SBT Sinh học 10 Chân trời sáng tạo trang 64

287

Lời giải bài tập Sinh học 10 Ôn tập chương 4 trang 64 trong Sinh học 10 sách Chân trời sáng tạo hay, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời câu hỏi Sinh học 10 Ôn tập chương 4 từ đó học tốt môn Sinh học 10.

Giải bài tập Sinh học 10 Ôn tập chương 4 trang 64

Bài 1 trang 64 sách bài tập Sinh học 10: Sự kiểm soát chu kì tế bào bằng hệ thống phân tử trong tế bào chất đã được chứng minh thông qua thí nghiệm của Potu Rao và Robert Johnson được thực hiện vào năm 1970 (Hình 1).

Sự kiểm soát chu kì tế bào bằng hệ thống phân tử trong tế bào chất

- Thí nghiệm 1: Lấy tế bào đang ở pha S cho dung hợp với tế bào đang ở pha G1.

- Thí nghiệm 2: Lấy tế bào đang ở pha M cho dung hợp với tế bào đang ở pha G1.

a) Hãy mô tả kết quả thí nghiệm và giải thích.

b) Một nhà khoa học đem dung hợp một tế bào ở pha G2 với một tế bào đang ở pha M với mong muốn tế bào ở pha M ngừng nguyên phân. Theo em, mong muốn của nhà khoa học đó có đạt được không? Giải thích.

Lời giải:

a)

- Kết quả:

+ Thí nghiệm 1: Tế bào ở pha G1 lập tức bước vào pha S để tiến hành nhân đôi DNA.

+ Thí nghiệm 2: Tế bào ở pha G1 lập tức bắt đầu hình thành thoi phân bào, tiến vào pha M, co xoắn nhiễm sắc thể dù nhiễm sắc thể chưa nhân đôi.

- Giải thích:

+ Ở thí nghiệm 1, trong tế bào chất của tế bào đang ở pha S đã có tín hiệu vượt qua được điểm kiểm soát G1 nên đã kích hoạt tế bào đang ở pha G1 đi vào pha S.

+ Ở thí nghiệm 2, trong tế bào chất của tế bào đang ở pha M đã có tín hiệu vượt qua được điểm kiểm soát G2/M nên đã kích hoạt tế bào đang ở pha G1 đi vào pha M dù nhiễm sắc thể chưa nhân đôi.

b) Mong muốn không thực hiện được. Vì: trong tế bào chất của tế bào đang ở pha M đã có tín hiệu vượt qua được điểm kiểm soát G2/M nên đã kích hoạt tế bào đang ở pha G2 đi vào pha M.

Bài 2 trang 64 sách bài tập Sinh học 10: Một tế bào sinh dục ở loài ruồi giấm có bộ nhiễm sắc thể 2n = 8, tiến hành nguyên phân hai lần, các tế bào con được tạo ra tiếp tục đi vào quá trình giảm phân. Một trong số các giao tử tạo ra được thụ tinh để tạo hợp tử. Sơ đồ nào sau đây biểu thị sự thay đổi về số lượng nhiễm sắc thể trong tế bào nói trên?

Một tế bào sinh dục ở loài ruồi giấm có bộ nhiễm sắc thể 2n = 8

Lời giải:

Đáp án đúng là: C

Sơ đồ C biểu thị sự thay đổi về số lượng nhiễm sắc thể trong tế bào nói trên:

- Giai đoạn a và b là giai đoạn nguyên phân do số lượng nhiễm sắc thể trong tế bào không thay đổi (2n = 8).

- Giai đoạn c là giai đoạn giảm phân do số lượng nhiễm sắc thể trong tế bào giảm đi một nửa (n = 4).

- Giai đoạn d là giai đoạn thụ tinh do số lượng nhiễm sắc thể trong tế bào được phục hồi (2n = 8).

Xem thêm lời giải bài tập Sinh học 10 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

Bài tập trang 65 sách bài tập Sinh học 10

 

 

Từ khóa :
Giải bài tập
Đánh giá

0

0 đánh giá