Tin học 10 Chân trời sáng tạo trang 20

255

Với giải Tin học 10 Chân trời sáng tạo trang 20 chi tiết trong Bài 4. Hệ nhị phân và dữ liệu số nguyên giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Tin học 10. Mời các bạn đón xem: 

Tin học 10 Chân trời sáng tạo trang 20

1. Hệ nhị phân và biểu diễn số nguyên

Câu hỏi trang 20 Tin học 10: Trong hệ thập phân, mỗi số có thể được phân tích thành tổng các luỹ thừa của 10 với hệ số của mỗi số hạng chính là các chữ số tương ứng của số đó. Ví dụ số 513 có thể viết thành: 5 x 102 + 1 x 101 + 3 x 100

Ta cũng có thể phân tích một số thành tổng các luỹ thừa của 2, chẳng hạn 13 có thể viết thành: 1 x 23 + 1 x 22 + 0 x 2+ 1 x 20 với các hệ số chỉ là 0 hoặc 1

Khi đó, có thể thể hiện 13 bởi 1101 được không? Em hãy cho biết việc thể hiện giá trị của một số bằng dãy bit có lợi gì.

Phương pháp giải:

Mọi số đều có thể biểu diễn dưới hệ nhị phân

Lời giải:

Số 13 được biểu diễn là 1101 bởi vì có thể biểu diễn mỗi số theo hệ nhị phân.

Lợi ích: Hệ nhị phân chỉ dùng hai chữ số 0 và 1, mọi số đều có thể biểu diễn được trong hệ nhị phân. Nhờ vậy có thể biểu diễn số trong máy tính. Hơn nữa, các thao tác tính toán trên các bit khá dễ dàng, máy tính có thể hiểu được.

Hoạt động 1 trang 20 Tin học 10: Em hãy viết số 19 thành một tổng các luỹ thừa của 2.

Phương pháp giải:

Hãy lập danh sách các luỹ thừa của 2 như 16, 8, 4, 2, 1 và tách dần khỏi 19 cho đến hết.  

Lời giải:

19 = 1 x 24 + 0 x 23 + 0 x 22 + 1 x 21 + 1 x 20

Đánh giá

0

0 đánh giá