Hoá học 10 Chân trời sáng tạo trang 93 Bài 14: Tính biến thiên enthalpy của phản ứng hóa học

681

Với giải Câu hỏi trang 93 SGK Hoá học10 Chân trời sáng tạo trong Bài 14: Tính biến thiên enthalpy của phản ứng hóa học giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Hoá học 10. Mời các bạn đón xem: 

Hoá học 10 Chân trời sáng tạo trang 93 Bài 14: Tính biến thiên enthalpy của phản ứng hóa học

Bài 3 trang 93 Hóa học 10: Dựa vào enthalpy tạo thành ở Bảng 13.1, tính biến thiên enthalpy chuẩn của phản ứng nhiệt nhôm:

2Al(s) + Fe2O3(st° 2Fe(s) + Al2O3(s)

Từ kết quả tính được ở trên, hãy rút ra ý nghĩa của dấu và giá trị ∆ rH298o đối với phản ứng.

 (ảnh 1)

Lời giải:

2Al(s) + Fe2O3(st° 2Fe(s) + Al2O3(s)

 rH298o = 2.∆ fH298o(Fe) + ∆ fH298o(Al2O3) – 2. ∆ fH298o(Al) - ∆ fH298o(Fe2O3)

 rH298o = 2.0 + (-1676,00) – 2.0 – (-825,5)

 rH298o = -850,5 kJ < 0

 Phản ứng nhiệt nhôm sinh ra một lượng nhiệt rất lớn.

Bài 4 trang 93 Hóa học 10Cho phương trình nhiệt hóa học sau:

SO2(g) + 12O2(gt°,V2O5 SO3(g) ∆ rH298o = -98,5 kJ

a) Tính lượng nhiệt giải phóng ra khi chuyển 74,6 g SO2 thành SO3.

b) Giá trị ∆ rH298o của phản ứng: SO3(g) → SO2(g) + 12O2(g) là bao nhiêu?

Lời giải:

a) 74,6 g SOtương ứng với 74,664 mol SO2

Đốt cháy hoàn toàn 1 mol SO2(g) sinh ra 98,5 kJ nhiệt lượng

 Đốt cháy hoàn toàn 74,664 mol SO2(g) sinh ra 98,5. 74,664 = 114,81 kJ nhiệt lượng

b) Lượng nhiệt giải phóng ra khi chuyển 1 mol SO2 thành 1 mol SO3 là 98,5 kJ

 Lượng nhiệt cần cung cấp để phân hủy 1 mol SOcũng là 98,5 kJ

Bài 5 trang 93 Hóa học 10: Khí hydrogen cháy trong không khí tạo thành nước theo phương trình hóa học sau:

2H2(g) + O2(g) → 2H2O(g) ∆ rH298o = -483,64 kJ

a) Nước hay hỗn hợp của oxygen và hydrogen có năng lượng lớn hơn? Giải thích.

b) Vẽ sơ đồ biến thiên năng lượng của phản ứng giữa hydrogen và oxygen.

Lời giải:

a) ∆ rH298o = Σ∆ fH298o(sp) - Σ ∆ fH298o(cđ) < 0

 Σ∆ fH298o(sp) < Σ ∆ fH298o(cđ)

Vậy hỗn hợp của oxygen và hydrogen có năng lượng lớn hơn nước.

b) Sơ đồ biến thiên năng lượng của phản ứng giữa hydrogen và oxygen.

Khí hydrogen cháy trong không khí tạo thành nước theo phương trình hóa học sau

Bài 6 trang 93 Hóa học 10Xét quá trình đốt cháy khí propane C3H8(g): C3H8(g) + 5O2(gt° 3CO2(g) + 4H2O(g)

Tính biến thiên enthalpy chuẩn của phản ứng dựa vào nhiệt tạo thành của hợp chất (Bảng 13.1) và dựa vào năng lượng liên kết (Bảng 14.1). So sánh hai giá trị đó và rút ra kết luận.

 (ảnh 1)

 (ảnh 2)

Lời giải:

C3H8(g) + 5O2(gt° 3CO2(g) + 4H2O(g)

Tính theo nhiệt tạo thành của hợp chất:

 rH298o = 3.∆ fH298o(CO2) + 4. ∆ fH298o(H2O) - ∆ fH298o(C3H8) – 5.∆ fH298o(O2)

 rH298o = 3.(-393,50) + 4.(-241,82) – (-105,00) - 5.0

 rH298o = -2042,78 kJ

Tính theo năng lượng liên kết:

 rH298o = Eb(C3H8) + 5.Eb(O2) – 3Eb(CO2) – 4Eb(H2O)

 rH298o = 2.Eb(C-C) + 8.Eb(C-H) + 5.Eb(O=O) -3.2.Eb(C=O) - 4.2.Eb(O-H)

 rH298o = 2.347 + 8.413 + 5.498 – 3.2.745 – 4.2.467

 rH298o = -1718 kJ

Hai giá trị tính được gần bằng nhau.

Đánh giá

0

0 đánh giá