Tiếng Việt lớp 2 trang 65, 66, 67, 68, 69, 70, 71 Bài 8: Em yêu thầy cô – Cánh diều

810

Lời giải Tiếng Việt lớp 2 trang 65, 66, 67, 68, 69, 70, 71 Bài 8: Em yêu thầy cô sách Cánh diều gồm đầy đủ các phần Chia sẻ và đọc, Viết, Đọc, Nói và nghe, Tự đọc sách báo giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Tiếng Việt lớp 2 Tập 1. Mời các bạn theo dõi:

Tiếng Việt lớp 2 trang 65, 66, 67, 68, 69, 70, 71 Bài 8: Em yêu thầy cô

Tiếng Việt lớp 2 trang 65, 66, 67 Bức tranh bàn tay

Chia sẻ: Giải ô chữ:

Tiếng Việt lớp 2 trang 65 Câu 1: Dựa vào gợi ý, tìm chữ cái phù hợp với mỗi ô trống để hoàn thành các từ theo từng dòng. Đọc từ mới xuất hiện ở cột tô màu vàng.

Tiếng Việt lớp 2 trang 65, 66, 67, 68, 69, 70, 71 Bài 8: Em yêu thầy cô – Cánh diều (ảnh 1)

– Dòng 1: “Một bông hồng em dành tặng cô,

                   Một bài ca hát riêng tặng □ ”.

- Dòng 3: Đi học thật là □? .

- Dòng 4: “Mẹ của em ở trường là cô giáo □ □ ”.

- Dòng 5: “Em yêu trường em với bao bạn thân và cô giáo □ ”.

- Dòng 8: Uống nước, □ nguồn.

- Dòng 9: “Lúc ở nhà mẹ cũng là cô giáo

Khi đến trường, □ □  như mẹ hiền”.

Phương pháp giải:

Em đọc kĩ các gợi ý cho từng dòng rồi điền vào chỗ trống.

Lời giải:

Tiếng Việt lớp 2 trang 65, 66, 67, 68, 69, 70, 71 Bài 8: Em yêu thầy cô – Cánh diều (ảnh 2)

Tiếng Việt lớp 2 trang 65 Câu 2: Đặt một câu với từ mới xuất hiện ở cột tô màu vàng.

Phương pháp giải:

Em quan sát xem từ xuất hiện ở cột màu vàng là từ gì rồi đặt câu có từ đó

Lời giải:

- Từ xuất hiện ở cột tô màu vàng là "Yêu thương"

- Đặt câu:

+ Bố mẹ luôn yêu thương con cái.

+ Thầy cô luôn yêu thương học sinh.

Đọc

Bức tranh bàn tay

1. Giờ học vẽ, cô giáo yêu cầu mỗi học sinh về một vật em thích hoặc một người em yêu quý.

Nhận tranh của học sinh, cô giáo rất vui. Có em vẽ mẹ dắt con đi chơi. Có em vẽ bố với một trái tim. Có em vẽ cô giáo với một bó hoa,...

2. Đến bức tranh của Hải, cô giáo rất ngạc nhiên thấy bức tranh chỉ có hình một bàn tay được vẽ rất đơn giản, vụng về.

- Vì sao em vẽ bàn tay? Bàn tay đó của ai? - Cô giáo đến bên Hải và hỏi nhỏ cậu bé.

- Đó là bàn tay của cô đấy ạ. - Cậu bé thì thầm.

Cô giáo nhớ lại: Trong giờ giải lao, đôi lúc, cô nắm tay Hải. Cô cũng làm thế với những học trò khác, nhưng với Hải, một cậu bé trầm lặng, ít nói, điều này rất có ý nghĩa.

Tiếng Việt lớp 2 trang 65, 66, 67, 68, 69, 70, 71 Bài 8: Em yêu thầy cô – Cánh diều (ảnh 3)

Cô giáo cảm thấy mình vừa nhận được một món quà rất quý.

Theo sách Hạt giống tâm hồn

Trầm lặng: lặng lẽ, ít hoạt động, ít cười đùa.

Đọc hiểu

Tiếng Việt lớp 2 trang 66 Câu 1: Cô giáo yêu cầu học sinh vẽ gì?

Phương pháp giải:

Em đọc phần đầu của đoạn văn thứ nhất.

Lời giải:

Cô giáo yêu cầu học sinh vẽ một vật mà mình thích hoặc một người mà mình yêu thích.

Tiếng Việt lớp 2 trang 66 Câu 2: Vì sao bức tranh của Hải làm cô giáo ngạc nhiên?

Phương pháp giải:

Em đọc đoạn văn thứ 2 rồi cho biết Hải đã vẽ gì?

Lời giải:

Hải làm cô giáo ngạc nhiên vì em đã vẽ hình một bàn tay rất đơn giản và có phần vụng về.

Tiếng Việt lớp 2 trang 66 Câu 3: Hải giải thích thế nào?

Phương pháp giải:

Em đọc đoạn văn thứ 2, chú ý lời Hải nói.

Lời giải:

Hải đã giải thích rằng: Đó là bàn tay của cô đấy ạ.

Tiếng Việt lớp 2 trang 66 Câu 4: Món quà quý mà cô giáo nhận được từ bức tranh là gì?

Phương pháp giải:

Em đọc đoạn 2, chú ý phần cô giáo nhớ lại.

Lời giải:

Món quà quý mà cô giáo nhận được từ bức tranh là sự yêu mến mà cậu học trò tên Hải dành cho mình.

Luyện tập

Tiếng Việt lớp 2 trang 67 Câu 1: Đặt câu hỏi cho bộ phận câu in đậm: (Là gì?, Là ai?, Làm gì?)

a. Hải là cậu bé vẽ bức tranh bàn tay.

b. Hải vẽ bức tranh bàn tay.

c. Đó là bàn tay yêu thương của cô giáo.

Phương pháp giải:

Em sử dụng các từ là gì? là ai? Làm gì? để đặt câu hỏi cho bộ phận in đậm.

Lời giải:

a. Hải là ai?

b. Hải làm gì?

c. Đó là gì?

Tiếng Việt lớp 2 trang 67 Câu 2: Mỗi câu sau có tác dụng gì? Ghép đúng:

Tiếng Việt lớp 2 trang 65, 66, 67, 68, 69, 70, 71 Bài 8: Em yêu thầy cô – Cánh diều (ảnh 4)

Phương pháp giải:

Em hãy đọc kĩ câu xem mục đích câu là gì, và cuối câu có dấu gì để xác định.

Lời giải:

Tiếng Việt lớp 2 trang 65, 66, 67, 68, 69, 70, 71 Bài 8: Em yêu thầy cô – Cánh diều (ảnh 5)

Tiếng Việt lớp 2 trang 67, 68 Nghe thầy đọc thơ. Chữ hoa G

Tiếng Việt lớp 2 trang 67 Câu 1: Tập chép

Nghe thầy đọc thơ

(Trích)

Em nghe thầy đọc bao ngày

Tiếng thơ đỏ nắng, xanh cây quanh nhà

Mái chèo nghiêng mặt sông xa

Bâng khuâng nghe vọng tiếng bà năm xưa

Nghe trăng thở động tàu dừa

Rào rào nghe chuyển cơn mưa giữa trời….

                                           TRẦN ĐĂNG KHOA

Tiếng Việt lớp 2 trang 65, 66, 67, 68, 69, 70, 71 Bài 8: Em yêu thầy cô – Cánh diều (ảnh 6)

Tiếng Việt lớp 2 trang 68 Câu 2: Chọn chữ hoặc vần phù hợp với ô trống rồi giải câu đố:

a. Chữ r, d hay gi?

Thân hình vuông vức

□ẻo như kẹo dừa

□ấy, vở □ất ưa

Có em là sạch.

(Là cái gì?)

Tiếng Việt lớp 2 trang 65, 66, 67, 68, 69, 70, 71 Bài 8: Em yêu thầy cô – Cánh diều (ảnh 7)

b. Vần uôn hay uông?

Đầu đuôi v□ vắn như nhau,

Thân chia nhiều đốt rất mau, rất đều,

Tính tình chân thực đáng yêu

M□’ biết dài ngắn, mọi điều có em.

(Là cái gì?)

Tiếng Việt lớp 2 trang 65, 66, 67, 68, 69, 70, 71 Bài 8: Em yêu thầy cô – Cánh diều (ảnh 8)

Mau: gần nhau

Phương pháp giải:

- Em đọc kĩ rồi điền chữ hoặc vần phù hợp vào chỗ trống.

- Đọc kĩ các gợi ý, quan sát tranh rồi giải đố.

Lời giải:

a. Chữ r, d hay gi?

Thân hình vuông vức

Dẻo như kẹo dừa

Giấy, vở rất ưa

Có em là sạch.

=> Đáp án là: Cục tẩy

b. Vần uôn hay uông?

Đầu đuôi vuông vắn như nhau,

Thân chia nhiều đốt rất mau, rất đều,

Tính tình chân thực đáng yêu

Muốn biết dài ngắn, mọi điều có em.

=> Đáp án là: cái thước

Tiếng Việt lớp 2 trang 68 Câu 3: Chọn tiếng trong ngoặc đơn phù hợp với ô trống:

a. (rao, dao, giao)

con □

□ việc

tiếng □

□ lưu

b. (buồn, buồng)

□ chuối

□ bã

vui □

□ cau

Phương pháp giải:

Em đọc kĩ để chọn tiếng cho phù hợp.

Lời giải:

a. (rao, dao, giao)

con dao

giao việc

tiếng rao

giao lưu

b. (buồn, buồng)

buồng chuối

buồn bã

vui buồn

buồng cau

Tiếng Việt lớp 2 trang 68 Câu 4: Tập viết

a. Chữ viết hoa G

Tiếng Việt lớp 2 trang 65, 66, 67, 68, 69, 70, 71 Bài 8: Em yêu thầy cô – Cánh diều (ảnh 9)

b. Viết ứng dụng: Giữ gìn vệ sinh thật tốt

Lời giải:

- Cấu tạo: gồm nét cong trái và nét khuyết dưới.

- Cách viết:

+ Bước 1: Đặt bút trên ĐK dọc 2, dưới ĐK ngang 4 (phía trên), viết một nét cong trái nhỏ (lưng chạm ĐK dọc 1), lượn vòng lên chạm ĐK dọc 3 viết liền mạch nét cong trái lớn, dừng bút tại giao điểm của ĐK ngang 2 (phía trên) và ĐK dọc 3 (chỗ bắt đầu viết nét cong trái lớn phải ngang bằng với điểm đặt bút).

+ Bước 2: Không nhấc bút, viết tiếp nét khuyết dưới và dừng bút trước ĐK dọc 4, dưới ĐK ngang 2 (phía trên).

Tiếng Việt lớp 2 trang 69, 70 Những cây sen đá

Đọc

Những cây sen đá

Tiếng Việt lớp 2 trang 65, 66, 67, 68, 69, 70, 71 Bài 8: Em yêu thầy cô – Cánh diều (ảnh 10)

1. Một hôm, thầy Huy mang đến lớp một chậu sen đá. Thầy bảo:

- Cây này có rất nhiều cây con. Mỗi tuần, thầy sẽ tặng một cây cho em nào đạt kết quả học tập cao nhất trong tuần. Các em cố gång nhé!

2. Thế là cả lớp đều háo hức. Ai cũng cố gắng học để được nhận phần thưởng của thầy. Cuối năm học, cả lớp đều được tặng cây. Ngay cả Việt, một bạn học khá chậm cũng rất cố gắng và cuối cùng cũng nhận được phần thưởng. Em mong chậu cây nhỏ xíu về nhà và rất tự hào.

3. Một thời gian sau, cây sen đá của Việt lớn lên, sinh ra rất nhiều cây con. Việt tách chúng ra, trồng vào nhiều chậu khác rồi treo lên.

Ai đến chơi cũng trầm trồ về những chậu cây xinh đẹp ấy.

Bố Việt nói:

- Khi cháu đem chậu cây về, vợ chồng tôi đã mừng rơi nước mắt. Thầy giáo của cháu đã làm thay đổi cháu.

Theo THÁI HIỂN

- Háo hức: rất vui và mong muốn điều tốt đẹp đến ngay.

- Trầm trồ: nói lời khen ngợi với vẻ ngạc nhiên, thán phục.

Đọc hiểu

Tiếng Việt lớp 2 trang 69 Câu 1: Thầy giáo mang chậu sen đá đến lớp để làm gì?

Phương pháp giải:

Em đọc kĩ đoạn văn thứ nhất, chú ý lời nói của thầy giáo.

Lời giải:

Thầy giáo mang chậu sen đá đến lớp để tặng cho bạn học sinh có kết quả học tập tốt nhất trong tuần.

Tiếng Việt lớp 2 trang 69 Câu 2: Các bạn học sinh làm gì để được thầy giáo tặng cây?

Phương pháp giải:

Em đọc kĩ phần đầu của đoạn văn thứ 2.

Lời giải:

Các bạn học sinh đã cố gắng học tập để được thầy giáo tặng cây.

Tiếng Việt lớp 2 trang 70 Câu 3: Việt cảm thấy thế nào khi được nhận chậu sen đá?

Phương pháp giải:

Em đọc phần cuối đoạn văn thứ 2.

Lời giải:

Việt cảm thấy rất tự hào khi nhận được chậu sen đá của thầy.

Tiếng Việt lớp 2 trang 70 Câu 4: Mỗi lần có ai khen những chậu sen đá, bố của Việt nói gì?

Phương pháp giải:

Em đọc kĩ đoạn văn thứ 3, chú ý lời thầy giáo nói ở cuối câu chuyện.

Lời giải:

Mỗi lần có ai khen những chậu sen đá, bố của Việt đã nói: Khi cháu đem chậu cây về, vợ chồng tôi đã mừng rơi nước mắt. Thầy giáo của cháu đã làm thay đổi cháu.

Luyện tập

Tiếng Việt lớp 2 trang 70 Câu 1: Tìm trong bài một câu nêu yêu cầu, đề nghị.

Phương pháp giải:

Em chú ý những câu nêu yêu cầu, đề nghị có dấu chấm than cuối câu.

Lời giải:

Tìm câu nêu yêu cầu, đề nghị trong bài: Các em cố gắng nhé!

Tiếng Việt lớp 2 trang 70 Câu 2: Em thích cách nói nào dưới đây hơn? Vì sao?

a) Các em phải cố gắng!

b) Các em cố gắng nhé!

Phương pháp giải:

Em đọc kĩ các câu, chú ý các từ “phải” và “nhé” khiến ngữ khí của câu thay đổi như thế nào?

Lời giải:

Em thích các nói ở câu b: Các em cố gắng nhé!

Bởi vì câu này có chứa từ “nhé” khiến cho lời thầy nói trở nên nhẹ nhàng, trìu mến và có sự cổ vũ, động viên hơn. Còn câu a có chứa từ “phải” mang tính chất bắt buộc, yêu cầu phải thực hiện, khiến người nghe thấy áp lực hơn.

Tiếng Việt lớp 2 trang 70 Những cây sen đá

Tiếng Việt lớp 2 trang 70 Câu 1: Cùng bạn kể nối tiếp từng đoạn của câu chuyện Những cây sen đá.

a) Đoạn 1: - Thầy giáo mang gì đến lớp?

                 - Thầy giáo nói gì?

b) Đoạn 2: - Cả lớp học tập cố gắng như thế nào?

                - Kết quả học tập cuối năm của lớp như thế nào?

c) Đoạn 3: - Chậu sen đá của Việt lớn lên như thế nào?

                - Mỗi khi có người khen những chậu cây, bố của Việt nói gì?

Phương pháp giải:

Em xem lại nội dung bài đọc, kể từng đoạn dựa vào những câu hỏi gợi ý.

Lời giải:

a) Đoạn 1:

Tiết học hôm ấy, thầy giáo đem đến lớp một chậu sen đá. Thầy vui vẻ nói với học sinh trong lớp rằng:

- Đây là cây sen đá, cây này có rất nhiều cây con. Mỗi tuần, thầy sẽ tặng một cây cho bạn nào có kết quả học tập cao nhất tuần. Các em cố lên nhé!

b) Đoạn 2:

Nghe lời thầy nói, cả lớp ai nấy đều rất háo hức. Các bạn thi đua học tập, ai cũng cố gắng để được nhận được phần thưởng của thầy. Cuối năm học, cả lớp đều được tặng cây. Ngay cả Việt – một học sinh học khá chậm cũng nhận được một cây sen đá. Đó là thảnh quả cho việc cố gắng hết sức của Việt. Chính vì vậy, đem chậy cây về nhà, Việt đã rất tự hào.

c) Đoạn 3:

Việt đã chăm sóc cho cây sen đá rất cẩn thận. Khi cây lớn, Việt đã tách chùng ra rồi trồng vào nhiều chậu khác nhau và treo lên. Ai đến chơi cũng phải trầm trồ về những chậu cây xinh đẹp. Bố Việt luôn tự hào nói với mọi người rằng:

- Khi cháu đen chậu cây về, vợ chồng tôi đã mừng rơi nước mắt. Thầy giáo của cháu đã làm thay đổi cháu.

Tiếng Việt lớp 2 trang 70 Câu 2: Tuần vừa qua, bạn Việt đạt kết quả học tập cao. Nếu em là tổ trưởng tổ của bạn Việt, em sẽ nói thế nào để đề nghị thầy giáo thưởng cây sen đá cho bạn?

Phương pháp giải:

Lời nói bao gồm 2 ý:

- Chia sẻ với thầy giáo về kết quả học tập của bạn Việt

- Đề xuất với thầy giáo việc tặng bạn Việt cây sen đá

Lời giải:

Nếu em là tổ trưởng tổ của bạn Việt, em sẽ nói với thầy giáo rằng:

Em thưa thầy, tuần vừa qua bạn Việt đã rất cố gắng và đạt kết quả học tập cao. Bạn ấy xứng đáng nhận được một chậu cây sen đá của thầy trong tuần này ạ. Em mong rằng món quà của thầy trong tuần này, sẽ dành cho bạn ấy ạ.

Tiếng Việt lớp 2 trang 70 Câu 3: Nói và đáp lời yêu cầu, đề nghị trong các tình huống sau:

a) Bạn hỏi mượn em chiếc bút chì màu.

b) Bạn ngồi bên cạnh nói chuyện trong giờ học. Em nhắc bạn giữ trật tự.

Phương pháp giải:

Em đọc kĩ các tình huống để nói và đáp lời yêu cầu, đề nghị cho phù hợp.

Lời giải:

a) Bạn hỏi mượn em chiếc bút chì màu.

- Bạn: Tớ quên mang bút chì màu rồi. Cậu cho tớ mượn bút chì màu của cậu một lát nhé!

- Tôi: Ừm, cậu cứ dùng đi.

b) Bạn ngồi bên cạnh nói chuyện trong giờ học, em nhắc bạn giữ trật tự.

- Tôi: Cậu ơi, cô đang giảng bài, cậu giữ trật tự chút nhé!

- Bạn: Ừm, xin lỗi cậu! Tớ sẽ không mất trật tự nữa.

Tiếng Việt lớp 2 trang 70 Viết về thầy cô

Tiếng Việt lớp 2 trang 70 Câu 1: Kể về cô giáo (hoặc thầy giáo) của em.

Tiếng Việt lớp 2 trang 65, 66, 67, 68, 69, 70, 71 Bài 8: Em yêu thầy cô – Cánh diều (ảnh 11)

Gợi ý:

- Cô giáo (thầy giáo) của em tên là gì?

- Cô (thầy) dạy em ở lớp mấy?

- Em thích nhất điều gì ở cô (thầy)?

Phương pháp giải:

Em dựa vào gợi ý để kể về cô giáo (hoặc thầy giáo) của em.

Lời giải:

- Cô giáo của em tên là Thu Thủy

- Cô dạy em năm lớp 1 và lớp 2.

- Điều mà em thích nhất ở cô là cô rất xinh và hiền dịu.

Tiếng Việt lớp 2 trang 70 Câu 2: Viết 4 – 5 câu về những điều em vừa kể. Đặt tên cho đoạn văn của em.

Phương pháp giải:

Em dựa vào bài tập 1 để hoàn thành bài tập 2.

Lời giải:

Người mẹ thứ hai của em

      Cô giáo mà em yêu quý là cô Thu Thủy. Cô là giáo viên chủ nhiệm của chúng em từ năm lớp 1. Cô rất trẻ và xinh đẹp. Tính cách cô rất hiền lành và dịu dàng. Cô dạy chúng em rất nhiều bài học lí thú. Em mong sẽ được học cô thật lâu.

Tiếng Việt lớp 2 trang 71 Thầy cô của em

Tiếng Việt lớp 2 trang 71 Câu 1: Nhân ngày Nhà giáo Việt Nam 20 – 11, hãy viết lời chúc mừng và bày tỏ lòng biết ơn cô giáo (thầy giáo) đã dạy dỗ em. Trình bày đoạn văn em viết trên tấm thiếp em tự làm (hoặc tranh cô giáo, thầy giáo em tự vẽ).

Tiếng Việt lớp 2 trang 65, 66, 67, 68, 69, 70, 71 Bài 8: Em yêu thầy cô – Cánh diều (ảnh 12)

Phương pháp giải:

Em dựa vào mẫu trên tấm thiếp đã cho để tự làm tấm thiếp tặng thầy cô.

Lời giải:

Chúc mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20 – 11

Cô Thủy thân yêu,

Kính tặng cô nhân ngày 20 – 11! Em chúc cô luôn xinh đẹp, mạnh khỏe! Em rất biết ơn cô vì đã luôn chỉ bảo và dạy chúng em nhiều điều hay lẽ phải. Em xin hứa với cô sẽ chăm ngoan hơn nữa!

Tiếng Việt lớp 2 trang 71 Câu 2: Giới thiệu, bình chọn sản phẩm yêu thích. Tặng cô (thầy) sản phẩm của em

Lời giải:

Em tự thực hành.

Tiếng Việt lớp 2 trang 71 Em đã biết những gì, làm được những gì

Đề bài

Sau Bài 7 và Bài 8, em đã biết thêm những gì, đã làm thêm được những gì? Hãy tự đánh giá theo bảng dưới đây:

 

Tiếng Việt lớp 2 trang 65, 66, 67, 68, 69, 70, 71 Bài 8: Em yêu thầy cô – Cánh diều (ảnh 13)

Lời giải:

Em tự thực hành.

Đánh giá

0

0 đánh giá