Tin học 10 Chân trời sáng tạo Bài 9: An toàn trong không gian mạng

770

Toptailieu biên soạn và sưu tầm lời giải bài tập Tin học lớp 10 Bài 9: An toàn trong không gian mạng sách Chân trời sáng tạo hay, ngắn gọn sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời câu hỏi Tin học 10 Bài 9 từ đó học tốt môn Tin 10.

Giải SGK Tin học 10 Bài 9: An toàn trong không gian mạng

Tin học 10 Chân trời sáng tạo trang 44

Khởi động trang 44 Tin học 10: Không gian mạng – (trong một số hoàn cảnh cụ thể được gọi vắn tắt là “mạng”) chính là Internet, là một môi trường rất mở. Trên mạng mọi người có thể liên lạc, chia sẻ thông tin với nhau một cách dễ dàng nhưng chính điều đó lại bị những kẻ xấu lợi dụng khiến mạng cũng là nơi đầy rẫy những cạm bẫy. Cần tự bảo vệ mình như thế nào?

Lời giải:

Mạng là môi trường giao tiếp nhanh chóng, thuận tiện nhưng ẩn chứa nhiều nguy cơ gây mất an toàn thông tin. Vì vậy, chúng ta cần:

- Chỉ truy cập các trang web tin cậy, hãy cảnh giác với các thông tin giả, lừa đảo.

- Hãy giữ bí mật thông tin cá nhân.

- Chỉ nên kết bạn với những người quen biết trong mạng xã hội. Khi bị bắt nạt, hãy chia sẻ với những người thân hoặc thầy cô.

- Không nên sử dụng Internet quá nhiều.

1. Một số nguy cơ trên mạng

Hoạt động 1 trang 44 Tin học 10: Nguy cơ trên mạng

Hãy thảo luận và cho ví dụ minh hoạ về những nguy cơ có thể có khi lên Internet để:

a) Kết bạn

b) Xem tin tức

c) Tải các phần mềm

Lời giải:

a) Kết bạn: kẻ xấu lấy các ảnh, thông tin cá nhân để lập trang giống hệt rồi kết bạn với người thân, lợi dùng vay mượn chiếm đoạt tài sản

b) Xem tin tức: Có thể xem phải các thông tin sai sự thật, tin bài phản cảm dẫn đến nhận thức lệch lạc.

c) Tải các phần mềm: bị nhiễm virus lấy cắp thông tin cá nhân.

Tin học 10 Chân trời sáng tạo trang 45

Câu hỏi 1 trang 45 Tin học 10: Em hãy đưa ra một số tình huống có thể làm lộ mật khẩu tài khoản.

Lời giải:

- Máy tính bị nhiễm virus do tải các phần mềm độc hại

- Bị đánh cắp tài khoản facebook, youtube, zalo

- Truy cập vào trang web hoặc đường link độc hại, …

Câu hỏi 2 trang 45 Tin học 10: Em có biết một hành vi lừa đảo nào trên mạng không? Nếu có, em hãy kể cách thức lừa đảo.

Lời giải:

Lấy cắp thông tin tài khoản, mật khẩu của người dùng rồi tạo 1 trang mới nhắn tin với người thân của nạn nhân đi vay tiền nhằm chiếm đoạt tài sản.

2. Phần mềm độc hại

Hoạt động 1 trang 45 Tin học 10: Có những loại phần mềm độc hại nào?

Em hiểu gì về virus máy tính? Có phải tất cả phần mềm độc hại đều là virus?

Lời giải:

- Virus máy tính là các đoạn mã độc và phải gắn với một phần mềm mới phát tác và lây lan được. Khi chạy một phần mềm đã nhiễm virus, đoạn mã độc sẽ được đưa vào bộ nhớ, chờ khi thi hành một phần mềm khác sẽ chèn vào để hoàn thành một chu kì lây lan.

- Không phải tất cả phần mềm độc hại là virus: ngoài ra còn có worm, Trojan, …

Câu hỏi trang 47 Tin học 10: Em hãy tổng kết về 3 loại phần mềm độc hại theo bảng sau:

 

Tính hoàn chỉnh

Cơ chế lây nhiễm

Tác hại

 

Virus

?

?

?

Trojan

?

?

?

Worm

?

?

?

Lời giải:

 

Tính hoàn chỉnh

Cơ chế lây nhiễm

Tác hại

Virus

Là các đoạn mã độc

chạy một phần mềm

đã nhiễm virus, đoạn mã độc sẽ được đưa

vào bộ nhớ,

chờ khi thi hành một

phần mềm khác sẽ

chèn vào

Làm hỏng các phần mềm

khác ở trong máy, xoá dữ

liệu hay tê liệt hệ thống

Trojan

Phần mềm nội gián

Ẩn dưới vỏ bọc chương

trình tiện ích, chờ người

dùng tải về

Chiếm quyền kiểm soát

và đánh cắp thông tin

Worm

Là 1 phần mềm

hoàn chỉnh

Lợi dụng lỗ hổng bảo mật của hệ điều hành hoặc

dẫn dụ, lừa người dùng

chạy để cài đặt

Làm hỏng các phần mềm khác ở trong máy, xoá dữ liệu hay tê liệt hệ thống

 

Luyện tập

Tin học 10 Chân trời sáng tạo trang 49

Luyện tập 1 trang 49 Tin học 10: Em hãy kể ra các nguy cơ mất an toàn khi tham gia các mạng xã hội.

Lời giải:

Nguy cơ mất an toàn khi tham gia các mạng xã hội: lộ thông tin cá nhân, tài khoản ngân hàng, bị lừa đảo chiếm đoạt tài sản, bị bắt nạt trên mạng, …

Luyện tập 2 trang 49 Tin học 10: Em hãy kể ra các trường hợp có thể bị nhiễm phần mềm độc hại và biện pháp phòng, chống tương ứng.

Lời giải:

- Phòng tránh bị nhiễm virus: Không cài đặt từ trên mạng hoặc sao chép qua các thiết bị nhớ những phần mềm mình không biết.

- Phòng tránh bị đánh cắp tài khoản mạng xã hội: Khi nhận email hay tin nhắn có liên kết, nếu không rõ về nguồn gốc thì không nên mở.

Vận dụng

Vận dụng 1 trang 49 Tin học 10: Em hãy tìm hiểu qua Internet các cách thức tấn công từ chối dịch vụ

Lời giải:

Tấn công từ chối dịch vụ là một loại hình tấn công nhằm ngăn chặn những người dùng hợp lệ được sử dụng một dịch vụ nào đó. Các cuộc tấn công có thể được thực hiện nhằm vào bất kì một thiết bị mạng nào bao gồm là tấn công vào các thiết bị định tuyến, web, thư điện tử và hệ thống DNS,...

    Tấn công từ chối dịch vụ có thể được thực hiện theo một số cách nhất định. Có năm kiểu tấn công cơ bản sau đây:

- Nhằm tiêu tốn tài nguyên tính toán như băng thông, dung lượng đĩa cứng hoặc thời gian xử lý

- Phá vỡ các thông tin cấu hình như thông tin định tuyến

- Phá vỡ các trạng thái thông tin như việc tự động reset lại các phiên TCP.

- Phá vỡ các thành phần vật lý của mạng máy tính

- Làm tắc nghẽn thông tin liên lạc có chủ đích giữa các người dùng và nạn nhân dẫn đến việc liên lạc giữa hai bên không được thông suốt.

Vận dụng 2 trang 49 Tin học 10: Em hãy tìm trên mạng thông tin về worm, kể một worm với tác hại của nó.

Lời giải:

- Worm máy tính là một loại chương trình phần mềm độc hại có chức năng chính là lây nhiễm sang các máy tính khác trong khi vẫn hoạt động trên những hệ thống bị nhiễm.

- Chúng tiêu tốn tài nguyên hệ thống, làm chậm hoặc tạm dừng các tác vụ khác.

- Worm IM lan truyền thông qua các dịch vụ nhắn tin tức thời và khai thác quyền truy cập vào danh sách liên hệ trên máy tính nạn nhân.

Đánh giá

0

0 đánh giá