SBT Sinh học 10 trang 36 Kết nối tri thức

380

Với Giải SBT Sinh học 10 trang 36 trong Chương 3: Trao đổi chất qua màng và truyền tin tế bào Sách bài tập Sinh học 10 Kết nối tri thức hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập trong SBT Sinh học 10 trang 36.

Giải SBT Sinh học 10 trang 36

SBT Sinh học 10 Câu hỏi 13 trang 36: Một tế bào giả định bên trong chứa chất A với nồng độ [0,03M], chất B [0,02M] được đặt trong một bình dung dịch có chứa chất A [0,01M], B [0,01M], C [0,01M] và chất D[0,01M]. Hãy cho biết các phân tử nước, phân tử chất A, B, C và D ra, vào tế bào theo chiều hướng nào nếu chất A không thể khuếch tán qua màng tế bào, còn chất B, C và D có thể khuếch tán qua màng.

Phương pháp giải:

Nắm được quá trình trao đổi chất qua màng tế bào.

Lời giải chi tiết:

Chất A vận chuyển từ bên trong ra bên ngoài tế bào theo hình thức vận chuyển chủ động.. Chất B vận chuyển từ trong tế bào ra ngoài màng tế bào. Chất C, D vận chuyển từ bên ngoài vào bên trong tế bào. 

SBT Sinh học 10 Câu hỏi 14 trang 36: Nhiều loại protein vận chuyển trên màng tế bào không chỉ vận chuyển từng chất riêng rẽ mà có thể vận chuyển hai chất cùng lúc. Người ta gọi quá trình này là đồng vận chuyển. Tế bào thực vật có kênh protein đồng vận chuyển H+ cùng với đường sucrose vào trong tế bào theo cách khi H+ khuếch tán qua kênh xuôi chiều gradient điện hóa (từ bên ngoài tế bào có nồng độ H+ cao hơn vào bên trong tế bào nơi có nồng độ H+ thấp hơn). Để duy trì được nồng độ H+ ở bên ngoài tế bào cao hơn so với bên trong tế bào (chênh lệch gradient điện hóa), tế bào cần sử dụng bơm proton để bơm H+ ra ngoài tế bào. Theo em, kiểu đồng vận chuyển như vậy thuộc loại vận chuyển nào? Giải thích.

Phương pháp giải:

Hiểu được cơ chế đồng vận chuyển để giải thích

Lời giải chi tiết:

Kiểu đồng vận chuyển trên thuộc kiểu vận chuyển chủ động. Vì kiểu vận chuyển này có thể duy trì được nồng độ H+ ở bên ngoài tế bào cao hơn so với bên trong tế bào (chênh lệch gradient điện hóa), tế bào cần sử dụng bơm proton để bơm H+ ra ngoài tế bào. Đây là kiểu vận chuyển ngược chiều gradien nồng độ và cần tiêu tốn năng lượng.

SBT Sinh học 10 Câu hỏi 15 trang 36: Glucose được vận chuyển vào trong tế bào mỡ nhờ protein vận chuyển có tên là GLUT4. Trong một nghiên cứu về tốc độ vận chuyển glucose qua màng tế bào mỡ, người ta thấy trung bình một tế bào có thể vận chuyển với tốc độ tối đa khoảng 1 x 10^8 phân tử/giây khi tế bào được tiếp xúc với insulin thì tốc độ vận chuyển tối đa glucose vào trong tế bào chỉ khoảng 1 x 10^7 phân tử/giây. Hãy giải thích insulin làm tăng tốc độ vận chuyển glucose vào trong tế bào bằng cách nào.

Phương pháp giải:

Nắm được cơ chế vận chuyển glucozo

Lời giải chi tiết:

Insulin làm tăng tốc độ vận chuyển glucose vào trong tế bào bằng cách kích thích sự hấp thụ glucose,  làm giảm nồng độ glucose trong máu. Điều này là có thể bởi vì insulin gây ra việc đưa chất vận chuyển nhờ protein vận chuyển có tên là GLUT4 vào màng tế bào của các mô cơ và mỡ cho phép glucose đi vào tế bào.

SBT Sinh học 10 Câu hỏi 16 trang 36: Tế bào gan động vật là nơi chứa nhiều glucose. Khi nồng độ glucose trong tế bào gan cao hơn so với nồng độ glucose trong dịch mô thì làm thế nào tế bào có thể lấy thêm được glucose vào trong tế bào?

Phương pháp giải:

Điều hòa nồng độ glucose trong tế bào.

Lời giải chi tiết:

Nếu nồng độ glucose tăng cao hơn so với nồng độ glucose trong dịch mô, gan sẽ dự trữ dưới dạng glycogen. Hoạt động này được điều hòa bởi Insulin. Insulin là một loại hormone từ các tế bào đảo tụy ở tuyến tụy tiết ra. Chúng có tác dụng chuyển hóa các chất carbohydrate trong cơ thể. Insulin còn có tác dụng đến việc chuyển hóa các mô mỡ và gan thành loại năng lượng ATP để cung cấp cho hoạt động của cơ thể.

SBT Sinh học 10 Câu hỏi 17 trang 36: Vẽ đồ thị thể hiện mối quan hệ giữa sự gia tăng nồng độ chất tan bên ngoài tế bào với tốc độ vận chuyển chất tan vào trong tế bào qua màng kép phospholipid và qua kênh protein

Phương pháp giải:

- Sự vận chuyển thụ động các chất qua màng sinh chất có thể được thực hiện bằng hai con đường:

+ Các chất có kích thước nhỏ, không phân cực (không tan trong nước), tan trong lipid được khuếch tán trực tiếp qua lớp phospholipid kép.

+ Các chất có kích thước lớn, phân cực, tan trong nước được vận chuyển nhờ các kênh protein xuyên màng.

Nước được thẩm thấu qua màng nhờ kênh protein đặc biệt gọi là aquaporin.

Lời giải chi tiết:

Tốc độ vận chuyển của con đường kênh protein tăng nhanh hơn so với khuếch tán trực tiếp ở giai đoạn đầu, nhưng sẽ bị giới hạn và đạt đến mức ổn định, còn khuếch tán trực tiếp tăng chậm hơn nhưng không bị giới hạn. Tốc độ vận chuyển các chất qua kênh protein tăng đến một giá trị nhất định rồi sau đó giữ ở mức ổn định do số lượng kênh protein trên màng là có giới hạn.

SBT Sinh học 10 Câu hỏi 18 trang 36: Trao đổi khí O2 và CO2 ở các màng tế bào niêm mạc phổi của người chỉ đơn giản bằng sự khuếch tán qua màng. Nếu như sự khuếch tán qua kênh protein hiệu quả hơn so với khuếch tán qua lớp phospholipid thì tại sao các tế bào niêm mạc phổi lại không sử dụng kiểu vận chuyển này? Giải thích

Phương pháp giải:

.Trao đổi khí ở phổi gồm sự khuếch tán của 02 từ không khí ở phế nang vào máu và của C02 từ máu vào không khí phế nang qua sự khuếch tán qua màng.

Lời giải chi tiết:

Sự khuếch tán qua kênh protein hiệu quả hơn so với khuếch tán qua lớp phospholipid mà các tế bào niêm mạc phổi lại không sử dụng kiểu vận chuyển này bởi sự khuếch tán qua kênh protein cần đến sự giúp đỡ của protein mang. Protein mang giúp một phân tử hay ion đi qua màng bởi liên kết hóa học với chúng. Nên quá trình khuếch tán qua kênh protein sẽ phức tạp hơn nhiều. 

SBT Sinh học 10 Câu hỏi 19 trang 36: Tại sao tế bào hồng cầu của người không có dạng hình cầu mà lại có dạng hình đĩa lõm hai mặt?

Phương pháp giải:

Nắm được cấu tạo tế bào hồng cầu và chức năng của hồng cầu

Lời giải chi tiết:

Tế bào hồng cầu của người không có dạng hình cầu mà lại có dạng hình đĩa lõm hai mặt bởi chức năng của hồng cầu là vận chuyển khí O2 và CO2 ra vào cơ thể.  Với hình dạng hình đĩa 2 mặt lõm, hồng cầu có điều kiện rất thuận lợi để tăng khả năng khuếch tán oxy, tăng diện tích của bề mặt tiếp xúc từ đó đặc biệt giúp dễ dàng vận chuyển oxy đi khắp nơi trên cơ thể.

SBT Sinh học 10 Câu hỏi 20 trang 36: Một loại phân tử tín hiệu thuộc loại tan trong nước. Hãy cho biết thụ thể tiếp nhận tín hiệu này ở đâu trong tế bào nhận tín hiệu. Giải thích.

Lời giải chi tiết:

Thụ thể tiếp nhận tín hiệu nằm trong tế bào chất

Giải thích:

Bên ngoài tế bào chất là màng ngoại chất (plasmalemma), chính nhờ màng này mà chất tế bào có thể chứa đến 90% nước vẫn không tan trong nước. Màng ngoại chất được cấu tạo bằng lipoprotein cứng rắn, khi màng này bị bể thì tế bào chất chảy ra nhưng tế bào chất sẽ tạo ngay một màng mới.

Xem thêm lời giải sách bài tập Sinh học 10 Kết nối tri thức với cuộc sống hay, chi tiết khác:

SBT Sinh học 10 trang 33

SBT Sinh học 10 trang 34

SBT Sinh học 10 trang 35

SBT Sinh học 10 trang 37

Đánh giá

0

0 đánh giá