cây trồng.
- Chất lượng đất cao -> độ phì đất cao -> cây trồng cho năng suất lớn và ngược lại đất thoái hóa, độ phì thấp -> cho năng suất cây trồng thấp.
Câu 15. Chất lượng của đất ảnh hưởng tới đặc điểm nào dưới đây?
A. Năng suất cây trồng.
B. Sự phân bố cây trồng.
C. Sự phát triển của cây trồng.
D. Quy mô sản xuất nông nghiệp.
Đáp án: A
Chất lượng của đất ảnh hưởng tới năng suất cây trồng. Đất tốt, nhiều dinh dưỡng thì năng suất cây trồng cao; đất xấu, khô, hạn thì năng suất cây trồng thấp.
Lý thuyết
1. Vai trò
- Khai thác hiệu quả nguồn lực để phát triển kinh tế.
- Cung cấp sản phẩm nông, lâm nghiệp, thủy sản cho tiêu dùng và sản xuất.
- Là thị trường tiêu thụ của các ngành kinh tế khác, kích thích các ngành kinh tế khác phát triển.
- Sản xuất mặt hàng xuất khẩu có giá trị, thu ngoại tệ.
- Giữ cân bằng sinh thái, bảo vệ môi trường.
Vai trò của nông nghiệp
2. Đặc điểm
- Đất trồng là tư liệu sản xuất chủ yếu và không thể thay thế được.
- Đối tượng của sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản là sinh vật, cơ thể sống.
- Sản xuất nông nông, lâm nghiệp, thủy sản phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên, có tính mùa vụ.
- Gắn với công nghệ, liên kết sản xuất, hướng tới nông nghiệp xanh.
Hình 23.2: Áp dụng công nghệ trong nông nghiệp
3. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố nông, lâm nghiệp, thủy sản
a. Tự nhiên
- Tính chất và độ phì của đất ảnh hưởng tới năng suất và phân bố cây trồng.
- Địa hình ảnh hưởng tới quy mô, hình thức canh tác.
- Khí hậu ảnh hưởng tới cơ cấu cây trồng, tính mùa vụ, hiệu quả sản xuất.
- Nguồn nước ảnh hưởng tới cung cấp phù sa, nước tưới.
- Sinh vật ảnh hưởng tới cơ sở tạo nên giống cây trồng, vật nuôi.
b. Kinh tế - xã hội
- Dân cư, lao động vừa là lực lượng sản xuất vừa là nguồn tiêu thụ sản phẩm.
- Quan hệ sở hữu ruộng đất, chính sách phát triển nông nghiệp định hướng phát triển, quy định các hình thức sản xuất.
- Tiến bộ khoa học kĩ thuật làm thay đổi cách thức sản xuất, tăng năng suất, sản lượng, giá trị nông sản…
- Công nghệ chế biến và các ngành khác thúc đẩy sản xuất phát triển.
- Thị trường điều tiết sản xuất, góp phần hình thành các vùng chuyên môn hóa.
Xem thêm các bài giải Trắc nghiệm Địa lí lớp 10 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:
Bài 21: Các nguồn lực phát triển kinh tế
Bài 22: Cơ cấu kinh tế tổng sản phẩm trong nước và tổng thu nhập quốc gia
Bài 24: Địa lí ngành nông nghiệp
CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ VÀ DỊCH VỤ GIÁO DỤC VIETJACK
- Người đại diện: Nguyễn Thanh Tuyền
- Số giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh: 0108307822, ngày cấp: 04/06/2018, nơi cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội.
2021 © All Rights Reserved.