Hoá học 10 Chân trời sáng tạo trang 91 Bài 14: Tính biến thiên enthalpy của phản ứng hóa học

437

Với giải Câu hỏi trang 91 SGK Hoá học10 Chân trời sáng tạo trong Bài 14: Tính biến thiên enthalpy của phản ứng hóa học giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Hoá học 10. Mời các bạn đón xem: 

Hoá học 10 Chân trời sáng tạo trang 91 Bài 14: Tính biến thiên enthalpy của phản ứng hóa học

Vận dụng trang 91 Hóa học 10: Tính biến thiên enthalpy của phản ứng phân hủy trinitroglycerin (C3H5O3(NO2)3), theo phương trình sau (biết nhiệt tạo thành của nitroglycerin là -370,15 kJ/mol):

4C3H5O3(NO2)3(s) → 6N2(g) + 12CO2(g) + 10H2O(g) + O2(g)

Hãy giải thích vì sao trinitroglycerin được ứng dụng làm thành phần thuốc súng không khói.

Lời giải:

4C3H5O3(NO2)3(s) → 6N2(g) + 12CO2(g) + 10H2O(g) + O2(g)

 rH298o = 6. fH298o(N2) + 12. ∆ fH298o(CO2) + 10. ∆ fH298o(H2O) +  fH298o(O2) – 4. ∆ fH298o(C3H5O3(NO2)3)

 rH298o = 6.0 + 12.(-393,50) + 10.(-241,82) + 0 – 4.(-370,15) = -5659,6 kJ < 0

 Phản ứng tỏa lượng nhiệt rất lớn và có khả năng sát thương cao.

 Trinitroglycerin được ứng dụng làm thành phần thuốc súng không khói.

Câu hỏi 4 trang 91 Hóa học 10: Giá trị biến thiên enthalpy của phản ứng có liên quan tới hệ số các chất trong phương trình nhiệt hóa học không? Giá trị enthalpy tạo thành thường được đo ở điều kiện nào?

Lời giải:

Giá trị biến thiên enthalpy của phản ứng có liên quan tới hệ số các chất trong phương trình nhiệt hóa học.

Khi tính giá trị biến thiên enthalpy của phản ứng thì cần nhân hệ số tỉ lượng với enthalpy tạo thành của các chất tương ứng.

Giá trị enthalpy tạo thành thường được đo ở điều kiện chuẩn: Áp suất 1 bar (đối với chất khí), nồng độ 1 mol/L (đối với chất tan trong dung dịch) và thường chọn nhiệt độ 25oC (hay 298K)

Luyện tập trang 91 Hóa học 10: Dựa vào giá trị enthalpy tạo thành ở Bảng 13.1, hãy tính giá trị  rH298o của các phản ứng sau:

CS2(l) + 3O2(gt°CO2(g) + 2SO2(g) (1)

4NH3(g) + 3O2(g) t° 2N2(g) + 6H2O(g) (2)

 (ảnh 1)

Lời giải:

CS2(l) + 3O2(gt° CO2(g) + 2SO2(g) (1)

 rH298o(1) = 1. fH298o(CO2) + 2. fH298o(SO2) - 1. fH298o(CS2) – 3. fH298o(O2)

 rH298o(1) = -393,50 + 2.(-296,80) – 1.87,90 – 3.0 = -1075 kJ

4NH3(g) + 3O2(gt° 2N2(g) + 6H2O(g) (2)

 rH298o(2) = 2. fH298o(N2) + 6. fH298o(H2O) - 4. fH298o(NH3) – 3. fH298o(O2)

 rH298o(2) = 2.0 + 6.(-241,82) – 4.(-45,9) – 3.0 = -1267,32 kJ

Đánh giá

0

0 đánh giá