Hoá học 10 Kết nối tri thức trang 97 Bài 19: Tốc độ phản ứng

504

Với giải Câu hỏi trang 97 SGK Hoá học10 Kết nối tri thức Bài 19: Tốc độ phản ứng giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Hoá học 10. Mời các bạn đón xem: 

Hoá học 10 Kết nối tri thức trang 97 Bài 19: Tốc độ phản ứng

Câu hỏi 4 trang 97 Hóa học 10: Nêu mối liên hệ giữa nồng độ và áp suất của khí trong hỗn hợp.

Lời giải:

Trong hỗn hợp khí, nồng độ mỗi khí tỉ lệ thuận với áp suất của nó. Khi nén hỗn hợp khí (giảm thể tích) thì nồng độ mỗi khí tăng lên và ngược lại.

666666666666666666 (ảnh 1)

Câu hỏi 5 trang 97 Hóa học 10: Áp suất ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng nào sau đây?

N2(g) + 3H2(g) to,xt 2NH3(g)                           (1)

CO2(g) + Ca(OH)2(aq) → CaCO3(s) + H2O (l)       (2)

SiO2(s) + CaO(s) → CaSiO3(s)                             (3)

BaCl2(aq) + H2SO4(aq) → BaSO4(s) + 2HCl(aq)   (4)

Lời giải:

(1) và (2): Tăng áp suất làm tăng tốc độ phản ứng.

(3) và (4): Thay đổi áp suất không làm ảnh hưởng đến tốc độ của phản ứng vì không có sự tham gia của chất khí.

Hoạt động trang 97 Hóa học 10: Nghiên cứu ảnh hưởng của nhiệt độ đến tốc độ phản ứng: Mg + 2H2O → Mg(OH)2 + H2

Chuẩn bị: Mg dạng phoi bào, dung dịch phenolphthalein, nước cất, 2 ống nghiệm, đèn cồn, kẹp gỗ.

Tiến hành:

- Cho vào mỗi ống nghiệm khoảng 3 mL nước cất.

- Nhỏ vào mỗi ống nghiệm 1 – 2 giọt phenolphthalein và cho vào mỗi ống 1 mẫu phoi bào Mg.

- Đun nóng 1 ống nghiệm.

Lưu ý: Làm sạch bề mặt Mg trước khi tiến hành thí nghiệm.

Quan sát và trả lời câu hỏi:

1. Sự thay đổi màu sắc trong ống nghiệm nào nhanh hơn?

2. Nhiệt độ ảnh hưởng như thế nào đến tốc độ phản ứng?

Lời giải:

1. Ống nghiệm được đun nóng, màu của dung dịch chuyển sang màu hồng nhanh hơn.

2. Khi tăng nhiệt độ, các hạt (phân tử, nguyên tử hoặc ion) sẽ chuyển động nhanh hơn, động năng cao hơn. Khi đó, số va chạm hiệu quả giữa các hạt tăng lên, dẫn đến tốc độ phản ứng tăng.

Đánh giá

0

0 đánh giá