SBT Sinh học 10 Chân trời sáng tạo trang 19

313

Lời giải bài tập Sinh học 10 Bài 6: Các phân tử sinh học trong tế bào trang 19 trong Sinh học 10 sách Chân trời sáng tạo hay, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời câu hỏi Sinh học 10 Bài 6 từ đó học tốt môn Sinh học 10.

Giải bài tập Sinh học 10 Bài 6: Các phân tử sinh học trong tế bào trang 19

Bài 6.11 trang 19 sách bài tập Sinh học lớp 10: Khi nói về nucleic acid, có bao nhiêu phát biểu sau đây là sai?

(1) Hai chuỗi polynucleotide của một phân tử DNA sẽ có chiều ngược nhau.

(2) Tên gọi của các nucleotide được đặt dựa trên tên gọi của các base.

(3) rRNA là phân tử làm khuôn để tổng hợp chuỗi polypeptide.

(4) Hai mạch polynucleotide của phân tử DNA xoắn theo chiều từ phải sang trái quanh trục phân tử.

(5) Thông tin di truyền trên DNA được truyền đạt một cách chính xác qua các thế hệ là nhờ nguyên tắc bổ sung.

A. 4.

B. 3.

C. 2.

D. 1.

Lời giải:

Đáp án đúng là: B

(1) Đúng. Hai chuỗi polynucleotide của một phân tử DNA sẽ có chiều ngược nhau, một chuỗi có chiều từ 3’ – 5’ còn một chuỗi có chiều từ 5’ – 3’.

(2) Đúng. Do các nucleotide chỉ khác nhau ở thành phần là base nên tên gọi của các nucleotide được đặt dựa trên tên gọi của các base.

(3) Sai. mRNA là phân tử làm khuôn để tổng hợp chuỗi polypeptide còn rRNA là thành phần cấu tạo nên ribosome – “nhà máy” tổng hợp protein.

(4) Sai. Hai mạch polynucleotide của phân tử DNA xoắn theo chiều từ trái sang phải (xoắn phải).

(5) Sai. Thông tin di truyền trên DNA được truyền đạt một cách chính xác qua các thế hệ là nhờ nguyên tắc bổ sung và bán bảo tồn.

Bài 6.12 trang 19 sách bài tập Sinh học lớp 10: Trong các đặc điểm sau đây, những đặc điểm nào là đặc điểm giống nhau ở tinh bột và cellulose?

Trong các đặc điểm sau đây, những đặc điểm nào là đặc điểm giống nhau ở tinh bột và cellulose

Lời giải:

- Những đặc điểm là đặc điểm giống nhau ở tinh bột và cellulose là:

+ Là đường đa.

+ Có cấu trúc mạch thẳng.

+ Không tan trong nước.

- “Là chất dự trữ năng lượng trong tế bào” là đặc điểm của tinh bột còn cellulose có chức năng là thành phần chính cấu tạo nên thành tế bào của thực vật.

- “Có cấu trúc mạch phân nhánh” không phải là đặc điểm của tinh bột và cellulose vì chúng có cấu trúc mạch thẳng, ít hoặc không phân nhánh.

- “Đơn phân là các phân tử fructose” không phải là đặc điểm của tinh bột và cellulose vì đơn phân của chúng là các phân tử glucose.

Bài 6.13 trang 19 sách bài tập Sinh học lớp 10: Phân tử nào sau đây khác so với các phân tử còn lại?

A. Glycogen.

B. Tinh bột.

C. Maltose.

D. Testosterol.

Lời giải:

Đáp án đúng là: D

- Glycogen, tinh bột, maltose là các carbohydrate.

- Testosterol là một steroid – một loại lipid đặc biệt.

Bài 6.14 trang 19 sách bài tập Sinh học lớp 10: Hãy vẽ sơ đồ minh họa cấu tạo của một cặp nucleotide. Xác định loại liên kết được hình thành giữa nhóm phosphate và base với phân tử đường; giữa hai nucleotide với nhau.

Lời giải:

- Sơ đồ cấu tạo một cặp nucleotide:

Hãy vẽ sơ đồ minh họa cấu tạo của một cặp nucleotide

- Loại liên kết được hình thành:

+ Loại liên kết được hình thành giữa nhóm phosphate với phân tử đường: liên kết cộng hóa trị.

+ Loại liên kết được hình thành giữa base với phân tử đường: liên kết glycosidic.

+ Loại liên kết được hình thành giữa hai nucleotide: liên kết hydrogen.

Bài 6.15 trang 19 sách bài tập Sinh học lớp 10: So sánh các phân tử mRNA, tRNA, rRNA về cấu tạo và chức năng.

Lời giải:

So sánh các phân tử mRNA, tRNA, rRNA về cấu tạo và chức năng:

- Giống nhau:

+ Đều có cấu tạo gồm một chuỗi polynucleotide theo nguyên tắc đa phân.

+ Đơn phân là các nucleotide, gồm bốn loại: A, U, G, C,

+ Các đơn phân liên kết với nhau bằng liên kết cộng hóa trị.

+ Tham gia vào quá trình tổng hợp protein.

- Khác nhau:

Loại RNA

mRNA

tRNA

rRNA

Cấu tạo

Có cấu trúc dạng mạch thẳng, không có liên kết bổ sung.

Một số đoạn liên kết với nhau theo nguyên tắc bổ sung tạo ra cấu trúc gồm ba thùy tròn.

Tại nhiều vùng, các nucleotide liên kết bổ sung tạo nên các vùng xoắn kép cục bộ.

Chức năng

Được dùng làm khuôn cho quá trình dịch mã (tổng hợp protein), truyền đạt thông tin di truyền từ DNA đến ribosome.

Vận chuyển các amino acid đến ribosome để dịch mã.

Là thành phần chủ yếu cấu tạo nên ribosome.

Bài 6.16 trang 19 sách bài tập Sinh học lớp 10: Biết khối lượng của một nucleotide là 300 đơn vị carbon (đvC), của một amino acid là 110 đvC; cứ ba nucleotide kế tiếp nhau sẽ quy định một amino acid. Hãy xác định thứ tự tăng dần về khối lượng của các phân tử sau: DNA, protein, mRNA.

Lời giải:

- Phân tử DNA gồm hai mạch trong khi phân tử mARN chỉ có một mạch nên số lượng đơn phân của DNA lớn hơn của RNA → khối lượng của DNA lớn hơn mRNA.

- Cứ 3 nucleotide quy định một amino acid → số lượng đơn phân của protein ít hơn so với DNA và mRNA tương ứng. Mặt khác, khối lượng của một nucleotide lớn hơn khối lượng của một amino acid → khối lượng của protein là bé nhất.

→ Như vậy, thứ tự tăng dần về khối lượng của các phân tử là protein, mRNA, DNA.

Bài 6.17 trang 19 sách bài tập Sinh học lớp 10: Một nhà sinh học đã sử dụng ba loại nucleotide A, G, C để tiến hành tổng hợp một đoạn phân tử DNA xoắn kép trong điều kiện môi trường nhân tạo. Em hãy dự đoán phân tử DNA được tạo thành sẽ chứa bao nhiêu loại nucleotide. Giải thích.

Lời giải:

Theo nguyên tắc bổ sung trong phân tử DNA, A sẽ liên kết với T và G sẽ liên kết với X → Sử dụng ba loại nucleotide A, G, C để tiến hành tổng hợp một đoạn phân tử DNA xoắn kép trong điều kiện môi trường nhân tạo thì phân tử DNA được tạo thành sẽ chứa 2 loại nucleotide là G và C vì trong môi trường không có T nên nucleotide loại A không sử dụng được.

Xem thêm lời giải bài tập Sinh học 10 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

Bài tập trang 17 sách bài tập Sinh học lớp 10

Bài tập trang 18 sách bài tập Sinh học lớp 10

Bài tập trang 20 sách bài tập Sinh học lớp 10

Bài tập trang 21 sách bài tập Sinh học lớp 10

 

 

 

Từ khóa :
Giải bài tập
Đánh giá

0

0 đánh giá