15 câu trắc nghiệm Địa lí 10 Kết nối tri thức Bài 21 (có đáp án 2023): Các nguồn lực phát triển kinh tế

Toptailieu.vn xin giới thiệu 15 câu trắc nghiệm Địa lí 10 Kết nối tri thức Bài 21 (có đáp án 2023): Các nguồn lực phát triển kinh tế, hay nhất giúp học sinh lớp 10 ôn luyện kiến thức để đạt kết quả cao trong các bài thi môn Địa lí.

Mời các bạn đón xem:

15 câu trắc nghiệm Địa lí 10 Kết nối tri thức Bài 21 (có đáp án 2023): Các nguồn lực phát triển kinh tế

Bài tập

Câu 1. Nguồn lực là

A. các điều kiện tự nhiên trong nước ở dưới dạng tiềm năng được con người nghiên cứu đưa vào khai thác.

B. tổng thế các yếu tố trong và ngoài nước được khai thác nhằm phục vụ cho việc phát triển kinh tế của một lãnh thổ.

C. tổng thể các yếu tố trong nước không thể khai thác để phục vụ cho việc phát triển kinh tế của một lãnh thổ.

D. các điều kiện kinh tế - xã hội ở cả trong và ngoài nước được khai thác để phát triển kinh tế của một lãnh thổ.

Đáp án: B

Nguồn lực là tổng thể vị trí địa lí, các nguồn tài nguyên thiên nhiên, hệ thống tài sản quốc gia, nguồn nhân lực, đường lối chính sách, vốn và thị trường…ở cả trong nước và ngoài nước có thể được khai thác nhằm phục vụ cho việc phát triển kinh tế của một lãnh thổ nhất định.

Câu 2. Căn cứ vào phạm vi lãnh thổ, có thể phân chia thành nguồn lực

A. ngoại lực, dân số.

B. dân số, lao động.

C. nội lực, lao động.

D. nội lực, ngoại lực.

Đáp án: D

Cách phân loại phổ biến hiện nay là căn cứ vào phạm vi lãnh thổ và nguồn gốc hình thành. Căn cứ vào nguồn gốc, có thể phân loại thành các nguồn lực vị trí địa lí, tự nhiên và kinh tế - xã hội. Căn cứ vào phạm vi lãnh thổ, có thể phân chia thành nguồn lực nội lực (nguồn lực trong nước) và ngoại lực (nguồn lực ngoài nước).

Câu 3. Nguồn lực kinh tế - xã hội nào sau đây quan trọng nhất, có tính quyết định đến sự phát triển kinh tế của một đất nước?

A. Con người.

B. Thị trường.

C. Công nghệ.

D. Nguồn vốn.

Đáp án: A

Con người được xem là lực lượng sản xuất của nền kinh tế: con người sử dụng khối óc chất xám để sáng tạo ra các công nghệ hiện đại, phát triển và ứng dụng nhiều thành tựu khoa học kĩ thuật vào quá trình sản xuất. Đồng thời con người trực tiếp điều khiển, quản lý quá trình vận hành của phương tiện kĩ thuật, máy móc trong các khâu sản xuất để tạo ra sản phẩm cuối cùng => Nguồn lực kinh tế - xã hội quan trọng nhất, có tính quyết định đến sự phát triển kinh tế của một đất nước là con người.

Câu 4. Cơ sở để phân chia nguồn lực thành các nguồn lực bên trong và bên ngoài là

A. tính chất nguồn lực.

B. nguồn gốc hình thành.

C. xu thế phát triển.

D. phạm vi lãnh thổ.

Đáp án: D

Căn cứ vào phạm vi lãnh thổ chia ra:

- Nguồn lực bên trong: Vị trí địa lí, tự nhiên, kinh tế - xã hội trong nước.

- Nguồn lực bên ngoài: Vốn, thị trường, khoa học và công nghệ, kinh nghiệm quản lí sản xuất, kinh doanh từ các nước khác.

Câu 5. Nguồn lực kinh tế - xã hội có vai trò nào sau đây?

A. Làm giàu có về nguồn tài nguyên cung cấp nguyên liệu cho sản xuất.

B. Vừa phục vụ trực tiếp cho cuộc sống, vừa phục vụ phát triển kinh tế.

C. Lựa chọn chiến lược phát triển đất nước phù hợp với từng giai đoạn.

D. Tạo ra động lực thúc đẩy các cơ sở sản xuất hình thành và phát triển.

Đáp án: C

Nguồn lực kinh tế - xã hội có vai trò quan trọng để lựa chọn chiến lược phát triển phù hợp với điều kiện cụ thể của đất nước trong từng giai đoạn.

Câu 6. Nguyên nhân nào sau đây không đúng về việc các nước đang phát triển có nguồn tài nguyên đa dạng, phong phú nhưng nền kinh tế vẫn chậm phát triển?

A. Tài nguyên ít có giá trị về kinh tế, lợi nhuận thu về thấp.

B. Dân cư đông nên sản xuất nông nghiệp vẫn chiếm ưu thế.

C. Khoa học - kĩ thuật và công nghệ vẫn còn lạc hậu, thiếu đồng bộ.

D. Nguồn lao động dồi dào nhưng trình độ thấp, thiếu chuyên môn.

Đáp án: A

Ở các nước đang phát triển chủ yếu là những nước đông dân nên phát triển sản xuất nông nghiệp vẫn đóng vai trò quan trọng để đảm bảo nhu cầu lương thực. Các loại tài nguyên giàu có nhưng thiếu trang thiết bị hiện đại để khai thác, nhiều loại vẫn ở dạng tiềm năng. Đặc biệt, ít có sự xuất hiện của các ngành kinh tế tri thức, công nghệ cao vì nguồn lao động còn thiếu trình độ, tình trạng chảy máu chất xám. Như vậy, “tài nguyên ít giá trị về kinh tế, lợi nhuận thu về thấp” là nguyên nhân không chính xác.

Câu 7. Căn cứ vào đâu để phân loại các nguồn lực?

A. Vai trò và mức độ ảnh hưởng.

B. Thời gian và khả năng khai thác.

C. Nguồn gốc và phạm vi lãnh thổ.

D. Không gian và thời gian hình thành.

Đáp án: C

Căn cứ vào nguồn gốc và phạm vi ảnh hưởng người ta phân chia ra các nguồn lực.

Câu 8. Nguồn lực tự nhiên có vai trò như thế nào đối với quá trình sản xuất?

A. Quyết định việc sử dụng các nguồn lực khác.

B. Ít ảnh hưởng đến các hoạt động sản xuất.

C. Tạo động lực cho quá trình sản xuất.

D. Cơ sở tự nhiên của quá trình sản xuất.

Đáp án: D

Nguồn lực tự nhiên là cơ sở tự nhiên của quá trình sản xuất.

Câu 9. Nguồn lực nào sau đây được xác định là điều kiện cần cho quá trình sản xuất?

A. Vị trí địa lí.

B. Dân cư và nguồn lao động.

C. Đường lối chính sách.

D. Tài nguyên thiên nhiên.

Đáp án: D

Nguồn lực tự nhiên là cơ sở tự nhiên của mọi quá trình sản xuất. Đó là những nguồn vật chất vừa phục vụ cho cuộc sống, vừa phục vụ cho phát triển kinh tế. Sự giàu có và đa dạng về tài nguyên thiên nhiên tạo lợi thế quan trọng cho sự phát triển kinh tế.

Câu 10. Căn cứ vào nguồn gốc, có thể phân loại thành các nguồn lực như sau:

A. Vị trí địa lí, kinh tế - xã hội, trong nước.

B. Vị trí địa lí, tự nhiên, kinh tế - xã hội.

C. Vị trí địa lí, kinh tế - xã hội, ngoài nước.

D. Kinh tế - xã hội, trong nước, ngoài nước.

Đáp án: B

Cách phân loại phổ biến hiện nay là căn cứ vào phạm vi lãnh thổ và nguồn gốc hình thành. Căn cứ vào nguồn gốc, có thể phân loại thành các nguồn lực vị trí địa lí, tự nhiên và kinh tế - xã hội. Căn cứ vào phạm vi lãnh thổ, có thể phân chia thành nguồn lực nội lực (nguồn lực trong nước) và ngoại lực (nguồn lực ngoài nước).

Câu 11. Các nguồn lực nào sau đây tạo thuận lợi (hay khó khăn) trong việc tiếp cận giữa các vùng trong một nước?

A. Vị trí địa lí.

B. Đất đai, biển.

C. Lao động.

D. Khoa học.

Đáp án: A

Vị trí địa lí được xem là nguồn lực có lợi thế so sánh trong phát triển kinh tế. Nguồn lực này tạo thuận lợi hay khó khăn trong việc giao lưu, hợp tác phát triển kinh tế mỗi quốc gia (hoặc lãnh thổ).

Câu 12. Vai trò của nguồn lao động với việc phát triển kinh tế được thể hiện ở khía cạnh nào dưới đây?

A. Tham gia tạo ra các cầu lớn cho nền kinh tế.

B. Người sản xuất tạo ra sản phẩm hàng hóa lớn.

C. Là yếu tố đầu vào, góp phần tạo ra sản phẩm.

D. Thị trường tiêu thụ, khai thác các tài nguyên.

Đáp án: C

Nguồn lao động là nguồn lực quan trọng nhất của quá trình sản xuất, quyết định việc tổ chức sử dụng có hiệu quả các nguồn lực khác. Nguồn lao động là yếu tố đầu vào của hoạt động kinh tế, góp phần tạo ra sản phẩm.

Câu 13. Sau năm 1986 nước ta có một bước nhảy vọt về nền kinh tế. Nền kinh tế nước ta phát triển mạnh là nhờ vào nguồn lực nào dưới đây?

A. Chính sách, chiến lược phát triển kinh tế.

B. Nguồn vốn đầu tư, thị trường ngoài nước.

C. Vị trí địa lí, khí hậu và các dạng địa hình.

D. Dân cư và nguồn lao động chất lượng.

Đáp án: A

Sự phát triển nền kinh tế nước ta từ những năm đổi mới đến nay đã khẳng định vai trò của nguồn lực chính sách và chiến lược phát triển kinh tế của Đảng, nhà nước.

Câu 14. Nhận định nào sau đây không đúng về vai trò của nguồn lực tự nhiên đối với sự phát triển kinh tế xã hội?

A. Là cơ sở tự nhiên của quá trình sản xuất.

B. Điều kiện quyết định sự phát triển nền sản xuất.

C. Tài nguyên tạo lợi thế quan trọng cho phát triển.

D. Phục vụ trực tiếp cuộc sống, phát triển kinh tế.

Đáp án: B

- Nguồn lực tự nhiên (đất, khí hậu, nước, biển, sinh vật, khoáng sản) có vai trò: Là cơ sở tự nhiên cho các quá trình sản xuất; Là nguồn lực quan trọng, là điều kiện cần cho quá trình sản xuất; Các nguồn lợi tự nhiên (sinh vật) phục vụ trực tiếp cho đời sống con người (nhu cầu ăn uống) vừa là nguồn nguyên, nhiên liệu cho các ngành công nghiệp; nguyên liệu đa dạng tạo ra nhiều sản phẩm phong phú.

- Nguồn lực kinh tế - xã hội (con người) là điều kiện quyết định sự phát triển nền sản xuất.

Câu 15. Trong các nguồn lực kinh tế - xã hội, nguồn lực nào quan trọng nhất, có tính quyết định đến sự phát triển của một đất nước?

A. Khoa học kĩ thuật và công nghệ.

B. Thị trường tiêu thụ.

C. Chính sách và xu thế phát triển.

D. Dân số và nguồn lao động.

Đáp án: D

Con người là nguồn lực bên trong (nội lực). Chất lượng, số lượng, trình độ chuyên môn kĩ thuật, năng suất của lao động quyết định đến việc hình thành các ngành kinh tế, giúp phát triển kinh tế - xã hội của một đất nước.

Lý thuyết

I. Các nguồn lực phát triển kinh tế

1. Khái niệm

- Nguồn lực là tổng thể vị trí địa lí, các nguồn tài nguyên thiên nhiên, hệ thống tài sản quốc gia, nguồn nhân lực, đường lối chính sách, vốn và thị trường... ở cả trong nước và ngoài nước có thể được khai thác nhằm phục vụ cho việc phát triển kinh tế của một lãnh thổ nhất định.

2. Các nguồn lực

a. Căn cứ vào nguồn gốc, có thể phân loại nguồn lực như sau :

15 câu trắc nghiệm Địa lí 10 Kết nối tri thức Bài 21 (có đáp án 2023): Các nguồn lực phát triển kinh tế (ảnh 1)

b. Căn cứ vào phạm vi lãnh thổ

- Nguồn lực bên trong: Vị trí địa lí, tự nhiên, kinh tế - xã hội trong nước.

- Nguồn lực bên ngoài: Vốn, thị trường, khoa học và công nghệ, kinh nghiệm quản lí sản xuất, kinh doanh từ các nước khác.

3. Vai trò của nguồn lực đối với phát triển kinh tế

- Nguồn lực vị trí địa lí (tự nhiên, kinh tế, chính trị, giao thông...) tạo điều kiện thuận lợi hay khó khăn trong việc trao đổi, tiếp cận hay cùng phát triển giữa các vùng trong một nước, giữa các quốc gia với nhau.

- Nguồn lực tự nhiên (đất, khí hậu, nước, biển, sinh vật, khoáng sản):

   + Là cơ sở tự nhiên cho các quá trình sản xuất.

   + Là nguồn lực quan trọng, là điều kiện cần cho quá trình sản xuất.

- Kinh tế - xã hội (dân cư, thị trường, vốn, khoa học kĩ thuật, chính sách và xu thế phát triển...) có vai trò quan trọng để lựa chọn chiến lược phát triển phù hợp với điều kiện cụ thể của đất nước trong từng giai đoạn.

Xem thêm các bài giải Trắc nghiệm Địa lí lớp 10 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Bài 19: Quy mô dân số, gia tăng dân số và cơ cấu dân số thế giới

Bài 20: Phân bố dân cư và đô thị hóa trên thế giới

Bài 22: Cơ cấu kinh tế tổng sản phẩm trong nước và tổng thu nhập quốc gia

Bài 23: Vai trò, đặc điểm, các nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển và phân bố nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản

Bài 24: Địa lí ngành nông nghiệp

Tài liệu có 6 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tài liệu cùng môn học

25 câu trắc nghiệm Địa lí 10 Cánh diều Bài 30 (có đáp án 2023): Phát triển bền vững và tăng trưởng xanh Phạm Thị Huyền Trang 25 câu trắc nghiệm Địa lí 10 Cánh diều Bài 30 (có đáp án 2023): Phát triển bền vững và tăng trưởng xanh đầy đủ các mức độ nhận biết, thông hiểu, vận dụng.
542 8 1
12 câu trắc nghiệm Địa lí 10 Cánh diều Bài 29 (có đáp án 2023): Môi trường và tài nguyên thiên nhiên Phạm Thị Huyền Trang 12 câu trắc nghiệm Địa lí 10 Cánh diều Bài 29 (có đáp án 2023): Môi trường và tài nguyên thiên nhiên đầy đủ các mức độ nhận biết, thông hiểu, vận dụng.
463 5 1
25 câu trắc nghiệm Địa lí 10 Cánh diều Bài 28 (có đáp án 2023): Thương mại, tài chính ngân hàng và du lịch Phạm Thị Huyền Trang 25 câu trắc nghiệm Địa lí 10 Cánh diều Bài 28 (có đáp án 2023): Thương mại, tài chính ngân hàng và du lịch đầy đủ các mức độ nhận biết, thông hiểu, vận dụng.
489 11 2
15 câu trắc nghiệm Địa lí 10 Cánh diều Bài 27 (có đáp án 2023): Địa lí giao thông vận tải và bưu chính viễn thông Phạm Thị Huyền Trang 15 câu trắc nghiệm Địa lí 10 Cánh diều Bài 27 (có đáp án 2023): Địa lí giao thông vận tải và bưu chính viễn thông đầy đủ các mức độ nhận biết, thông hiểu, vận dụng.
525 7 1
Tải xuống