SBT Sinh học 10 Chân trời sáng tạo trang 90

182

Lời giải bài tập Sinh học 10 Bài 29: Virus trang 90 trong Sinh học 10 sách Chân trời sáng tạo hay, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời câu hỏi Sinh học 10 Bài 29 từ đó học tốt môn Sinh học 10.

Giải bài tập Sinh học 10 Bài 29: Virus trang 90

Bài 29.5 trang 90 sách bài tập Sinh học 10: Vì sao virus có vỏ ngoài có thể xâm nhập vào tế bào vật chủ bằng cách dung hợp màng?

A. Vì vỏ ngoài của virus có cấu tạo tương tự như màng tế bào (gồm lớp kép phospholipid và protein).

B. Vì vỏ ngoài của virus và màng tế bào có cấu tạo hoàn toàn giống nhau.

C. Vì vỏ ngoài của virus có chứa các protein đặc hiệu có khả năng xúc tác phản ứng dung hợp màng.

D. Vì vỏ ngoài của virus có khả năng tiết enzyme làm tan màng tế bào vật chủ.

Lời giải:

Đáp án đúng là: A

Vì vỏ ngoài của virus có cấu tạo tương tự như màng tế bào (gồm lớp kép phospholipid và protein) nên virus có vỏ ngoài có thể xâm nhập vào tế bào vật chủ bằng cách dung hợp màng.

Bài 29.6 trang 90 sách bài tập Sinh học 10: Phát biểu nào sau đây là không đúng khi nói về sự phóng thích của virus có vỏ ngoài ra khỏi tế bào vật chủ?

A. Tổng hợp các đoạn màng có gắn glycoprotein và hợp với màng sinh chất.

B. Tổ hợp vỏ capsid, hệ gene đi ra ngoài theo kiểu xuất bào.

C. Tiết enzyme làm tan màng tế bào và chui ra ngoài.

D. Kéo theo màng sinh chất của tế bào chủ và tạo thành vỏ ngoài của virus.

Lời giải:

Đáp án đúng là: C

- Đối với virus có vỏ ngoài, sự phóng thích được tổng hợp bằng cách: tổng hợp các đoạn màng có gắn glycoprotein và hợp với màng sinh chất; tổ hợp vỏ capsid, hệ gene đi ra ngoài theo kiểu xuất bào; kéo theo màng sinh chất của tế bào chủ và tạo thành vỏ ngoài của virus.

- “Tiết enzyme lysozyme phá hủy màng tế bào và giải 

Bài 29.7 trang 90 sách bài tập Sinh học 10: Sau khi nhân lên trong tế bào limpho T, HIV được phóng thích ra ngoài bằng cách nào?

A. Tổng hợp các đoạn màng có gắn glycoprotein và hợp với màng sinh chất.

B. Tổ hợp vỏ capsid, hệ gene đi ra ngoài theo kiểu xuất bào.

C. Tiết enzyme làm tan màng tế bào và chui ra ngoài.

D. Kéo theo màng sinh chất của tế bào chủ và tạo thành vỏ ngoài của virus.

Lời giải:

Đáp án đúng là: A

Virus HIV là virus có vỏ ngoài, có phương thức phóng thích là tổng hợp các đoạn màng có gắn glycoprotein và hợp với màng sinh chất.

Bài 29.8 trang 90 sách bài tập Sinh học 10: Phát biểu nào sau đây là không đúng khi nói về sự khác nhau giữa chu trình tan và chu trình tiềm tan?

A. Chu trình tan có sự nhân lên tạo ra vô số virus mới còn chu trình tiềm tan không tạo ra các virus mới.

B. Chu trình tan cho phép hệ gene của virus tồn tại và nhân lên trong tế bào vật chủ, còn chu trình tiềm tan thì hệ gene không có khả năng nhân lên trong tế bào vật chủ.

C. Chu trình tan kết thúc bằng việc virus gây chết tế bào vật chủ, còn chu trình tiềm tan hệ gene của virus sống chung và không phá vỡ tế bào vật chủ.

D. Chu trình tiềm tan có thể tạo ra quần thể tế bào bị nhiễm virus, còn chu trình tan làm chết tế bào vật chủ.

Lời giải:

Đáp án đúng là: B

 - Chu trình tan là chu trình nhân lên của virus kết thúc bằng sự làm tan và giết chết tế bào vật chủ, virus nhân lên theo chu trình này gọi là virus độc.

- Chu trình tiềm tan là chu trình nhân lên cho phép hệ gene của virus có thể cài xen vào hệ gene của tế bào vật chủ để tái bản, chúng không tạo thành virus mới và không phá vỡ tế bào chủ.

Xem thêm lời giải bài tập Sinh học 10 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

Bài tập trang 89 sách bài tập Sinh học 10

Bài tập trang 91 sách bài tập Sinh học 10

 

Từ khóa :
Giải bài tập
Đánh giá

0

0 đánh giá